Theo PGS.TS. Trịnh Văn Biều [3], một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới và ở nước ta hiện nay là:
1. Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển trọng tâm hoạt động từ GV sang HS. Chuyển lối học từ thông báo tái hiện sang sáng tạo, tìm tòi, khám phá thông qua việc vận dụng các quan điểm dạy học như:
- Dạy học theo tình huống; - Dạy học định hướng hành động; 2. Cá thể hóa việc dạy học.
3. Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin vào dạy học.
4. Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển từ lối học nặng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức.
5. Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức.
6. Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt đời.
7. Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển của HS, theo cấp học, bậc học).
Trong 7 xu hướng đổi mới trên thì việc phát huy tính tích cực và khả năng tự học của HS đang là những xu hướng đổi mới quan trọng về phương pháp dạy và học hiện nay (xu hướng 1 và 6).
Việc đổi mới và phát triển PPDH ở nước ta hiện nay là cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên sự phát triển phải dựa trên điều kiện thực tế hiện tại của đất nước. Tức là trước hết “phải thừa nhận bản chất thực tiễn của dạy học”[6], cần xác định rõ trình độ của hệ thống giáo dục ở nước ta hiện nay. Tình trạng phổ biến của DH ở Việt Nam hiện nay vẫn là các yếu tố truyền thống. Vì vậy, “hướng tìm tòi của chúng ta vẫn phải từ trong lĩnh vực các lý thuyết truyền thống về PPDH” [6].Trong LLDH truyền thống, những ưu điểm, những yếu tố hợp lý của nó vẫn còn giá trị và mang tính phổ quát. Tuy nhiên, do vào thời đại phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, nếu chỉ bằng lòng như vậy là sẽ bị tụt hậu, là không có khả năng tiếp cận các nhân tố mới đang vận động và phát triển. Do đó đổi mới ở đây phải bao gồm cả sự lựa chọn những giá trị (PPDH) truyền thống có tác dụng tích cực vào việc góp phần phát triển giáo dục trong thời đại mới.
• Dạy HS cách tư duy logic là truyền đạt kiến thức dưới dạng các nhà khoa học đã phát hiện ra các quy luật hóa học theo trình tự sau:
- Bằng những hiểu biết của mình thử đưa ra những cách giải thích khác nhau về vấn đề mình vừa phát hiện (đưa ra các giả thuyết).
- Kiểm tra tính đúng đắn của các giả thuyết bằng các thí nghiệm. - Hình thành học thuyết khoa học.
• Dạy cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm: - Liên hệ khái niệm mới với cái đã biết.
- Liên hệ các khái niệm khác nhau. - Liên hệ giữa cấu trúc với tính chất. - Liên hệ với thực tiễn.
• Hướng dẫn HS thông qua thực hành hay các tình huống: - Dạy thực hành.
- Tăng cường các phim ảnh minh họa. - Học thông qua các tình huống giả định.