III. CÁCH TÍNH LƯƠNG, TÍNH THƯỞNG VÀ QUY TRÌNH TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HOA HỒNG.
3. Quy trình trả lương.
4.2. Thực trạng công tác tiền lương tại Công ty Cổ Phần Đầu Tư Hoa Hồng.
Hồng.
Tiền lương tối thiểu được xác định theo nhu cầu tối thiểu, khả năng nền kinh tế, tiền lương trên thị trường sức lao động, chỉ số giá sinh hoạt. Nó làm căn cứ để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương trong khu vực nhà nước, tính mức lương ghi trong hợp đồng lao động và thực hiện chế độ khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
Tiền lương chưa phản ánh đúng giá cả sức lao động, chưa thực sự gắn với mối quan hệ cung cầu lao động trên thị trường, tốc độ tăng tiền lương nhỏ hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Mức lương tối thiểu còn thấp chưa theo kịp với yêu cầu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động và sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách tiền lương chưa được đảm bảo cho người lao động, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức sống được bằng tiền lương ở mức trung bình khá trong xã hội; chưa khuyến khích và thu hút được người tài, người làm việc giỏi. Mức lương trung bình của công chức còn thấp so với mức thu nhập trung bình của lao động xã hội. Do vậy đã gây nên sự biến động, dịch chuyển lao động lớn và tỉ lệ lao động bỏ việc, nghỉ việc ngày một tăng.
Hệ thống tiền lương còn quá nhiều thang, bảng lương và khoảng cách giữa các bậc lương nhỏ, tiền lương danh nghĩa tăng nhưng tiền lương thực tế lại giảm sút.
Chế độ tiền lương chủ yếu vẫn dựa trên hệ thống phân phối theo việc, gắn cứng tiền lương với hệ số lương tối thiểu như nhau dù có trình độ khác nhau, nên không tạo được động lực làm việc hiệu quả. Đồng thời chưa có sự phân biệt giữa tiền lương tối thiểu của cán bộ công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước với tiền lương tối thiểu của lao động trong khu vực hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra những tác động cản trở, sự chênh lệch về thu nhập giữa các đơn vị có nguồn thu và không có nguồn thu. Các chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, an toàn... còn chưa được coi trọng.
Có sự chênh lệch khá lớn về mặt bằng tiền lương, thu nhập giữa các vùng, khu vực thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa lao động có kĩ thuật, có tay nghề với lao động phổ thông giữa các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm và các địa phương khác. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh; khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng giãn ra, nhất là giữa nông thôn và thành thị.
Trong các doanh nghiệp nhà nước, cơ chế phân phối tiền lương chưa thực sự theo nguyên tắc thị trường, còn mang nặng tính bình quân. Mức độ chênh lệch về tiền lương, thu nhập giữa các loại lao động không lớn, chưa khuyến khích người có trình độ chuyên môn cao vào khu vực nhà nước. Các doanh nghiệp ngoài nhà
nước có tình trạng ép mức tiền công của người lao động, không thực hiện đúng công tác bảo hiểm xã hội...
Với các doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc trả lương cho người lao động cơ bản là căn cứ vào năng lực cá nhân và công việc thực tế được giao.
Một số tồn tại:
Ngoài tiền lương hàng tháng, hầu như Công ty không có các khoản tiền thưởng trong tháng hay quý. Điều đó hầu như không khuyến khích nhân viên làm việc và phát huy được tính sáng tạo.
Việc trả lương theo thời gian tuy đơn giản, dễ tính, xác thực nhưng bên cạnh đó vẫn còn hạn chế là chưa gắn tiền lương với kết quả lao động của từng người. Do đó, không kích thích người lao động tận dụng thời gian lao động, nâng cao năng suất lao động.
Ngoài một số tồn tại còn bị ảnh hưởng bởi những tác động của thị trường như: sự trượt giá đồng tiền, sự thay đổi của nền kinh tế, các chính sách nhà nước…
Nhìn chung, tiền lương ở nước ta hiện nay, tuy đã được cải cách, hoàn thiện nhiều lần, nhưng vẫn còn những bất cập, những tồn tại như: mức lương thấp, không đủ để tái sản xuất giản đơn sức lao động, lương thực tế bị hạ thấp, thu nhập từ lương còn nhỏ bé so với tổng thu nhập, còn có sự chênh lệch bất hợp lý tiền lương giữa các loại lao động, các ngành, các đơn vị, các thang, bậc lương vẫn còn mang tính bình quân, tiền lương chưa trở thành đòn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động tích cực học tập, nâng cao trình độ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.