Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỮU NGHỊ (Trang 28 - 30)

Các PPDH truyền thống tuy đã khẳng định được những thành công nhất định, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Phổ biến vẫn là thuyết trình, thiên về truyền thụ kiến thức một chiều, áp đặt, không đáp ứng được các yêu cầu đã nêu. Do đó, chúng ta phải

đổi mới PPDH theo hướng dạy cách học, cách suy nghĩ, dạy phương pháp tư duy. Cụ thể là:

- Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quá trình nhận thức, vận dụng. - Tạo điều kiện để người học tự phát hiện, tìm hiểu, đặt và giải quyết vấn đề. - Tăng cường trao đổi, thảo luận.

- Tạo điều kiện hợp tác trong nhóm.

- Tạo điều kiện cho người học tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.

- Tận dụng tri thức thực tế của người học để xây dựng kiến thức mới

Các PPDH hiện đại được phát sinh từ những tiếp cận khoa học hiện đại, như tiếp cận hệ thống (systemic approach), tiếp cận môđun (modunlar approach), phương pháp grap (graph methods),… Đây là những phương pháp giúp điều hành và quản lý kinh tế - Xã hội rất hiệu nghiệm ở qui mô hoạt động rộng lớn và phức tạp. Từ những phương pháp đó, đã xuất hiện tổ hợp PPDH phức hợp, như algorit dạy học, grap dạy học, môđun dạy học, …Những tổ hợp phương pháp phức hợp này rất thích hợp với những hệ DH mới của nhà trường trong cơ chế thị trường hiện đại, và chỉ có chúng mới cho phép người GV sử dụng phối hợp có hiệu quả với những hệ thống đa kênh, kể cả kĩ thuật vi tính, điều mà các PPDH cổ truyền không có khả năng thực hiện.

Đặc biệt là tiếp cận hệ thống đang xâm nhập vào giáo dục như một công cụ phương pháp luận hiệu nghiệm. Ngày nay, khi mà mục tiêu của nhà trường trong cơ chế thị trường hiện đại đang định hướng rõ rệt cho việc bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực cho một nền kinh tế đang phát triển và biến đổi sâu sắc, nội dung trí dục của nhà trường cũng biến đổi cơ bản theo sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ. Do đó, việc đổi mới PPDH phải gắn liền và chịu sự chi phối của cả mục tiêu (M), nội dung (N), PPDH (P) theo cấu trúc:

Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc của quá trình dạy học

M

DH ngày nay đã đạt đến trình độ công nghệ, do vậy, không chỉ nêu khẩu hiệu: “Cải tiến phương pháp dạy học” đơn thuần mà cần có sự tiến hành theo tư tưởng tiếp cận hệ thống, cải cách cả hệ thống giáo dục, xác định mục tiêu đào tạo, nội dung trí dục và từ đó đổi mới PPDH.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỮU NGHỊ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w