- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần Đại hội đồng cổ
2.2.3. Thực trạng tổ chức phân tích hiệu quả kinh doanh
Tại hầu hết các công ty, việc phân tích HĐKD nói chung hay phân tích HQKD nói riêng đều do bộ phận kế toán- tài chính tiến hành. Các công ty không tổ chức bộ phận riêng chuyên trách phân tích HĐKD. Phần lớn các công ty khi tiến hành lập các bản cáo bạch và báo cáo thường niên đều thuê các công ty chứng khoán tư vấn hoặc lập. Bởi vậy, các thông tin về phân tích HQKD trình bày trên các báo cáo này cũng do các công ty chứng khoán thực hiện.
Bảng 2.19: Kết quả khảo sát thực tế về tỷ trọng đối tượng thực hiện phân tích HQKD trong các CTCP niêm yết (%)
Đối tượng thực hiện Bản cáo bạch Báo cáo thường niên
1. CTCP niêm yết tự thực hiện 33 45
2. Thuê ngoài 67 55
Tổng 100 100
(Nguồn do tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát).
Việc phân tích HĐKD, cũng như phân tích HQKD tại các công ty không được tiến hành thường xuyên, định kỳ, mà chỉ thực hiện vào cuối năm. Các công ty thường không có báo cáo phân tích riêng, các nội dung phân tích HQKD chỉ được trình bày như một phần nhỏ trong bản cáo bạch hay báo cáo thường niên.
100
- Về nguồn số liệu phân tích:
Hầu hết các công ty đều lấy số liệu từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán để tính toán các chỉ tiêu phân tích, song cũng có công ty lây số liệu từ các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán. Tuy nhiên, vẫn có công ty sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính chưa kiểm toán và sau khi kiểm toán có ý kiến điều chỉnh một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính nhưng các chỉ tiêu phân tích vẫn sử dụng số liệu trước kiểm toán, nên số liệu phân tích không đáng tin cậy. Như trường hợp của công ty Cao su Đồng Phú (mã chứng khoán DPR). Các chỉ tiêu phân tích trình bày trên báo cáo thường niên năm 2009 được tính từ báo cáo tài chính chưa được kiểm toán, sau khi kiểm toán có một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của công ty phải điều chỉnh lại nhưng công ty không điều chỉnh các chỉ tiêu phân tích, do đó chỉ tiêu phân tích sẽ không chính xác.
Bảng 2.20: Kết quả khảo sát thực tế về tỷ trọng từng nguồn số liệu sử dụng để phân tích HQKD trong các CTCP niêm yết (%)
Chỉ tiêu Bản cáo
bạch Báo cáo thường niên
1. Báo cáo tài chính (đã kiểm toán) 95 98
2. Báo cáo tài chính (chưa kiểm toán) 05 02
Tổng 100 100
(Nguồn do tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát). - Về thời gian phân tích:
Kết quả khảo sat cho thấy:
- Về công bố thông tin HQKD:
Thông tin về HĐKD và đặc biệt là thông tin về HQKD của các công ty niêm yết hết sức quan trọng với nhà đầu tư. Những thông tin đó phải được cung cấp công khai cho người sử dụng qua nhiều hình thức khác nhau, đơn giản nhất là trên các
101
website của công ty, hay trên các báo cáo thường niên. Nhưng, trên thực tế không phải công ty nào cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc công bố thông tin cho nhà đầu tư. Có một thực trạng đang được nhiều người quan tâm hiện nay là thông tin mà các công ty niêm yết cung cấp về HĐKD và đặc biệt là thông tin về HQKD còn hạn chế, nghèo nàn và thiếu tính chuyên nghiệp.Theo UBCKNN, tính đến 31-3-2009 [38], trên sàn Hà Nội có 95,8% công ty niêm yết đã xây dựng website của mình. Song, phần lớn trong số này còn sơ sài và chưa cập nhật đầy đủ thông tin. Còn tại sàn TPHCM, có 176/177 công ty có website nhưng vẫn có tới 31 công ty chưa cập nhật đầy đủ thông tin và một số website không truy cập được. Một trong những phương tiện cung cấp thông tin hữu dụng về HQKD của công ty cho các nhà đầu tư là báo cáo thường niên. Nhưng thực tế hiện nay, chất lượng thông tin về HQKD mà các công ty cung cấp trên các báo cáo thường niên chưa cao. Trong cuộc thi Báo cáo thường niên do Sở GDCK TPHCM phối hợp với báo Đầu tư tổ chức từ năm 2007, nhiều công ty đã đã đạt được giải thưởng cao. Nhưng ngay cả những báo cáo thường niên được đánh giá cao, những thông tin về HQKD cũng chưa được cung cấp một cách cụ thể, minh bạch. Thậm chí có nhiều công ty xem việc cung cấp thông tin trong báo cáo thường niên như một cách quảng cáo, cho nên chủ trương “tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”.
Hoặc, các công ty chứng khoán cũng là một cầu nối giữa các công ty niêm yết với thị truờng, là một trong những kênh chuẩn hóa thông tin rất tốt trên thế giới, giúp công ty công bố thông tin tiết kiệm thời gian và chi phí. Thông qua tổ chức tài chính chuyên nghiệp - các công ty chứng khoán sẽ đưa ra báo cáo độc lập, thay mặt công ty niêm yết để truyền tải thông tin đến nhà đầu tư. Nhưng hiện nay, ngay chính các công ty chứng khoán cũng rất khó tiếp cận các thông tin của công ty niêm yết.
Một chuyên viên tài chính đã ví von “Báo cáo tài chính và câu chuyện công khai, minh bạch thông tin là một bài hát. Bài hát có thu phục được người nghe là giới đầu tư hay không, phải có nhạc hay, lời đẹp, giàu ý nghĩa và gợi mở tâm trạng vui buồn...Thông tin cũng vậy, những thông tin trung thực, nặng ký trong báo cáo thường niên không cứ nhất nhất phải là thông tin tích cực. Đã có những nhà đầu tư
102
quyết định mua cổ phiếu một công ty chỉ vì trong báo cáo thường niên, đơn vị ấy đã phân tích, giải thích thất bại của kinh doanh trong năm quá thuyết phục, phác họa những biện pháp khắc phục căn cơ để vượt qua bão tố”[9, tr 10]
Nhìn chung, việc phân tích HQKD đã được tiến hành tại các công ty niêm yết, nhưng thông tin về HQKD cung cấp cho người sử dụng còn sơ sài, chung chung, việc cung cấp thông tin cũng chưa thuận tiện nên chưa thực sự hữu ích cho người người sử dụng để đánh giá được thực chất hiệu quả HĐKD của công ty.