512.3 Nguyên nhân và giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy môn đạo đức lớp 3 tại trường tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc (Trang 51 - 54)

2.3. Nguyên nhân và giải pháp

2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến trạng lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào môn Đạo đức lớp 3 lớp 3

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là việc hết sức quan trọng và cấp thiết, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội ngày nay. Một trong những kĩ năng sống cốt lõi, cơ bản là kĩ năng giao tiếp. Việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giao tiếp nói riêng trong công tác giảng dạy luôn được các giáo viên quan tâm, lưu ý thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Nhờ đó, chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không ngừng được nâng cao. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong công tác giảng dạy nói chung và lồng ghép kĩ năng giao tiếp trong giảng dạy môn Đạo đức 3 nói riêng vẫn còn gặp những khó khăn, hạn chế nhất định. Qua tìm hiểu thực trạng lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy môn Đạo đức lớp

3, cụ thể là trường tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, tôi thấy các giáo viên đã nhận thức và thực hiện tương đối tốt việc lồng ghép kĩ năng giao tiếp vào môn Đạo đức 3. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế, yếu kém nhất định khiến cho kết quả thu được từ học sinh chưa thực sự tốt như mong đợi. Theo tôi, nguyên nhân của thực trạng đó là do:

Số lượng học sinh trong một lớp còn đông nên giáo viên còn gặp khó khăn trong việc quản lý học sinh về giờ giấc học tập, phấm chất đạo đức và sức khỏe; cũng như đảm bảo chất lượng giảng dạy nói chung và chất lượng lồng ghép giáo dục kĩ năng giao tiếp trong môn Đạo đức 3 nói riêng.

Cơ sở vật chất của trường khá khang trang nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của học sinh; phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy nói chung và lồng ghép giáo dục kĩ năng giao tiếp nói riêng còn thiếu.

So với mức độ hiểu biết, mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp của giáo viên còn thấp, chưa thật hiệu quả, chưa thực sự phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học.

Bản thân sự tập trung chú ý của học sinh còn yếu và thiếu tính bền vững, không tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập. Ngoài ra, có những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tập trung của các em. Nguyên nhân bên trong là do các yếu tố như : sức khoẻ yếu, bệnh tật, đói; tâm lí bồn chồn, căng thẳng, lo lắng, buồn bực; suy nghĩ tiêu cực; Kiến thức quá cao (gây hoang mang), hoặc quá thấp(gây tâm lý chán nản), hoặc học những cái trẻ đã biết, đã được học trước,... Những nguyên nhân bên ngoài tác động đến khả năng tập trung của học sinh gồm : tiếng ồn xung quanh, tiếng nói chuyện, âm thanh xe cộ, con vật

52

kêu, tiếng ti vi, nhạc, ; ánh sáng không đủ; người khác quấy rầy, bạn bè chọc ghẹo; những yếu tố xung quanh nổi bật và thu hút sự chú ý hơn;...

Sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường, địa phương về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa cao, chưa hiệu quả. Nhận thức của các bậc phụ huynh về vai trò của giáo dục kĩ năng sống cho trẻ nói chung và giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ nói riêng chưa cao. Những kiến thức về giáo dục kĩ năng giao tiếp của các bậc phụ huynh còn hạn chế.

Đe thu được kết quả học tập tốt nói chung và đạt được các kĩ năng giao tiếp nói riêng, học sinh không chỉ học tập trên lớp mà còn phải rèn luyện, thực hành các kĩ năng đó thường xuyên trong cuộc sống, mà với học sinh lớp 3 thì chủ yếu là tại gia đình. Tuy nhiên thành phố Vĩnh Yên là khu vực có kinh tế phát triến, nhiều gia đình học sinh có điều kiện nên rất nuông chiều các em, nhiều gia đình khác thì các bậc phụ huynh mải mê lo công việc mà thiếu chú ý tới con và việc học tập của con mình, từ đó dẫn đến việc học sinh học trước quên sau, thiếu hụt kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống thực tế.

2.3.2. Giải pháp

Đe góp phần khắc phục những hạn chế trên tôi đề xuất một số giải pháp sau:

Phòng giáo dục, xã phường, địa phương cần đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy của giáo viên và các hoạt động học tập, vui chơi của học sinh, đồng thời chỉ đạo và tạo điều kiện cho các trường đảm bảo số học sinh trong lóp theo quy định, tránh tình trạng lớp chật chội và quá đông.

Tăng cường đội ngũ giáo viên, nhà trường tạo điều kiện về thời gian cũng như kinh phí để các cô theo học các lớp học học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nói chung và nâng cao khả năng dạy học lồng ghép giáo dục kĩ năng sống nói riêng.

Tăng cường công tác kiểm tra, tổ chức nhiều hình thức thi đua, động viên khen thưởng khuyến khích giáo viên, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề.

Học sinh lớp 3 thường chỉ có thể kéo dài sự tập trung trong khoảng 30

- 35 phút, giáo viên cần nắm được tâm lí này và tạo điều kiện tốt nhất đế các em có thể tiếp thu được bài giảng một cách nhanh chóng và thuận lợi, giảm thiếu các yếu tố bên ngoài gây mất tập trung cho học sinh.

Tăng cường công tác tuyên truyền đế nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chăm sóc bảo vệ trẻ em, vai trò của giáo dục kĩ năng sống trong hệ thống giáo dục, nhằm tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác chăm sóc giáo dục các em.

53

đế gia đình, nhà trường nắm rõ hơn về tình hình của học sinh. Thống nhất về nội dung, phương pháp giáo dục học sinh, đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống, trong đó có kĩ năng giao tiếp

Giáo viên phối kết hợp với gia đình giúp học sinh sắp xếp một thời khoá biếu, thời gian biếu trong ngày, kế hoạch công việc trong tháng thật khoa học và phù hợp với năng lực của các em. Tạo cho các em có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý; chuyện trò cùng bạn bè xung quanh; tâm sự, chia sẻ với cha mẹ, anh chị em, ...

Kct luận chương 2

• về nhận thức của giáo viên và học sinh

Nhận thức của giáo viên về bản chất, sự cần thiết, mục đích lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong công tác giảng dạy nói chung và lồng ghép giáo dục kĩ năng giao tiếp trong giảng dạy môn Đạo đức nói riêng là rất tốt. Trên cơ sở đó, giáo viên đã giúp học sinh có những nhận thức nhất định, phù họp với lứa tuối về kĩ năng giao tiếp tương đối tốt, các em có thế xác định một số hành vi biểu hiện kĩ năng giao tiếp cơ bản, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày.

• về thực trạng kĩ năng giao tiếp của học sinh.

Học sinh đã được trang bị những kĩ năng giao tiếp cơ bản, cần thiết, phù họp. Tuy nhiên, thực trạng kĩ năng giao tiếp của các em lại chưa được đánh giá cao, mặc dù các em đã thực hiện các hành vi thế hiện kĩ năng giao tiếp, nhưng những hành vi thực sự trở thành thói quen, thành kĩ năng thì không nhiều, phần lớn còn cần đến sự nhắc nhở. Nguyên nhân gồm những lí do khách quan như hoàn cảnh, môi trường sống, thời gian tiếp xúc, thực hiện và rèn luyện kĩ năng... , bên cạnh đó là những lí do chủ quan từ cá nhân mỗi em như : ý thức tự giác, mức độ tập trung chú ý, cá tính nhút nhát hay mạnh bạo,...

• về thực trạng lồng ghép giáo dục kĩ năng giao tiếp trong giảng dạy môn Đạo đức lớp 3

Mặc dù đến năm học này Bộ Giáo dục và Đào tạo mới chính thức đưa lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào chương trình chính khoá trong nhà trường phố thông, tuy nhiên, các giáo viên đã nhanh chóng tiếp cận quan điếm chỉ đạo tích hợp nhiều môn học trong mỗi môn học mà cụ thế ở đây là giáo dục kĩ năng sống trong giảng dạy môn Đạo đức và thực hiện thường xuyên việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giao tiếp nói riêng trong những bài thích hợp. Tuy nhiên, việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vẫn còn là vấn đề mới mẻ trong nền giáo dục nước nhà, nó mới chỉ được triển khai trong thời gian vài năm gần đây, vì vậy, các biện pháp giáo dục hiện tại được giáo viên sử dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân. Đa số giáo viên hiểu rõ về nhiều biện pháp giáo dục kĩ năng sống, tuy vậy, mức độ sử dụng và hiệu quả sử dụng các biện pháp đó chưa cao.

____r r

Một phần của tài liệu Thực trạng lồng ghép giáo dục kĩ năng sống vào giảng dạy môn đạo đức lớp 3 tại trường tiểu học Đống Đa - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w