Nhận xét và đánh giá.

Một phần của tài liệu thực trạng chính sách tiền lương, tiền thưởng và các khoản trích theo lương (Trang 40 - 41)

III. CÁCH TÍNH LƯƠNG, TÍNH THƯỞNG VÀ QUY TRÌNH TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HOA HỒNG.

4.4.Nhận xét và đánh giá.

3. Quy trình trả lương.

4.4.Nhận xét và đánh giá.

Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nên chế độ tiền lương trong nền kinh tế này vừa mang tính chất thị trường, vừa mang tính chất định hướng XHCN. Nghĩa là chế độ tiền lương vừa chịu sự chi phối bởi thị trường lao động, vừa chịu sự chi phối bởi nguyên tắc phân phối theo lao động.

Điều này cho thấy, không nên cực đoan cho rằng, tiền lương chỉ là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động, hoặc ngược lai, tiền lương chỉ là kết quả của việc phân phối theo lao động. Bởi lẽ, trong điều kiện hiện nay, năng suất lao động xã hội rất thấp, sự cạnh tranh gay gắt, bộ máy quản lý cồng kềnh, các khoản khấu trừ quá lớn nên quỹ tiền lương sẽ thấp.

Trong điều kiện đó, nếu tiền lương chỉ là kết quả của phân phối theo lao động thì tiền lương sẽ thấp, thậm chí không đủ để duy trì cuộc sống cho bản thân người lao động… Nhưng, nếu tiền lương là giá cả của hàng hoá sức lao động, thì vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ doanh nghiệp luôn luôn muốn trả lương thấp. Thêm vào đó, do sức ép của cạnh tranh, của thất nghiệp, làm cho người công nhân phải chấp nhận lương thấp tới mức chỉ tạm đủ cho bản thân sống, miễn là có được việc làm.

Vì vậy, yêu cầu của cải cách chế độ tiền lương ở nước ta hiện nay là tiền lương phải bảo đảm cho người lao động duy trì được năng lực lao động, nuôi con cái và chi phí đào tạo cho bản thân người lao động ở điều kiện bình thường. Điều đó đòi hỏi, trong các doanh nghiệp nhà nước, việc trả lương vừa tuân theo cơ chế thị trường là thuận mua vừa bán sức lao động (tức phải được thoả thuận giữa người lao động với doanh nghiệp về mức lương), vừa đảm bảo tính chất XHCN là phân phối theo lao động, nhưng mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tiền lương công nhân cũng không được thấp hơn lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Như vậy, việc xác định

lương tối thiểu là vấn đề quan trọng và cần thiết không chỉ đối với các doanh nghiệp nhà nước mà cả cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.

Mức lương chưa đáp ứng được mức sống của người lao động, mức lương 1.000.000đ còn ít so với nhu cầu tiêu dùng hàng ngày cho người lao động. Về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu: không kịp thời, gánh nặng chi tiêu cho ngân sách nhà nước, chính sách tiền lương thiếu bền vững “chưa tăng lương đã tăng giá”, tiền lương hầu như không theo sự thỏa thuận.

Tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp: việc duy trì 3 mức lương tối thiểu giữa 3 loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) đã thể hiện sự phân biệt đối xử. Việc khống chế mức lương trong doanh nghiệp nhà nước, quy định về thang bảng lương cũng thể hiện sự bảo hộ của nhà nước.

Ngoài mức lương hàng tháng nhân viên nhận được, Công ty nên có những khoản thưởng khác để khuyến khích tinh thần hăng say lao động góp phần tăng hiệu quả kinh doanh cho Công ty.

Hệ thống tiền lương và tiền công nhất quán là một bộ phận then chốt của các thông lệ quản lý nguồn nhân lực công bằng và thống nhất. Khi có một hệ thống tiền lương và tiền công tốt, các nhân viên và những người quản lý được trả lương một cách công bằng cả theo tầm quan trọng của công việc họ tiến hành và trong mối tương quan với nhau. Các nhân viên có thể biết trước được thu nhập nếu như kết quả làm việc của họ thoả mãn nhu cầu và những người quản lý không phải phán đoán tiền lương hoặc không phải tính toán mức tăng lương cho mỗi lần nâng bậc.

Một phần của tài liệu thực trạng chính sách tiền lương, tiền thưởng và các khoản trích theo lương (Trang 40 - 41)