Hoàn thiện qui trình tổ chức phân tích

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 142 - 150)

III Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của cổ phiếu

3.2.3 Hoàn thiện qui trình tổ chức phân tích

Việc hoàn thiện phân tích HQKD của các công ty niêm yết là việc làm thực sự cần thiết, xuất phát từ những đòi hỏi khách quan cũng như thực tế chủ quan tại các công ty này. Hoàn thiện qui trình phân tích HQKD yêu cầu phải hoàn thiện từ tổ chức phân tích, nội dung, chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích. Hoàn thiện qui trình tổ chức phân tích HQKD với mục đích giúp cho quá trình thực hiện phân tích được diễn ra một cách khoa học, hợp lý và chuyên nghiệp từ đó thông tin phân tích cung cấp được chính xác, kịp thời và hiệu quả. Từ thực tế hiện nay tại các

143

CTCP yết hầu hết cũng chưa xây dựng được một quy trình phân tích HQKD chuẩn, việc phân tích chủ yếu dựa vào sự tư vấn của các công ty chứng khoán như vậy sẽ không tạo ra sự chủ động cho công ty. Với tiềm lực của các công ty niêm yết việc tự xây dựng một quy trình phân tích chuẩn cho DN mình là việc hết sức khả thi. Qui trình phân tích HQKD bao gồm 3 bước: chuẩn bị phân tích, tiến hành phân tích và kết thúc phân tích.

Nội dung công việc cụ thể trong qui trình phân tích HQKD như sau:

* Giai đoạn chuẩn phân tích:

Đây là bước đầu hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho việc phân tích được diễn ra suôn sẻ và thu được kết quả tốt nhất. Trong giai đoạn này phải thực hiện các công việc như xây dựng kế hoạch phân tích, xác định chỉ tiêu phân tích, thu tập thông tin, tài liệu phục vụ phân tích và tính toán các chỉ tiêu phân tích.

@ Xây dựng kế hoạch phân tích: Trong việc xây dựng kế hoạch phân tích trước tiên phải xác định rõ mục tiêu, nội dung phân tích. Mục tiêu phân tích phụ thuộc vào đối tượng sử dụng thông tin, mỗi đối tượng khác nhau thì nhu cầu sử dụng thông tin sẽ khác, căn cứ vào nhu cầu sử dụng thông tin của họ mà DN xác định trọng tâm thông tin phân tích cần cung cấp.

BẢNG 3.7: Phân loại mục tiêu và nội dung phân tích theo đối tượng sử dụng thông tin

TT Đối tượng sử dụng thông tin

Nhu cầu sử dụng thông tin Mục tiêu và nội dung phân tích 1 Lãnh đạo, người quản lý DN - Đánh giá được đúng đắn chất lượng sử dụng các yếu tố đầu vào

- Đánh giá khả năng tạo ra lợi ích kinh tế của từng yếu tố. - Xác định giá trị DN

- Dự đoán khả năng tăng trưởng của DN

- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn, chi phí phí thông qua các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng như số vòng quay và thời gian quay vòng của các yếu tố. Việc phân tích vừa phải khái quát vừa chi

144

tiết, cụ thể

- Phân tích khả năng sinh lợi từ tài sản, vốn kinh doanh của DN 2 Chủ sở hữu công ty - Xác định khả năng sinh lợi

của đồng vốn mà họ bỏ ra góp vào DN

- Xác định mức độ an toàn và khả năng tăng trưởng của vốn. - Xác định giá trị DN

- Phân tích hiệu quả hoạt động của tài sản, vốn kinh doanh

- Phân tích khả năng sinh lợi của tài sản, vốn kinh doanh đặc biệt là khả năng sinh lợi của VCSH.

- Phân tích hiệu quả đầu tư vốn cổ phần 3 Nhà đầu tư - Xác định khả năng sinh lợi

từ số vốn mà họ sẽ đầu tư - Xác định mức độ an toàn và khả năng tăng trưởng của vốn. - Đối chiếu, so sánh với các DN khác để quyết định phương án đầu tư

- Phân tích khả năng sinh lợi của VCSH.

- Phân tích hiệu quả đầu tư vốn cổ phần - Xác định hệ số giá của cổ phiếu so với LN của cổ phiếu, mức chi trả cổ tức…

4 Ngân hàng, đơn vị cung cấp tín dụng

- Xác định khả năng thanh toán và hoàn trả các khoản nợ gốc cũng như lãi đi vay của DN

- Phân tích vòng quay các khoản phải trả, khả năng sinh lợi từ tài sản, VCSH và vốn vay.

5 Cơ quan thuế - Kiểm tra độ tin cậy của các số liệu thuế phải nộp mà các DN đã kê khai

- Phân tích hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lợi để xác định tính hợp lý về số LN phải chịu thuế trong kỳ.

145

Sau khi xác định được mục tiêu cung cấp thông tin DN sẽ xác định thời gian tiến hành phân tích và phân công trách nhiệm phân tích.

@ Xác định các chỉ tiêu phân tích: Trên cơ sở nội dung phân tích, các nhà phân tích cần tiến hành xác định các chỉ tiêu phân tích phù hợp với từng nội dung. Có xác định chính xác hệ thống chỉ tiêu phân tích phù hợp mới có thể chuyển tải được mục đích và nội dung phân tích đã đề ra, giúp những người sử dụng có được những thông tin quan trọng, cần thiết cho công việc của mình. Các chỉ tiêu này đã được đề cập ở mục 3.2.2

@ Thu thập và xử lý tài liệu phục vụ cho phân tích:

Để phục vụ cho việc phân tích HQKD, cần thiết phải thu thập đủ các tài liệu liên quan đến phân tích như hệ thống BCTC (đã được kiểm toán); kế hoạch về các hoạt động của công ty; dự toán tài sản, tiền, nguồn vốn, DT, chi phí; Nghị quyết Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị; báo cáo thường niên và các tài liệu khác (các báo cáo phân tích của các tổ chức, các chuyên gia; các kết luận thanh tra, kiểm tra; các báo cáo điều chỉnh; ...). Các số liệu phải được thu thập trong nhiều kỳ kế toán từ 3 đến 5 năm. Yêu cầu của việc thu thập tài liệu là phải bảo đảm đủ, không thừa, không thiếu. Nếu thu thập thừa tài liệu sẽ lãng phí công sức, tiền của; còn nếu thu thập tài liệu thiếu, kết luận phân tích sẽ không chính xác.

Tài liệu sử dụng cho phân tích phải có độ tin cậy cao, nếu tài liệu không chính xác hoặc phản ánh không trung thực thì việc phân tích sẽ không có giá trị. Do vậy, sau khi đã thu thập đầy đủ tài liệu, cần tiến hành kiểm tra nhằm bảo đảm độ tin cậy của tài liệu trên các mặt như tính hợp pháp, tính hợp lý, tính thống nhất và tính đầy đủ.

- Tính hợp pháp: Tài liệu phải được xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền. Các báo cáo tài chính phải có ý kiến xác nhận của kiểm toán, trong trường hợp kiểm toán viên có ý kiến ngoại trừ thì khi phân tích DN phải giải trình cụ thể lý do nếu ý kiến đó có ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.

146

- Tính hợp lý: Các số liệu phải chi tiết cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu và được trình bày đúng theo hình thức quy định

- Tính thống nhất: Các tài liệu phải có tính liên tục. Các số liệu trong từng báo cáo giữa các kỳ phải thống nhất nhau (thống nhất về cách tính, cách xác định, đánh giá)

- Tính đầy đủ: Các tài liệu thu thập phải đầy đủ để cung cấp thông tin cho quá trình phân tích.

Sau khi thực hiện xong 2 bước trên, nếu phát hiện ra những thông tin còn thiếu hoặc chưa chính xác để phân tích theo yêu cầu thì tiến hành sửa hoặc bổ sung. Trên cơ sở nguồn tài liệu đã thu thập, các nhà phân tích sẽ tiến hành tính toán các chỉ tiêu phục vụ cho công tác phân tích. Việc tính toán có thể được trợ giúp bởi các phương tiện kỹ thuật tiên tiến như máy tính với các phần mềm chuyên dụng

* Giai đoạn thực hiện phân tích:

Đây là giai đoạn quan trọng để đưa ra các kết luận phân tích. Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng thông tin của mỗi đối tượng khác nhau nên việc thực hiện phân tích có thể tiến hành ở các mức độ khác nhau. Song, xét trên góc độ chủ thể phân tích là các công ty niêm yết, phân tích để cung cấp thông tin cho các đối tượng nên việc phân tích vừa phải khái quát, vừa cụ thể, chi tiết để cung cấp được những thông tin chính xác, khách quan và toàn diện nhất về HQKD của công ty.

Thực tế hiện nay tại các công ty niêm yết, khi trình bày thông tin trên bản cáo bạch và báo cáo thường niên mới chỉ phân tích hết sức khái quát thông qua việc so sánh chỉ tiêu phân tích của kỳ này với các kỳ trước. Thực hiện phân tích đơn giản như vậy chưa đánh giá được chính xác HQKD, chưa chỉ ra được tác động của từng nhân tố cũng như nguyên nhân ảnh hưởng đến HQKD. Theo chúng tôi việc thực hiện phân tích trước hết cần đánh giá khái quát các chỉ tiêu, sau đó tiến hành phân tích chi tiết, xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và cuối cùng đưa ra kết luận phân tích.

147

Để có được những nhận định sơ bộ, khái quát về HQKD của công ty, nhà phân tích tính ra các chỉ tiêu phản ánh khái quát HQKD và sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá mức độ biến động của các chỉ tiêu so với kỳ gốc hoặc so với BQ của ngành, của lĩnh vực. Bên cạnh đó, nhà phân tích nên sử dụng phương pháp biểu đồ, đồ thị để phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu làm tăng sức thuyết phục. Ở Việt Nam, việc so sánh số liệu phân tích với BQ chung của ngành còn gặp khó khăn do chưa có một tổ chức chuyên nghiệp nào đứng ra cung cấp các số liệu phân tích BQ ngành để giúp các nhà phân tích. Năm 2010, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam dưới sự bảo trợ của Văn phòng Chủ tịch nước có soạn thảo và phát hành “Báo cáo thường niên: Chỉ số tín nhiệm Việt Nam”, trong báo cáo này có phần xếp hạng tín nhiệm các DN đã lên sàn chứng khoán, trong đó có đưa ra một số các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi BQ theo ngành. Nhưng số lượng các chỉ tiêu rất hạn chế, chỉ có vài chỉ tiêu như ROA, ROE, tỷ lệ lãi ròng trên DT, P/E, P/B. Ngoài ra, các công ty tư vấn chứng khoán, các tổ chức đầu tư chứng khoán và tài chính lớn của nước ngoài họ tự thu thập số liệu và tính toán các chỉ tiêu BQ này, nếu điều kiện cho phép DN có thể mua lại của họ để sử dụng. Hoặc có thể tham khảo các chỉ tiêu BQ ngành của thế giới. Còn về phía DN, việc so sánh này có thể thực hiện được khi so sánh với một số các DN có quy mô giống mình trong cùng ngành.

+Phân tích nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến các chỉ tiêu phản ánh HQKD:

Để thông tin phân tích hữu ích với người sử dụng cần phải chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của công ty và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Căn cứ vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích và các nhân tố ảnh hưởng nhà phân tích xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh HQKD thông qua các phương pháp như phương pháp loại trừ, phương pháp thay thế liên hoàn..Phân tích nhân tố ảnh hưởng có thể dựa trên công thức gốc hoặc phân tích theo công thức biến đổi của Dupont. Chẳng hạn, phân tích chỉ tiêu hệ số khả năng sinh lợi của tổng tài sản theo công thức gốc ảnh hưởng của

148

2 nhân tố là LN sau thuế và tổng tài sản BQ. Nhà phân tích sử dụng phương pháp số chênh lệch hoặc phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của LN sau thuế và tổng tài sản đến sự biến động của hệ số khả năng sinh lợi tổng tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc. Tuy nhiên, phân tích theo công thức gốc có hạn chế là không thấy được ảnh hưởng của các nhân tố mang tính bản chất quyết định đến khả năng sinh lợi của tổng tài sản như như tổ chức quản lý tài sản, quản lý chi phí, chính sách bán hàng, cấu trúc tài chính…Do vậy, nhà phân tích có thể biến đổi công thức gốc theo mô hình Dupont về dạng hàm số có nhiều biến số để phân tích (trình bày chi tiết trong muc 3.2.1). Ngoài ra, trong quá trình phân tích, nhà phân tích nên đưa thêm tác động của các nhân tố định tính có ảnh hưởng đến HQKD như tổ chức quản lý, năng lưc lãnh đạo, khả năng cạnh trạnh, hoặc các nguyên nhân khác quan khác như lạm phát, trình hình chính trị…

+Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận:

Trên cơ sở tính toán cũng như phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến HQKD của DN, nhà phân tích nên tổng hợp lại ảnh hưởng của tất cả các nhân tố, chỉ ra nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan, nhân tố tích cực, tiêu cực… và đưa ra các nhận định, dự đoán cho các năm tương lai để người sử dụng thông tin đưa ra quyết định.

* Giai đoạn kết thúc phân tích:

Sau khi tiến hành phân tích, nhà phân tích cần kết luận lại những vấn đề cốt lõi mà nội dung phân tích đã đạt được, sau đó viết các báo cáo phân tích và lập hồ sơ phân tích

Báo cáo phân tích trình bày lại các kết quả phân tích. Trong báo cáo ngoài những thông tin chung về DN, phần nội dung báo cáo cần trình bày đầy đủ các chỉ tiêu phân tích. Đồng thời phần phân tích, đánh giá, ảnh hưởng của các nhân tố cũng phải được trình bày cụ thể. Đối với báo cáo phân tích sử dụng phục vụ cho nội bộ DN cần đề xuất các kiến nghị giải pháp mang tính chất tư vấn cho nhà quản lý DN

149

để khai thác các tiềm năng, lợi thế của DN, cũng như hạn chế rủi ro để nâng cao HQKD của DN một cách bền vững. Báo cáo phân tích có thể được trình bày trước Ban Giám đốc, Đại hội cổ đông… và được trình bày thành một báo cáo chi tiết kèm theo bản cáo bạch và báo cáo thường niên. Ngoài ra, báo cáo phân tích HQKD của công ty nên được công khai trên website của công ty để các nhà đầu tư, các đối tượng quan tâm có thể dễ dàng tra cứu.

Các tài liệu liên quan đến hoạt động phân tích và báo cáo phân tích được lập thành bộ hồ sơ và lưu lại tại DN. Hồ sơ phân tích bao gồm toàn bộ các tài liệu liên quan đến quá trình phân tích từ tài liệu, thông tin thu thập, dữ liệu làm cơ sở phân tích, báo cáo phân tích và các sản phẩm khác của quá trình phân tích. Hồ sơ phân tích phải được lưu giữ như một tài liệu quản lý quan trọng của công ty.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (Trang 142 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)