Các nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 102 - 108)

4.3.4.1. Giải pháp về tuyên truyền

Trong thời gian tới, công tác tuyên truyền về kinh tế tập thể cần đƣợc đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức để tạo những điểm nhấn với ấn tƣợng sâu đậm để mọi ngƣời dân chú ý quan tâm hơn. Hình thức tuyên truyền cần tập trung vào việc giới thiệu kinh nghiệm làm ăn bài bản, những bài học đúc rút từ những mô hình HTX điển hình, tiên tiến, hoạt động có hiệu quả cao trong cơ chế thị trƣờng để tạo sự khích lệ thiết thực trong công tác xây dựng các mô hình HTX kiểu mới. Mục tiêu cần đạt tới của công tác tuyên truyền là làm thay đổi cơ bản nhận thức của các cấp lãnh đạo và nhân dân về những giá trị đích thực của HTX trong phát triển kinh tế - xã hội trong cơ

chế thị trƣờng có sự cạnh tranh khắc nghiệt; thông qua đó giúp cho họ có một cách nhìn nhận mới, không thể ỷ lại mãi vào sự bao cấp của Nhà nƣớc.

Để thực hiện mục tiêu trên, công tác tuyên truyền phải đa dạng về phƣơng thức ( đài phát thanh và truyền hình, các ấn phẩm tuyên truyền phải gửi trực tiếp đến các cơ sở đồng loạt từ tỉnh, thành phố, đến các xã, phƣờng, thị trấn và cộng đồng; thông qua các cơ sở đào tạo, các trƣờng, các hội nghị, hội thảo...); tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở chuẩn bị các chuyên đề có tính chất chuyên sâu, thiết thực, ngắn ngọn nhƣng hiệu quả, không chạy theo số lƣợng và hình thức.

Công tác tuyên truyền nên tập trung sâu vào 2 nội dung cơ bản: (1) tuyên truyền vận động phát triển HTX mới; (2) Tuyên truyền để nâng cao hiệu quả hoạt động đối với HTX.

4.3.4.2. Giải pháp hỗ trợ ứng dụng, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ

Liên minh HTX tỉnh cần phải xây dựng chỉ tiêu hỗ trợ từ 10-20 HTX/năm về đổi mới thiết bị máy móc, sử dụng công nghệ xanh trong sản xuất, chế biến để nâng cao chất lƣợng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thƣơng trƣờng.

Mỗi năm Liên minh HTX tỉnh cần xây dựng 1-2 dự án về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực chế biến nhằm tạo thêm mặt hàng mới có khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng cao, có hƣớng xuất khẩu. Xây dựng các dự án cho các HTX trong việc ứng dụng các kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ hiện có. Tùy theo năng lực cụ thể của HTX mà có thể ứng dụng hoàn thiện dây chuyền công nghệ hoặc ứng dụng từng khâu nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm hàng hóa, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa của các HTX. Cùng với ứng dụng khoa học - công nghệ, đồng thời xem xét những cơ sở sản xuất của HTX nhằm đản bảo gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, xây dựng hỗ trợ cho các HTX những dự án về bảo vệ môi trƣờng.

Hỗ trợ HTX xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống xã viên, chuẩn bị các hồ sơ dự án để tiếp cận với các cơ quan quản lý các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các chƣơng trình kinh tế - xã hội tạo nguồn lực cho các HTX.

Phối hợp xây dựng các dự án đào tạo nghề, hỗ trợ trang thiết bị máy móc cho các HTX theo chƣơng trình khuyến công quốc gia của Bộ công thƣơng và của tỉnh. Tƣ

vấn, giúp đỡ HTX xây dựng nhãn hiệu, thƣơng hiệu hàng hóa và tổ chức hoạt động xúc tiến thƣơng mại mở rộng thị trƣờng, quảng bá sản phẩm hàng hóa. Hàng năm tổ chức cho các HTX đƣợc tham gia các hội chợ của Trung ƣơng và địa phƣơng.

4.3.4.3 Giải pháp về vốn đầu tư dài hạn.

Trong một số lĩnh vực và một số HTX hàng năm cần một lƣợng vốn lớn để đầu tƣ dài hạn, đầu tƣ máy móc, thiết bị, mua sắm phƣơng tiện, điển hình là các HTX dịch vụ vận tải. Hoạt động của các HTX này không chỉ dựa trên cơ sở vốn góp của xã viên mà cần có các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc dƣới nhiều hình thức nhƣ: vay tín dụng, vay vốn từ các ngân hàng, hoặc từ các chƣơng trình dự án...

Để giải quyết đƣợc vấn đề tiếp cận các nguồn vốn đầu tƣ mang tầm dài hạn, rất cần Nhà nƣớc địa phƣơng quan tâm tạo cơ chế cho vay thông thoáng, bảo lãnh dƣới hình thức tín chấp, cho vay ƣu đãi. Trên cơ sở những quy định chung của chính phủ, rất cần sự vận dụng sáng tạo, sự chỉ đạo của UBND tỉnh đối với các tổ chức tín dụng và các ngân hàng trên địa bàn tỉnh có những đổi mới về điều kiện vay vốn đối với khu vực kinh tế tập thể, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, nhằm giúp các HTX tiếp cận đƣợc dễ dàng hơn nguồn vốn đầu tƣ dài hạn.

Vốn đầu tƣ dài hạn đƣợc giải quyết là điều kiện để các HTX đổi mới trang thiết bị, giảm chi phí nguyên liệu từ đó nâng cao đƣợc khả năng cạnh tranh, nắm giữ vững chắc thị trƣờng trong tỉnh, cũng nhƣ mở rộng khai thác thị trƣờng ngoài tỉnh và với thị trƣờng Vân Nam của Trung Quốc.

4.3.4.4 Về chính sách thuế & tín dụng

Hầu hết các HTX đều cho rằng thuế thu nhập doanh nghiệp hiện đang đƣợc áp dụng là quá cao so với mức doanh thu thực tế.

Để hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể, ngành thuế của tỉnh cần cụ thể hóa hơn nữa trong việc vận dụng để áp mức thuế theo từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của HTX, từng địa bàn cụ thể, thậm chí còn phải áp dụng cơ chế đặc thù đối với một số HTX của dân tộc ít ngƣời để điều chỉnh cho phù hợp. Mặt khác, để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, đòi hỏi các HTX phải tái cấu trúc mô hình sản xuất kinh doanh sao cho hiệu quả nhất trên cơ sở tiếp giảm chi phí để tăng lợi nhuận và doanh thu.

Về chính sách tài chính tín dụng, tỉnh nên tiếp tục kéo dài thời hạn với các HTX có khó khăn về vốn, nếu có nhu cầu vốn thì đƣợc ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% lãi xuất và

đƣợc vay ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang trong thời gian 3 năm với mức vay mỗi HTX không quá 100 triệu đồng.

4.3.4.5 Giải pháp về xây dựng thương hiệu

Để nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh, thì vấn đề cần quan tâm hàng đầu là phải có chính sách đầu tƣ về mặt xây dựng thƣơng hiệu cho các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, một số sản phẩm chế biến... của các HTX trên địa bàn Hà Giang. Luận văn đề xuất

"Hagiang Coop" là thƣơng hiệu chung cho các sản phẩm của hệ thống HTX tỉnh Hà Giang.

Trƣớc hết, tỉnh cần ƣu tiên đầu tƣ vào một số sản phẩm thuộc các lĩnh vực: - Chế biến lâm sản xuất khẩu: thảo quả. Ván sàn, mây tre đan, chổi chít...

- Trong lĩnh vực chế biến thực phẩm: rƣợu đặc sản, hoa quả đặc biệt là đặc sản cam Hà Giang...

- Trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng: chú trọng các sản phẩm từ đá. - Trong lĩnh vực chế biến lâm sản: chè San Tuyết, cam Hà Giang.

Một trong những vấn đề bức thiết là tỉnh cần sớm lập quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đến 2020 và tầm nhìn 2030 để tạo định hƣớng phát triển và có kế hoạch đầu tƣ, ƣu tiên đầu tƣ vào sản phẩm nào trƣớc, để tạo sự khác biệt.

Mở những lớp bồi dƣỡng về kiến thức thị trƣờng và kinh doanh thƣơng mại, bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ HTX về xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng, nhãn hiệu, mẫu mã, thƣơng hiệu sản phẩm theo quy định của nhà nƣớc, tổ chức những đợt tập huấn nghiên cứu tìm hiểu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Bên cạnh việc xây dựng thƣơng hiệu, các HTX cần đa dạng hóa trong hoạt động SXKD để thích nghi với cơ chế thị trƣờng.

4.3.4.6. Phát triển thật nhanh một số mô hình HTX kiểu mới

Trên địa bàn Hà Giang cần phát triển thật nhanh mô hình HTX chợ nhằm phát triển thêm xã viên là tiểu thƣơng trong các chợ, bảo đảm vệ sinh môi trƣờng an toàn vệ sinh thực phẩm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho xã viên và nộp ngân sách nhà nƣớc. Nhƣ vậy, việc thành lập HTX chợ vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa mang lại hiệu quả xã hội. Mô hình HTX chợ có thể áp dụng ngay trên địa bàn các huyện và ở thành phố Hà Giang. Để tạo điều kiện cho mô hình HTX chợ hình thành và phát triển

mạnh mẽ nhằm tạo sự đột phá, tỉnh nên cho phép đấu thầu từ 5 đến 10 năm để các HTX mạnh dạn xây dựng đầu tƣ các hạng mục công trình của chợ phục vụ tốt cho các tiểu thƣơng kinh doanh buôn bán.

4.3.4.7. Giải pháp tăng cường các mối liên kết và hợp tác

Các HTX của Hà Giang đang trong quá trình phát triển và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tất yếu sẽ phải đối đầu với cạnh trang và cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt. Trong bối cảnh đó các hộ sản xuất kinh doanh cá thể nhỏ lẻ, khó có thể một mình đứng vững trong cạnh tranh nếu không liên kết, hợp tác với nhau. Điều kiện mới đòi hỏi các mô hình HTX mới với nhiều mối liên kết, hợp tác theo chiều ngang lẫn chiều dọc theo hệ thống HTX. Xu hƣớng liên kết trong sản xuất, kinh doanh dƣới các hình thức kinh tế hợp tác là một xu hƣớng phát triển tất yếu, không những để tăng quy mô, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, phát triển sức sản xuất, mà quan trọng hơn là tăng đƣợc hiệu quả kinh tế, tạo ra năng lực cạnh tranh mới ở mức cao hơn.

Trong điều kiện dung lƣợng thị trƣờng của Hà Giang không lớn, quy mô của các HTX lại quá nhỏ, phân tán, manh mún, giải pháp hữu hiệu nhất là mở rộng liên kết với thị trƣờng ngoài tỉnh và thị trƣờng quốc tế. Chẳng hạn, liên kết hợp tác cung cấp các sản phẩm hàng hóa của tỉnh Hà Giang cho Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội (HAPRO). Hà Giang có các vùng nguyên liệu nổi tiếng nhƣ chè Shan tuyết với diện tích gần 19 nghìn ha, sản lƣợng đạt trên 43 nghìn tấn; ngoài ra, còn các sản phẩm đặc trƣng nhƣ thảo quả, gạo đặc sản, miến dong, đậu tƣơng, mật ong Bắc Hà, nguồn nguyên liệu để chế biến thực phẩm trên địa bàn khá phong phú. Những sản phẩm nổi tiếng đó thông qua hệ thống phân phối của Tổng công ty Thƣơng mại Hà Nội (HAPRO) chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả trên nhiều phƣơng diện. Không chỉ kích thích sản xuất phát triển mà còn tạo đƣợc vị thế trên thị trƣờng đối với sản phẩm hàng hóa của các HTX Hà Giang.

Mặt khác, cần phải tăng cƣờng liên kết giữa các HTX với nhau và giữa HTX với các doanh nghiệp, tổ chức khác theo hƣớng xây dựng những mối quan hệ kinh doanh ổn định, bền chặt là hết sức cần thiết đối với các loại hình HTX ở Hà Giang. Hình thức và nội dung liên kết, hợp tác phải đa dạng, phong phú nhƣ: ứng trƣớc vật tƣ, nguyên liệu cho sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, sản phẩm hàng hóa, tạo vùng nguyên liệu tập trung cung ứng cho các nhà máy, các cơ sở sản xuất của HTX,

liên kết ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, xử lý vấn đề môi trƣờng cho các cơ sở sản xuất, khai thác, trong thôn, bản có nghề, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ xã viên, thành viên HTX.

Ngày nay, xu hƣớng liên kết và hợp tác còn đƣợc biểu hiện trong việc sát nhập, hợp tác thành những HTX quy mô lớn để tăng cƣờng năng lực kinh doanh. Xu hƣớng liên kết này là có tính phổ biến và rất cần đƣợc thực hiện ở Hà Giang. Tuy nhiên, ở Hà Giang đòi hỏi phải có bộ máy lãnh đạo HTX đƣợc tổ chức hợp lý và có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao.

Hợp tác, liên doanh là một tất yếu nhằm huy động tối đa nội lực của từng thành viên trong cùng một hệ thống liên kết. Nhƣng thực tế này chƣa đƣợc phát huy trong hệ thống HTX ở Hà Giang. Các HTX hoạt động hoàn toàn mang tính độc lập, chƣa chủ động liên kết nhằm tƣơng trợ giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở lơi thế của mình. Thúc đẩy liên doanh, liên kết để có thể nhanh chóng phát huy sức mạnh chung của toàn hệ thống, HTX nhằm khai thác một cách triệt để về tiềm năng của tỉnh.

Trong xu thế phát triển cần có sự ra đời của một số mô hình Liên hiệp HTX nhằm phát huy sức mạnh chung, mang đƣợc tiếng nói chung của toàn bộ hệ thống HTX trong cùng một ngành, một lĩnh vực. Trong mối quan hệ này, Liên hiệp HTX đóng vai trò là ngƣời đại diện, là cầu nối giữa các thành viên và giữa kinh tế hộ với Nhà nƣớc. Một mặt, Liên hiệp HTX thực hiện việc tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, thực hiện triển khai các chƣơng trình dự án có liên quan đến kinh tế hộ. Mặt khác, Liên hiệp HTX thông qua các HTX tạo điều kiện phục vụ trực tiếp có hiệu quả đến hộ gia đình. Vì vậy, tùy điều kiện cụ thể cần phải thiết lập các mối quan hệ liên kết hợp tác giữa HTX và hộ gia đình trong một số ngành, lĩnh vực đã chín muồi.

Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của xã viên và ngƣời lao động về vai trò của Liên hiệp HTX. Mặt khác các HTX cần xây dựng các quỹ nhằm thắt chặt hơn nữa quyền lợi, cũng nhƣ trách nhiệm của xã viên đối với HTX và đối với cộng đồng... Cụ thể trong định hƣớng phát triển của mỗi HTX cần xây dựng các quỹ: Quỹ phát triển sản xuất (Quỹ tích lũy); Quỹ dự phòng rủi do; Quỹ phúc lợi; Quỹ thi đua khen thƣởng; Quỹ đào tạo; Phân phối theo vốn góp của xã viên; Phân phối theo công sức đóng góp của xã viên; Phân phối theo mức độ xã viên sử dụng dịch vụ của Liên hiệp HTX. Bởi tính ƣu việt do hiệu quả nhờ quy mô, chúng tôi kiến nghị trên địa

bàn Hà Giang giai đoạn từ 2012 - 2020 cần hình thành từ 3 - 4 Liên hiệp HTX trong các lĩnh vực khác nhau.

4.3.4.8 Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về kinh tế tập thể.

Hiện nay lực lƣợng cán bộ quản lý nhà nƣớc về kinh tế tập thể chƣa đƣợc tổ chức bồi dƣỡng và nâng cao năng lực quản lý chỉ đạo trong khu vực kinh tế tập thể. Chính vì vậy chƣa có sự phối hợp thƣờng xuyên chặt chẽ, triển khai phối hợp chƣa đồng bộ và đặc biệt là nhận thức về kinh tế tập thể cũng chƣa đƣợc đồng nhất. Vì vậy việc nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nƣớc về kinh tế tập thể là rất cần thiết. Về chỉ tiêu này trong kế hoạch hàng năm cũng nhƣ kế hoạch 5 năm Liên minh HTX cần phải xây dựng thành kế hoạch để trình lãnh đạo tỉnh và xin kinh phí đào tạo.

Đẩy mạnh vai trò quản lý nhà nƣớc về HTX, tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho HTX phát triển, tăng cƣờng các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ để các HTX hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phát triển các loại hình hợp tác xã ở tỉnh Hà Giang Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)