Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 82)

4.1.1. Quan điểm

Phát triển kinh tế tập thể trong những năm tới phải kiên trì và toàn diện. Phải khơi dậy ý thức tự vƣơn lên của kinh tế tập thể cùng với sự đầu tƣ hỗ trợ hiệu quả của nhà nƣớc.

Khuyến khích phát triển đa dạng các hình thức kinh tế HTX trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trên mọi địa bàn với mọi trình độ phát triển trên cơ sở tôn trọng các giá trị và nguyên tắc cơ bản của HTX tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình và các tổ hợp tác làm nền tảng phát triển kinh tế tập thể, HTX.

Phát triển kinh tế tập thể phải phù hợp với tính chất của lực lƣợng sản xuất, xuất phát từ nhu cầu thực tế, mong muốn và nguyện vọng của ngƣời dân không chủ quan duy ý chí, với phƣơng châm tích cực nhƣng vững chắc.

Tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nƣớc, phát huy vai trò của Liên minh HTX, Mặt trận và các đoàn thể trong việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của thành viên, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên, phát triển cộng đồng.

4.1.2. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các các loại hình HTX nhằm góp phần vào tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Giang dần hợp lý hơn trong thời kỳ 2015- 2020.

Phát triển có chọn lọc về loại hình HTX và Liên hiệp HTX để tạo tiềm lực có thế và lực phát triển trong giai đoạn 2015 - 2020.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu cụ thể hàng năm đối với các loại hình kinh tế HT&HTX trong thời gian 2015 - 2020 là tạo thêm việc làm mới, tăng thu nhập cho thành viên và chú trọng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của HTX.

Trong hoạt động SXKD của HTX phấn đấu 70 - 80% số HTX có lãi, có hiệu quả và đảm bảo đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nƣớc, sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh trên thị trƣờng ở trong và ngoài tỉnh.

Để góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu chung của toàn tỉnh, khu vực HTX phấn đấu trong giai đoạn 2015 - 2020 đạt các mục tiêu sau:

- Đảm bảo mỗi xã trên địa bàn tỉnh tăng thêm ít nhất 01 HTX.

- Đến 2015 mỗi huyện, thị có từ 2-3 làng nghề; toàn tỉnh sẽ hình thành khoản 20-25 làng nghề để tạo tiền đề, bƣớc đột phá hình thành và phát triển một số tổ hợp tác & HTX mới. Phát triển mới các HTX theo hƣớng đa dạng, đa ngành nghề, thu hút nhiều xã viên và tạo thêm nhiều việc làm mới cho cả xã viên và ngƣời lao động địa phƣơng, góp phần tích cực trong xóa đói giảm nghèo đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh hình thành thêm 01 Liên hiệp HTX và đến 2020 hình thành từ 02-03 Liên hiệp HTX cùng lĩnh vực, cùng ngành nghề kinh doanh trực thuộc Liên minh HTX tỉnh Hà Giang nhằm tạo ra một mô hình liên kết kinh tế mới giữa các HTX với nhau thành Liên hiệp HTX tỉnh Hà Giang với 01-02 siêu thị mini tại TP.Hà Giang để trở thành HaGiang Coop trực thuộc Liên minh HTX tỉnh nhằm tạo ra một thế và lực mới cho toàn ngành HTX từ nay đến 2020.

Nếu mục tiêu trên đạt đƣợc thì đến 2020, ngành HTX sẽ đóng góp vào GDP khoảng chừng từ 12,5% - 13%/năm.

4.1.3. Định hƣớng phát triển

- Ƣu tiên hỗ trợ phát triển nhiều loại hình HTX ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tạo bƣớc đột phá phát triển thật vững chắc một số loại hình tổ hợp tác, HTX tại các vùng cửa khẩu biên giới giữa Hà Giang với Trung Quốc.

- Đối với những địa bàn mà đã có nhiều loại hình HTX thì cơ cấu lại, khích lệ họ mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất, tăng cƣờng liên doanh, liên kết cả chiều dọc lẫn chiều ngang, giữa kinh tế tập thể với các thành phần kinh tế khác để thúc đẩy phát triển sản xuất, mở rộng thị trƣờng và đẩy mạnh xuất khẩu một số sản phẩm hàng hóa có tiềm năng và lợi thế của Hà Giang.

- Từng HTX cần cấu trúc lại về mặt tổ chức và phƣơng thức hoạt động, đổi mới tƣ duy, cách nghĩ, cách làm nhằm nâng cao chất lƣợng từng loại sản phẩm hàng hóa,

tiết giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm nhằm tạo uy tín và tăng dần sức cạnh tranh đối với một số sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của các loại hình HTX.

- Tạo điều kiện để các HTX tham gia tích cực vào các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện để phụ nữ, thanh niên, ngƣời dân tham gia ngày càng nhiều vào HTX; bảo vệ môi trƣờng, xây dựng nông thôn mới; Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động đối với các loại hình kinh tế HT & HTX, các hộ nông dân, hộ xã viên; thúc đẩy các hoạt động sản xuất- kinh doanh, dịch vụ của các HTX đạt kết quả cao hơn.

- Mạnh dạn cho giải thể hoặc tái cấu trúc những HTX tồn tại chỉ là hình thức, hữu danh vô thực; Khuyến khích các HTX, xã viên phát huy nội lực, trên cơ sở huy động nguồn vốn góp cổ phần xây dựng HTX và nguồn vốn liên doanh, liên kết với các nguồn vốn khác để phát triển sản xuất.

- Nâng cao vai trò của các HTX trong việc phục vụ đời sống văn hóa xã hội của xã viên và cộng đồng dân cƣ nhƣ: Y tế, Giáo dục, thể thao, văn hóa... Gắn kinh tế của xã viên với sự phát triển của kinh tế hợp tác, gắn việc phát triển kinh tế hợp tác với việc đóng góp nghĩa vụ thuế với nhà nƣớc.

- Phát triển liên doanh giữa các HTX với nhau và giữa các HTX với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, với các chƣơng trình, dự án hỗ trợ của nhà nƣớc. Tiến tới hình thành các liên doanh nhằm năng cao năng lực cạnh tranh của HTX.

- Không phát triển mới các HTX nông nghiệp đơn thuần mà tập trung chuyển đổi sang hình thức dịch vụ nông nghiệp tổng hợp và chế biến(đa ngành nghề).

- Khuyến khích các HTX và xã viên phát huy nội lực, trên cơ sở nguồn vốn góp cổ phần để xây dựng HTX, đẩy mạnh huy động nguồn vốn dƣới nhiều hình thức nhu liên doanh, liên kết... để phát triển sản xuất - kinh doanh.

4.2 Dự báo về phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Hà Giang 4.2.1. Dự báo dân số và lao động đến 2020 4.2.1. Dự báo dân số và lao động đến 2020

Nếu thực hiện tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên còn 1,29% vào năm 2015 và 1,13% vào năm 2020 thì quy mô dân số của tỉnh đến năm 2015 là 782,2 nghìn ngƣời và năm 2020 là 839,7 nghìn ngƣời; Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 16,8% năm 2015 và 20% vào năm 2020 (bảng 4.1).

Bảng 4.1 Dự báo dân số và lao động tỉnh Hà Giang đến 2020 đơn vị: nghìn người 2006 2007 2009 2010 2015 2020 1. Dân số 684,7 696,1 727,0 737,8 782,2 839,7 - Tr.đó: dân số thành thị 75,0 78,4 91,8 105,8 131,4 167,9 - % dân số 11,0 11,3 12,6 14,3 16,8 20 2. Dân số trong tuổi l.đ 384 409 437 448 501 538

- % dân số 56 59 61 62 64 64

3. Số l.đ làm việc trong các ngành KTQD

315,5 320,4 345,7 354,7 401 431

- % so dân số trong tuổi l.đ

82,2 78,2 79,1 79,2 80 80

Nguồn: Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến 2020

Với quy mô dân số nhƣ trên, dự báo dân số trong độ tuổi lao động đến năm 2015 khoản 501 nghìn ngƣời và năm 2020 khoảng 538 nghìn ngƣời. Trong mƣời năm(2011 - 2020), dân số trong độ tuổi lao động của Hà Giang sẽ tăng thêm 90,3 nghìn ngƣời, bình quân mỗi năm tăng thêm 9,3 nghìn ngƣời. Năm 2015, số lao động cần bố trí việc làm trong các ngành kinh tế quốc dân khoảng 401 nghìn ngƣời chiếm khoảng 80% dân số trong tuổi lao động; Đến năm 2020 khoảng 431 nghìn ngƣời chiếm khoảng 80% dân số trong tuổi (bảng 4.1). Đây là lực lƣợng lao động dồi dào bổ sung cho các ngành kinh tế quốc dân, song cũng đặt ra vấn đề cần giải quyết việc làm cho lực lƣợng lao động tăng thêm này.

Trong giai đoạn 2011-2020, cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng lao động có sự chuyển đổi đƣợc dự báo nhƣ sau:

Bảng 4.2 Dự báo cơ cấu sử dụng lao động tỉnh Hà Giang đến 2020 ĐVT 2006 2009 2010 2015 2020

1. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế

1000 ng

315,5 341 354,7 400,5 430,7

- Nông- lâm- Thủy sản % 80,4 75,7 75,2 67 60 - Công nghiệp- xây dựng % 7,1 9,6 9,6 12 14 - Dịch vụ % 12,5 14,7 15,2 21 26

Nguồn:Niên giám thống kê Hà Giang và tính toán của tác giả

Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản/Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế giảm từ 80,4% năm 2006 xuống còn 75,2% năm 2010, đến 2015 còn 67% và năm 2020 còn khoảng 60%. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng/Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tăng từ 7,1% năm 2006 lên 9,6% năm 2020, dự báo đến năm 2015 tăng lên 12% và năm 2020 đạt tới 14%. Lao động trong các ngành dịch vụ/ Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế dự báo tăng lên khoảng 21% vào năm 2015 và dự báo tăng lên 26% vào năm 2020 (Bảng 4.2). Để góp phần vào việc tạo công ăn việc làm đối với những ngƣời trong độ tuổi lao động đến năm 2015 và 2020 cũng nhƣ dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của Hà Giang, khu vực kinh tế tập thể, trong đó nòng cốt là HTX cần đạt đƣợc tốc độ phát triển tƣơng ứng.

4.2.2. Dự báo về phát triển hợp tác xã

Dự báo tốc độ phát triển về số lượng các HTX giai đoạn 2012-2020

- Về mặt số lƣợng HTX, dự báo tốc độ tăng trƣởng đạt 5%/năm, đến năm 2015 số HTX trên địa bàn toàn tỉnh đạt khoảng 811 HTX, đến năm 2020 toàn tỉnh có khoảng 861 HTX.

- Về số xã viên, dự báo năm 2015 toàn tỉnh sẽ có khoảng 3.974 xã viên và đến 2020 sẽ có khoảng 8.093 lao động, bình quân đạt mỗi HTX có 9,4 lao động/01 HTX.

- Dự báo số tổ hợp tác thành lập mới trong giai đoạn 2012-2015 mỗi năm tăng thêm khoảng từ 80-100 tổ, số thành viên bình quân/tổ khoảng từ 9-10 thành viên/tổ.

Bảng 4.3 Dự báo phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang Giai đoạn 2012-2020 2010 2011 2012 2013 2015 2020 1. Tổng số HTX 624 699 740 771 811 861 Trong đó: - Số HTX thành lập mới 75 75 35 37 40 50

- Tổng số xã viên 3.769 4.018 4.001 3.986 3.974 4.047 - Số xã viên bình quân/HTX 6,04 5,74 5,45 5,17 4,9 4,5 - Số xã viên thu hút mới bình

quân/HTX 8 10 10 12 12 15 - Tổng số lao động thƣờng xuyên trong HTX 4.244 5.058 5.578 6.245 6.974 8.093 - Lao động thƣờng xuyên bình quân/HTX 6,8 7,2 7,6 8,1 8,6 9,4 2. Số tổ hợp tác thành lập mới 50 50 80 100 100 100 - Số thành viên bình quân/tổ 7 8 8 9 9 10 - Số thành viên thu hút mới 350 400 640 900 900 1.000

3. Số Liên hiệp HTX thành lập

mới LH 1 1 2 3 4

Tổng số lao động thƣờng xuyên

trong 01 Liên hiệp HTX Ngƣời 80 120 200 300

Nguồn: Tính toán của đề tài

Dự báo đến năm 2020 trên địa bàn toàn tỉnh sẽ có 4 Liên hiệp HTX, thu hút khoảng 300 lao động (bảng 4.3)

4.3. Các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển HTX giai đoạn 2015-2020 4.3.1. Phƣơng thức tổ chức sản xuất kinh doanh của HTX trong nền kinh tế thị 4.3.1. Phƣơng thức tổ chức sản xuất kinh doanh của HTX trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh

Trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt đòi hỏi mỗi HTX phải tự mình tái cấu trúc lại: về mặt tổ chức phải gọn nhẹ, nhanh nhậy, linh hoạt; về phƣơng thức tổ chức sản xuất - kinh doanh phải chấp nhận cạnh tranh với tổ chức thuộc các thành phần kinh té khác. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động từng HTX phải lựa chọn phƣơng án đầu tƣ thận trọng, tổ chức sản xuất - kinh doanh một cách bài bản để đạt hiệu quả nhất; phải tạo dựng thƣơng hiệu và tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu không chỉ của xã viên HTX, không khép kín trong nội bộ thành viên HTX mà còn để cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thị trƣờng trong và ngoài tỉnh, sản xuất- kinh doanh theo đơn đặt hàng của khách hàng và theo tín hiệu của thị trƣờng.

Về phƣơng thức, HTX có thể tổ chức mua chung đầu vào cho các thành viên hoặc tổ chức trực tiếp sản xuất đầu vào hoặc tiêu thu chung cho thành viên, hoặc sơ chế/chế biến trƣớc khi tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ do hộ thành viên sản xuất. Nói cách khác, HTX đƣợc tổ chức sản xuất-kinh doanh tƣơng tự nhƣ doanh nghiệp, nhưng có sự khác biệt cơ bản là thị trường phục vụ của HTX luôn xác định, đó chính là cộng đồng thành viên - người sở hữu của mình để không xa rời bản chất của HTX.

HTX phải coi vấn đề khai thác và phát triển thị trƣờng là sự sống còn, đẩy mạnh các hoạt động trao đổi, giao thƣơng hàng hóa là giải pháp để nâng cao doanh số và lợi nhuận, xúc tiến thƣơng mại và xây dựng thƣơng hiệu phải tạo sự đậm nét đối với ngƣời tiêu dùng đó mới là phƣơng thức kinh doanh hiện đại trong nền kinh tế cạnh tranh.

Phát triển thị trƣờng cả trong và ngoài tỉnh đặc biệt là phát triển trao đổi thƣơng mại giữa Hà Giang và Vân Nam Trung Quốc, phải nâng tầm hoạt động cửa khẩu Thanh Thủy, hiện nay khả năng khai thác cửa khẩu này rất hạn chế.

Để mở rộng thị trƣờng, thì giải pháp quan trọng hàng đầu đối với các loại hình HTX là biết cách phát huy kinh tế cửa khẩu. Muốn mở rộng khai thác thị trƣờng các cửa khẩu, các HTX cần năng động, đầu tƣ đổi mới tƣ duy sản xuất kinh doanh để tạo ra nhiều mặt hàng phong phú, độc đáo, có sức cạnh tranh so với hàng hóa của Trung Quốc. Các HTX phải đặc biệt quan tâm và nhanh chóng mở rộng khai thác thị trƣờng tại chợ biên giới và từng bƣớc chiếm lĩnh thị trƣờng bằng uy tín và chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ của chính mình.

Bên cạnh đầu tƣ vào sản xuất những hàng hóa để chiếm lĩnh thị trƣờng tại khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, các HTX rất cần thúc đẩy giao lƣu buôn bán hàng hóa với Vân Nam Trung Quốc thông qua các cặp cửa khẩu khác nhƣ: Lũng Làn - Pở Tú, Săm Pun - Điền Bồng, Phố Bảng - Đổng Cán,...

Phát triển giao lƣu kinh tế cửa khẩu với Châu Văn Sơn tỉnh Vân Nam Trung Quốc sẽ mở rộng đƣợc thị trƣờng, và từ đó sẽ hình thành một số mặt hàng xuất khẩu của một số huyện, thị của Hà Giang, trong đó hƣớng vào các sản phẩm nhƣ: chè, cam,

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)