- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty Đại hội cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần Đại hội đồng cổ
2.2.2.2. Phân tích khả năng sinh lợ
Phân tích khả năng sinh lợi là nội dung quan trọng nhất trong phân tích HQKD. Bởi vậy, các công ty đều hết sức quan tâm đến nội dung phân tích này khi trình bày trên các bản cáo bạch và báo cáo thường niên. Theo kết quả khảo sát trên bản cáo bạch, 100% các công ty đều trình bày 3 chỉ tiêu: hệ số LN sau thuế/DTT, LN sau thuế/tổng tài sản (ROA) và LN sau thuế/VCSH (ROE), riêng chỉ tiêu LN từ HĐKD/DTT chỉ có 95% các công ty trình bày. Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát trên các báo cáo thường niên, các công ty cũng chủ yếu tập trung trình bày 3 chỉ tiêu chính là hệ số LN/DT, hệ số khả năng sinh lợi của tài sản (ROA) và hệ số khả năng sinh lợi của VCSH (ROE). Ngoài ra, một số các công ty còn trình bày thêm các chỉ tiêu: hệ số LN sau thuế/ vốn cổ phần, hệ số LN sau thuế/vốn điều lệ, hệ số LN HĐKD/DTT….
Kết quả khảo sát cũng cho thấy: Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi mà các công ty sử dụng không giống nhau, thiếu thống nhất cả về cách gọi, cách tính, số lượng chỉ tiêu, ... Hơn nữa, việc tính toán các chỉ tiêu này tại hầu hết công ty đều không chính xác. Chẳng hạn, về tên gọi, với chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản” nhưng có công ty gọi là “Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản” (VIC, KBC). Mặt khác, số lượng chỉ tiêu, tên gọi và nội dung phản ánh của các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi cũng khác nhau; chẳng hạn, CTCP Vincom (VIC) công bố 3 chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản” và “Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần” và “Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu”; CTCP Dược Hậu Giang (DHG) công bố 3 chỉ tiêu
93
( “Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần”, “Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản” và “Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu”;... Cá biệt có công ty công bố 5 chỉ tiêu như CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC): “Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản”, “Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu”, Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần”, Lợi nhuận trước thuế/Tổng doanh thu” và chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu” ...
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát thực tế về tỷ trọng công ty tiến hành phân tích khả năng sinh lợi (%)
Chỉ tiêu Bản cáo
bạch
Báo cáo thường niên
1. Hệ số lợi nhuận sau thuế/DTT 100 78
2. Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 100 76
3. Hệ số lợi nhuận từ hoạt động KD/DTT 95 08
4. Hệ số lợi nhuận sau thuế/VCSH 100 100
5. Hệ số lợi nhuận trước thuế/DTT 02 16
6. Hệ số lợi nhuận trước thuế/Tài sản 02 08
7. Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn cổ phần 17 08
8. Hệ số lợi nhuận ròng/Vốn đầu tư của CSH 00 00 9. Hệ số lợi nhuận từ hoạt động KD/Tổng tài sản 00 00
Tổng 100 94
(Nguồn do tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát).
Cũng giống như nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động, cách tính các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi tại các công ty cũng không có sự thống nhất. Khi tính các chỉ tiêu ROA và ROE, có công ty lấy giá trị của tử số là LN trước thuế, có công ty lấy LN trước thuế và lãi vay, có công ty lấy LN sau thuế, có công ty tính cả theo 2 cách như tại bản cáo bạch của CTCP Khu Công nghiệp Tân Tạo:
94
BẢNG 2.13: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của CTCP Khu Công nghiệp Tân Tạo
Tỷ suất sinh lợi ĐV tính Năm 2006 Năm 2005
Tỷ suất LN trên DT
Tỷ suất LN trước thuế trên DTT % 60,04 40,78
Tỷ suất LN sau thuế trên DTT % 49,59 32,68
Tỷ suất LN trên tổng tài sản
Tỷ suất LN trước thuế trên tổng tài sản % 13,17 11,01 Tỷ suất LN sau thuế trên tổng tài sản % 10,88 8,82
Tỷ suất LN sau thuế trên VCSH % 27,35 25,15
(Nguồn: Trích bản cáo bạch của CTCP Khu Công nghiệp Tân Tạo, Phòng Kế hoạch - Tài chính).
Về mẫu số của các chỉ tiêu có công ty lấy là giá trị hiện có cuối kỳ, có công ty lấy là giá trị BQ cả kỳ, có công ty tính cả theo 2 cách như trên bản cáo bạch của CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán KBC) đã trình bày:
BẢNG 2.14: Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc
Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi Năm 2005 Năm 2006
- Hệ số LN sau thuế/DTT 16,46% 28,58%
- Hệ số LN từ HĐKD/DTT 16,46% 25,58%
- Hệ số LN sau thuế/BQ VCSH 42% 20,80%
- Hệ số LN sau thuế/VCSH 32,18% 12,46%
- Hệ số LN sau thuế/ BQ tổng tài sản 6,73% 6,77%
- Hệ số LN sau thuế/Tổng tài sản 5,00% 5,18%
(Nguồn: Trích bản cáo bạch của CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc, Phòng Kế hoạch - Tài chính).
Hay như đối với chỉ tiêu hệ số LN/DT cũng có hàng chục chỉ tiêu khác nhau được đưa ra, có công ty lấy tử số là LN từ hoạt động sản xuất kinh doanh, có công
95
ty lấy là LN kinh doanh, có công ty lấy là LN sau thuế…và cũng như vậy mẫu số của chỉ tiêu là DTT từ HĐKD, DTT bán hàng….các chỉ tiêu đưa ra hết sức khác nhau.
Khi tính toán các chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lợi, đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của một kỳ kinh doanh, tử số của các chỉ tiêu là DTT hay LN của một kỳ thì mẫu số các chỉ tiêu phải là số liệu BQ cả kỳ. Song, rất nhiều các công ty khi tính các chỉ tiêu này lấy mẫu số là giá trị tại thời điểm cuối năm để tính, ngay cả tại các công ty mà báo cáo thường niên được đánh giá cao, có nhiều năm được bình chọn là xuất sắc như Công ty Dược Hậu Giang (DHG). Điều này dẫn đến sự thiếu chính xác của các chỉ tiêu và phản ánh sai lệch khả năng sinh lợi cũng như HQKD của các công ty. Có thể so sánh kết quả tính toán các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của tổng tài sản và VCSH theo 2 cách tính từ số liệu trên cáo cáo tài chính của CTCP Dược Hậu Giang năm 2009 như sau:
BẢNG 2.15: So sánh các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của Công ty Dược phẩm Hậu Giang theo 2 cách tính
Số liệu công ty đã báo cáo Số liệu tính toán lại
LN sau thuế/Tổng tài sản 23,50% LN sau thuế/Tổng tài sản BQ 27,80%
LN sau thuế/VCSH 35,34% LN sau thuế/VCSHBQ 42,28%
(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCTC tại công ty Dược Hậu Giang năm 2009)
Kết quả trên cho thấy, 2 cách tính cho 2 kết quả hết sức khác nhau, từ đó dẫn đến phản ánh không giống nhau về khả năng sinh lợi của công ty.
Khi tiến hành phân tích, rất ít các công ty trình bày được phần nhận định, đánh giá cũng như đưa ra các nhận xét về các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi của DN, chỉ có 5% các công ty có trình bày phần phân tích, bình luận cũng như giải thích về sự biến động của các chỉ tiêu. Thậm chí ngay tại những công ty đạt giải thưởng báo cáo thường niên tốt, nhưng trong phần phân tích khả năng sinh lợi cũng
96
rất sơ sài, hầu như cũng không đưa ra nhận định, đánh giá gì cụ thể như trong báo cáo thường niên của CTCP FPT năm 2008. Một số các công ty sau khi đưa ra các chỉ tiêu phân tích, cũng đã nêu được ý nghĩa của các chỉ tiêu, đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu và giải trình nguyên nhân. Nhưng, những bình luận, phân tích rất chung chung, chưa thực sự khách quan và thường có xu hướng biện minh cho DN, không có sự giải thích thấu đáo nguyên nhân tăng, giảm của chỉ tiêu. Như phần trình bày phân tích khả năng sinh lợi của CTCP Ô tô TMT trên bản cáo bạch.
BẢNG 2.16: Phân tích khả năng sinh lợi của CTCP Ô tô TMT Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 2007 2008 2009
- Hệ số LN sau thuế/DTT 7,57% 4,54% 4,15%
- Hệ số LN sau thuế/VCSH 75,13% 48,2% 22,57%
- Hệ số LN sau thuế/ tổng tài sản 9,66% 7,39% 6,65%
- Hệ số LN HĐKD/DTT 7,31% 4,45% 4,58%
(Nguồn: Trích bản cáo bạch của CTCP Ô tô TMT, Phòng Kế hoạch - Tài chính).
Nhìn vào số liệu các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời ở bảng trên thấy rằng tất cả các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời đều bị giảm đáng kể, nhưng công ty chỉ đưa ra một lời nhận xét rất chung chung và thiếu khách quan là “Khả năng sinh lời của công ty biến động không đáng kể riêng chỉ tiêu LN sau thuế/VCSH giảm qua các năm là do tăng vốn điều lệ”. Hay, như trên báo cáo thường niên năm 2009 của CTCP Dược phẩm Traphaco (mã chứng khoán TRA) khi phân tích khả năng sinh lợi của công ty chỉ trình bày hết sức đơn giản như sau:
BẢNG 2.17: Phân tích khả năng sinh lợi của CTCP Dược phẩm Traphaco trên báo cáo thường niên năm 2009
CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ
Khả năng sinh lợi
- Tỷ suất LN trên tổng tài sản (ROA) - Tỷ suất LN trên VCSH (ROE)
Năm 2008 12,07% 0.18 lần Năm 2009 13,34% 0,20 lần
97
(Nguồn: Trích Báo cáo thường niên năm 2009 của CTCP Dược phẩm Traphaco, Phòng Kế hoạch - Tài chính).
Với những nhận xét hết sức chung chung về HQKD của công ty như sau: “Những biện pháp nâng cao công tác quản trị được TRAPHACO áp dụng đã phát huy hiệu quả, thể hiện ở việc các chỉ số tài chính của công ty cải thiện rõ rệt, đi dần vào xu hướng tăng trưởng ổn định hơn so với những năm trước.”
Qua khảo sát thực tế phân tích khả năng sinh lợi tại các công ty niêm yết cho thấy việc phân tích khả năng sinh lợi tại các công ty mặc dù đã được quan tâm, song việc phân tích còn hết sức đơn giản. Hầu hết các công ty đều tập trung phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi quan trọng như hệ số LN sau thuế/DTT, hệ số LN sau thuế/ tổng tài sản, hệ số LN sau thuế/ VCSH. Nhưng việc tính toán các chỉ tiêu chưa thống nhất giữa các công ty, do vậy rất khó so sánh các chỉ tiêu phân tích giữa các công ty. Phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh nhưng cũng chỉ tiến hành so sánh các chỉ tiêu của công ty giữa các năm trong khoảng thời gian ngắn, chưa so sánh được với các DN khác hay so sánh với số liệu BQ của ngành, của lĩnh vực. Các phương pháp loại trừ, phương pháp thay thế đặc biệt là phương pháp Dupont chưa được sử dụng để đánh giá tác động của các nhân tố đến HQKD của các công ty. Nhìn chung, các thông tin về khả năng sinh lợi mà các công ty cung cấp cho người sử dụng chưa thực sự hữu ích và minh bạch.