Sơ lược tình hình chế độ tiền lương ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu thực trạng chính sách tiền lương, tiền thưởng và các khoản trích theo lương (Trang 35 - 36)

III. CÁCH TÍNH LƯƠNG, TÍNH THƯỞNG VÀ QUY TRÌNH TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HOA HỒNG.

4.1.Sơ lược tình hình chế độ tiền lương ở Việt Nam hiện nay.

3. Quy trình trả lương.

4.1.Sơ lược tình hình chế độ tiền lương ở Việt Nam hiện nay.

Như tất cả mọi người đã biết, chính sách lương của cán bộ công chức nói riêng và nhân viên các cơ quan quản lý nhà nước của nước ta thật tệ, dẫn đến tình trạng các cơ quan quản lý nhà nước không thu hút nổi người tài, người có năng lực.

Người tài lần lượt đến và đi, và chủ yếu là ra nơi có cho họ thu nhập cao hơn đồng nghĩa với việc sức lao động của họ được coi trọng. Những người ở lại một là không có tài năng thật sự, hoặc là phải gia đình giàu có hậu thuẫn mới yên tâm công tác.

Trên thế giới hiện phổ biến ba hình thức lương tối thiểu: lương tối thiểu duy nhất chung cho cả nước, lương tối thiểu theo ngành nghề, và lương tối thiểu theo vùng. Việt Nam là trường hợp ngoại lệ, bởi các doanh nghiệp nhà nước đang áp dụng mức lương tối thiểu thấp hơn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Một đặc thù khác, lương tối thiểu ở Việt Nam có quá nhiều ràng buộc với hệ thống an sinh. Nếu như ở các nước, lương tối thiểu gắn với yếu tố lạm phát, thường được điều chỉnh kịp thời dựa trên những thay đổi về chỉ số giá sinh hoạt, thì ở Việt Nam, lương tối thiểu còn là cơ sở để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc… Chính vì lẽ đó, trong khi nhiều nước có thể điều chỉnh mức lương tối thiểu định kỳ hằng năm cho phù hợp với biến động của thị trường, thì Việt Nam không thể làm được điều này.

Dù đã qua nhiều lần cải cách, nhưng đến nay chính sách tiền lương vẫn còn nhiều bất cập. Ngoài vấn đề mức lương tối thiểu thấp và phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp, còn có vấn đề tiền lương vẫn mang nặng tính bình quân, chưa thực sự gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, chưa trở thành nguồn thu nhập chính của người lao động.

Theo ông Lê Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Lao động tiền lương (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, xu hướng thiếu lao động phần lớn tập trung ở các công ty may, da giày, nơi có chế độ lương thưởng khá thấp. Việt Nam không hề thiếu lao động, mà vấn đề nằm ở chỗ, lương công nhân trong các khu công nghiệp hiện thấp hơn so với mặt bằng tiền công chung của cả nước.

Theo khảo sát thì lương công nhân trung bình chỉ là 1,2-1,3 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, người ta đi làm ngoài một ngày cũng kiếm được 100.000 đồng", ông Thành nói và bày tỏ quan điểm rằng, đó là một trong những nguyên nhân khiến người lao động không mặn mà làm việc tại các khu công nghiệp.

Theo thứ trưởng Đông cho rằng, lương, thưởng chỉ là một vấn đề, khía cạnh quan trọng là phải tạo được môi trường sống tốt cho người lao động quanh các khu công nghiệp.

Có một nghịch lý ai cũng nhìn thấy rõ, dù lương hiện tại là không đủ sống song người ta vẫn chen chân, "xếp hàng" để vào biên chế viên chức, công chức. Ngay như ở cấp phường, làm cán bộ bàn giấy, trung bình lương tháng chỉ khoảng 1-2 triệu đồng, nhưng nếu không phải chỗ thân quen, không có những bức thư tay hoặc các cú điện thoại nhờ vả thì không dễ để... sắp xếp dù trong tay đầy đủ bằng cấp. Như vậy, ngoài lương chắc chắn còn những khoản "thu nhập" khác. Những khoản

"thu nhập" ngoài lương đó, nói như lời một học giả đó chính là nguyên nhân của tính không công khai và không minh bạch về thu nhập trong guồng máy vận hành của bộ máy hành chính. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng phiền hà, cửa quyền, tham nhũng, vấn nạn "bôi trơn", "đi đêm", cơ chế "xin - cho"...

Một phần của tài liệu thực trạng chính sách tiền lương, tiền thưởng và các khoản trích theo lương (Trang 35 - 36)