CÁC QUY ĐỊNH CHUNG 1 Quy định chung

Một phần của tài liệu thực trạng chính sách tiền lương, tiền thưởng và các khoản trích theo lương (Trang 28 - 30)

1. Quy định chung .

Quy chế ban hành nhằm mục đích làm cho toàn thể CBNV Công ty hiểu rõ việc thực hiện phân phối tiền lương của Công ty trên cơ sở công bằng và hợp lý.

Các chế độ khác không quy định trong quy chế này được thực hiện theo các Quy định Tài chính và Hành chính của Công ty.

2. Chế độ trả lương.

2.1. Hình thức trả lương.

Việc quan trọng trong công tác tổ chức lao động Tiền lương là lựa chọn hình thức trả lương cho phù hợp. Hình thức trả lương hợp lý góp phần thực hiện tốt phân phối lao động, là một trong những công cụ thực hiện công bằng trong phân phối, thúc đẩy năng suất người lao động, làm cho người lao động luôn phát huy hết khả năng của mình. Đồng thời, nó cũng là một công cụ để giữ chân được những nhân tài cho Doanh nghiệp của mình.

Nhân viên được trả tiền lương theo dạng lương tháng. Mỗi tháng trả 2 kỳ vào ngày đầu tháng và giữa tháng.

Tiền lương trả trong tháng được tính như sau:

 Tiền lương được tính trên tổng số ngày công trong tháng.  Lương 1 ngày = Tiền lương 1 tháng / 24 ngày.

 Lương 1 giờ = Tiền lương 1 ngày / 8 giờ.

Số tiền lương được trả 1 tháng = Mức lương * Tỷ lệ số ngày đi làm Trong đó:

Số ngày đi làm thực sự trong tháng

o Tỷ lệ số ngày đi làm =

Tổng số ngày công trong tháng

Ví dụ:

o Mức lương người lao động nhận được là: 1.500.000 đồng/tháng. o Số ngày làm việc theo quy định: 24 ngày/tháng.

o Số ngày làm việc thực trong tháng là: 22 ngày.

=> Số tiền lương được trả 1 tháng = 1.500.000 * 24 / 22 = 1.375.000 đồng.

2.2. Tiền lương ngoài giờ.

 Tiền lương 1 giờ làm thêm vào ngày làm việc bình thường:

Tiền lương giờ làm thêm ngày thường = Lương giờ * 1,5

Ví dụ:

Nếu như người lao động làm thêm giờ vào những ngày bình thường, ta phải tính tiền lương làm thêm giờ cho người lao động.

Chẳng hạn, mức lương tháng là 1.500.000 đồng, số ngày làm việc theo quy định là 24 ngày, thì tiền lương một ngày sẽ là:

=> Tiền lương một ngày = 1.500.000 / 24 = 62.500 đồng. Một ngày làm việc 8 giờ.

Tiền lương một giờ = 62.500 / 8 = 7.813 đồng.

Tiền lương giờ làm thêm ngày thường = 7.813 * 1,5 = 11.720 đồng.

Như vậy, số tiền lương cuối tháng thực lãnh sẽ bằng số tiền lương làm trong giờ cộng với số tiền lương làm ngoài giờ.

 Tiền lương 1 giờ làm thêm vào ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật:

Tiền lương giờ làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật = Lương giờ * 2,0

 Tiền lương 1 giờ làm thêm vào ngày nghỉ Lễ, Tết: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiền lương giờ làm thêm ngày nghỉ Lễ, Tết = Lương giờ * 3,0

Kết luận:

Cũng như việc tính tiền lương làm thêm giờ vào ngày làm việc bình thường thì tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật hay ngày nghỉ Lễ, tết thì ta cũng tính tiền lương một giờ rồi sau đó ta nhân với hệ số đã quy định như trên.

Cuối cùng, tiền lương thực lãnh của một người lao động sẽ bằng số tiền lương làm việc trong giờ cộng với số tiền lương ngoài giờ.

Người lao động dễ dàng tính toán lương của mình. Người lao động cũng thấy được trách nhiệm của mình đối với công việc được giao.

Với cách tính lương này chưa thúc đẩy năng suất lao động của người lao động. Các đối tượng làm theo giờ đặc biệt thì hệ số ngày công trong tháng được căn cứ vào hợp đồng lao động/ bảng chấm công (không theo 24 ngày như làm việc giờ hành chính).

Một phần của tài liệu thực trạng chính sách tiền lương, tiền thưởng và các khoản trích theo lương (Trang 28 - 30)