Phân tích thực trạng phát triển các loại hình Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 52 - 75)

việc khắc phục những khó khăn và thách thức nêu trên, đòi hỏi phải có định hƣớng phát triển phù hợp và các giải pháp cụ thể để phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

3.2 Phân tích thực trạng phát triển các loại hình Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang Hà Giang

3.2.1 Những chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc và của tỉnh Hà Giang về phát triển HTX

3.2.1.1 Những chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc

Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định: "Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt", "kinh tế nhà nƣớc cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân". "Theo hƣớng đó, cần củng cố những tổ hợp tác và hợp tác xã hiện có, tiếp tục phát triển rộng rãi kinh tế hợp tác xã với hiều hình thức, quy mô, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực địa bàn có điều kiện. Kinh tế tập thể với hình thức phổ biến là các tổ hợp tác và hợp tác xã; trong lĩnh vực nông nghiệp, trƣớc hết tập trung làm các dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, từng bƣớc mở rộng ngành nghề, sản xuất, kinh doanh, tổng hợp; trong lĩnh vực phi nông nghiệp, vừa tổ chức sản xuất vừa kinh doanh dịch vụ. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế giữa các tổ hợp tác, hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là với doanh nghiệp nhà nƣớc. Khi hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, các liên hiệp hợp tác xã".

Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã đề ra quan điểm và mục tiêu phát triển khu vực kinh tế tập thể đó là:

1. Đƣa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém, phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế.

2. Xác lập môi trƣờng thể chế và tâm lý xã hội thuận tiện cho kinh tế tập thể phát triển

Sau Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, ngày 21 tháng 02 năm 2013 Bộ Chính trị có kết luận số 56-KL/TW Kết luận của Bộ chính trị "về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể".

"Các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các quan điểm, nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết Trung ƣơng 5 khoá IX; tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đƣa kinh tế tập thể thực sự là thành phần kinh tế quan trọng, góp phần cùng với kinh tế nhà nƣớc ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Phát triển kinh tế tập thể phải gắn với tái cơ cấu nền kinh tế đất nƣớc, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới và các chƣơng trình mục tiêu quốc gia khác.

Thống nhất và nâng cao nhận thức về bản chất, vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã:

- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên trong phát triển kinh tế tập thể:

- Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về kinh tế tập thể từ Trung ƣơng đến địa phƣơng:

- Tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Hợp tác xã năm 2012, hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể:

- Tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm của tổ chức liên minh hợp tác xã, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, hội, hiệp hội trong phát triển kinh tế tập thể”.

Luật Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã năm (số 23/2012/QH13) đã đƣợc Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2012 tại kỳ họp thứ 4 Khóa XIII đƣợc xây dựng trên cơ sở tiếp tục thể chế hóa sâu sắc chủ trƣơng của Đảng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gần 200 năm qua có tính tới điều kiện thực tiễn của nƣớc ta, và căn cứ vào xu hƣớng mới phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở nƣớc ta chuyển hƣớng mạnh sang cung ứng dịch vụ phục vụ thành viên.

Luật Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã năm 2012 nhằm mục tiêu khuyến khích và phát triển mạnh mẽ mô hình hợp tác xã, đồng thời định hƣớng phát triển các hợp tác xã hiện có hoạt động theo đúng bản chất hợp tác xã; đƣa khu vực hợp tác xã nói riêng và thành phần kinh tế tập thể nói chung trở thành lực lƣợng to lớn, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nƣớc ta; bảo đảm quyền và lợi ích của hàng chục triệu hộ nông dân, hàng chục triệu ngƣời tiêu dùng, hộ kinh doanh cá thể. Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định rõ: Có chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đặc biệt riêng của Nhà nƣớc đối với hợp tác xã phù hợp với điều kiện thực tế theo lĩnh vực, địa bàn, điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ (Hộp 3.1)

Hộp 3.1 Chính sách hỗ trợ và ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với HTX và Liên hiệp HTX

* Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hợp tác xã:

+ Đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực; + Xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng;

+ Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; + Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã;

+ Tạo điều kiện tham gia các chƣơng trình mục tiêu, chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội;

* Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với HTX, liên hiệp HTX :

+ Ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế;

+ Ƣu đãi lệ phí đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Đặc biệt trong Luật HTX 2012 quy định rõ có chính sách ƣu đãi đặc biệt đối với hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp. Theo đó, đối với hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp , lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp, ngoài việc đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ , ƣu đãi quy định chung cho các loại hình hợp tác xã còn đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ , ƣu đãi sau đây:

a) Đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng;

b) Giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động theo quy định của pháp luâ ̣t về đất đai;

c) Ƣu đãi về tín dụng;

d) Vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh; đ) Chế biến sản phẩm.

Cụ thể hóa Luật HTX 2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 193/2013/NĐ-CP, ngày 21 tháng 11 năm 2013 về Quy định chi tiết một số điều của Luật HTX 2012. Trong đó có những quy định cụ thể các chính sách đối với các Hợp tác xã đó là:

1. Chính sách đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực 2. Chính sách xúc tiến thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng 3. Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới

4. Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã

5. Chính sách tạo điều kiện tham gia các chƣơng trình mục tiêu, chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội

Ngoài việc đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ, ƣu đãi trên đối với hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên là những cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp còn đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ, ƣu đãi sau:

1. Hỗ trợ đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng

2. Chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

3. Chính sách ƣu đãi về tín dụng

4. Chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh 5. Chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm

6. Hỗ trợ tổ chức lại hoạt động hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách trên, Nghị định 193 cũng quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan UBND các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đối với các HTX.

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tƣớng Chính phủ Chƣơng trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã để thực hiện chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đƣợc quy định tại Nghị định.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, các bộ, ngành, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể huy động các nguồn khác ngoài Chƣơng trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã để tham gia thực hiện các nội dung của chƣơng trình và các nội dung đƣợc phân cấp theo thẩm quyền.

3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đƣợc thụ hƣởng các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ theo quy định trong Nghị định này thì không đƣợc hƣởng các ƣu đãi, hỗ trợ tƣơng tự đƣợc quy định tại các văn bản pháp luật khác trừ các ƣu đãi, hỗ trợ không đƣợc quy định tại Nghị định này [25].

3.2.1.2 Chủ trương, chính sách phát triển hợp tác xã của tỉnh Hà Giang

Ngày 21/10/2001 Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU "về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh

Hà Giang". Nghị quyết đã chỉ rõ những chủ trƣơng quan điểm phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã đó là:

Các cấp ủy Đảng phải nhận thức đầy đủ đƣờng lối, quan điểm của Đảng đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội IX về lĩnh vực kinh tế hợp tác và Hợp tác xã, tập trung xây dựng và phát triển HTX là xây dựng thành phần kinh tế chủ đạo của chủ nghĩa xã hội ở nông thôn, nhằm làm cho kinh tế tập thể cùng với kinh tế quốc doanh của nhà nƣớc trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ thành lập, chuyển đổi Hợp tác xã theo luật đảm bảo nguyên tắc dân chủ, tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, với hình thức đa dạng, phong phú, từ hình thức thấp đến cao phù hợp với thực tiễn dân trí, tự nhiên, kinh tế của từng vùng, từng nơi. Chuyển đổi, thành lập mới đi đôi với việc củng cố kiện toàn HTX đã có. HTX chỉ đảm nhiệm những việc, những khâu mà kinh tế hộ không thể tự lo đƣợc, mọi hoạt động của HTX phải đảm bảo quy chế dân chủ cơ sở, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, coi trọng hiệu quả kinh tế.

Các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở phải xác định việc thành lập chuyển đổi, duy trì hoạt động của HTX là nhiệm vụ chính trị của cấp ủy và đảng viên, phải giới thiệu những đảng viên có tài, có đức, có trách nhiệm, nhiệt tình tham gia sáng lập, tham gia quản lý các HTX ở địa bàn sinh hoạt.

Khuyến khích đảng viên, cán bộ công chức nhà nƣớc có gia đình ở nông thôn, gia đình trực tiếp sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp và ngƣời trong và ngoài tỉnh đƣợc góp cổ phần tham gia vào HTX trong tỉnh để góp phần thúc đẩy kinh tế HTX trong tỉnh phát triển

Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) của Tỉnh ủy Hà Giang năm 2013 đã đưa ra quan điểm và phương hướng phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang, cụ thể là :

- Phát triển kinh tế tập thể trong những năm tới phải kiên trì và toàn diện, đây là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, liên quan đến sự vận động, phát triển kinh tế đời sống của các hộ xã viên và ngƣời lao động, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi

có điều kiện kinh tế chậm phát triển. Phải khơi dậy ý thức tự vƣơn lên của kinh tế tập thể cùng với sự đầu tƣ hỗ trợ hiệu quả của nhà nƣớc.

- Khuyến khích phát triển đa dạng các hình thức kinh tế HTX trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trên mọi địa bàn với mọi trình độ phát triển trên cơ sở tôn trọng các giá trị và nguyên tắc cơ bản của HTX tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình và các tổ hợp tác làm nền tảng phát triển kinh tế tập thể, HTX.

- Phát triển kinh tế tập thể phải phù hợp với tính chất của lực lƣợng sản xuất, xuất phát từ nhu cầu thực tế, mong muốn và nguyện vọng của ngƣời dân không chủ quan duy ý chí, với phƣơng châm tích cực nhƣng vững chắc.

- Tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nƣớc, phát huy vai trò của Liên minh HTX, Mặt trận và các đoàn thể trong việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

- Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của thành viên, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên, phát triển cộng đồng.

Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND ngày 14/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang trong đó quy định chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã nông nghiệp đó là Ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí thành lập mới Hợp tác xã nông nghiệp với mức hỗ trợ 30 triệu đồng/HTX.

Phát triển HTX không những có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, mà còn có ý nghĩa quan trọng về xã hội. HTX là tổ chức kinh tế, đồng thời cũng là tổ chức xã hội của những ngƣời lao động, các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất nhỏ. Đây là lực lƣợng xã hội to lớn, đông đảo, nhƣng đồng thời họ phần lớn là những ngƣời khó khăn, những ngƣời nghèo, những ngƣời hạn chế về vốn, về kỹ thuật và về công nghệ, luôn bị chèn ép, thậm chí bị bóc lột và thƣờng ở thế yếu trong điều kiện của cơ chế thị trƣờng cạnh tranh gay gắt. Để khắc phục những khó khăn, thế yếu của mình, những ngƣời lao động, các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất nhỏ tự phải tập

hợp lại, liên kết với nhau để phát triển kinh tế, giải quyết những vấn đề đời sống, văn hoá, xã hội của mình, của cộng đồng và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội công bằng và bền vững. Do vậy, Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ đối với HTX. Những chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với HTX trƣớc hết nhằm mục tiêu thu hút ngày càng nhiều các lực lƣợng lao động, nhất là những hộ nông dân, những ngƣời thợ thủ công, các cơ sở sản xuất nhỏ tham gia xây dựng HTX; khuyến khích, hỗ trợ để HTX vƣơn lên, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh và giúp đỡ xã viên với

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 52 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)