Định hướng đổi mới phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỮU NGHỊ (Trang 25 - 26)

Ở Việt Nam

Định hướng đổi mới trong phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12- 1996), trong yêu cầu của Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2001-2010, được thể chế hoá trong Luật giáo dục (2005), được cụ thể hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14 (4-1999).

Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.

Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.

Chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy học chúng ta mới có thể đào tạo lớp gười năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.

Ở Lào:

Định hướng đổi mới trong phương pháp dạy và học ở nước Lào đã được xác định trong Nghị quyết của Bộ Giáo dục và Thể thao. Giai đoạn thứ nhất, chỉ thị số: 009/ ngày 7 tháng 7 năm 1992 Hội đồng giáo dục quốc gia và trong cuộc họp Đảng lần thứ 4 và lần thứ 5 đã có kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực và việc giáo dục đi trước

một bước. Giai đoạn thứ hai, chỉ thị số 84 ngày 21 tháng 11 năm 2006 về quy trình phát triển giáo dục từ năm 2006-2015 để phát triển việc giáo dục như:

- Sự phát triển là việc rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực để có chất lượng tốt hơn để đáp ứng nhu cầu định hướng công nghiệp hóa và hiện hóa từng bước, làm cho việc cơ sở phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

- Sự phát triển giáo dục phải gắn bó tính khoa học, quần chúng và hiện đại, để dần dần bước vào tiêu chuẩn giáo dục địa phương, khu vực và quốc tế từng bước , gắn bó với thực tế nước nhà.

- Đào tạo nguồn nhân lực Lào cho phát triển toàn diện những công dân có văn hóa, có giáo dục, có kiến thức, có nghề nghiệp, có kỹ năng sáng tạo và có sự tích cực trong việc phát triển Tổ quốc như: tự phát triển mình để có sức khỏe mạnh và có đạo đức trong sạch để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển Tổ quốc trong chế độ mới.

- Chiến lược cải cách giáo dục trong từng cấp:

1) Cải cách giáo dực dựa theo 2 chiều: tư tưởng chính trị, ý tưởng xã hội chủ nghĩa và đào tạo người cho tốt theo chuyên môn.

2) Phát triển việc học, giảng dạy toàn diện: giáo dục đạo đức, giáo dục tư tưởng, giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể dục và lao động.

3) Sự chú ý và phát huy giáo dục cho con nhỏ được vào học trước tuổi học.

4) Phát huy và mở rộng cơ sở giáo dục trong và ngoài trường ở những nơi trọng yếu và vùng nông thôn.

5) Phát triển giáo dục trong tương lai theo chất lượng là chủ yếu. 6) Ủng hộ toàn xã hội góp phần vào việc phát triển giáo dục.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỮU NGHỊ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w