241.3.5 Sự phát triển nhân cách
1.4.2. Nội dung giáo dục kĩnăng sống trong môn Đạo đức ló p
Do đặc trưng môn học nên môn Đạo đức có khả năng giáo dục nhiều kĩ năng sống cho học sinh, cụ thể là :
- Kĩ năng giao tiếp ( chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi; nói lời yêu cầu, đề nghị; bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ; bày tỏ ý kiến, tiếp khách đến nhà, ứng xử khi đến nhà người khác, khi gặp đám tang, khi gọi và nhận điện thoại,...)
- Kĩ năng tự nhận thức ( biết xác định và đánh giá bản thân : đặc điểm, sở thích, thói quen, năng khiếu, điểm mạnh, điểm yếu,... của bản thân ).
- Kĩ năng xác định giá trị ( có tình cảm và niềm tin vào các chuấn mực hành vi đạo đức đã học ).
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề ( bước đầu biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp đối với một số tình huống đạo đức đơn giản, phổ biến trong cuộc sống hàng
26
ngày).
- Kĩ năng tư duy phê phán ( biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, hành động, lời nói, việc làm, các hiện tượng trong đời sống hàng ngày đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức đã học ).
- Kĩ năng từ chối ( biết cách từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo làm những điều sai trái). - Kĩ năng hợp tác ( biết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng ).
- Kĩ năng đặt mục tiêu ( biết đặt kế hoạch học tập, rèn luyện theo các chuẩn mực đã học ).
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các vấn đề, hiện tượng trong đời sống thực tiễn có liên quan đến các chuấn mực đạo đức, pháp luật đã học.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm ( biết nhận và thực hiện trách nhiệm của bản thân). - Tự tin, tự trọng.
Kết luận chương 1
Trên cơ sở những quan điểm về giáo dục kĩ năng sống và các công trình nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phố thông nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng, tôi đã thừa kế một số ý tưởng làm cơ sở, để phát triển một số nội dung về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn
Đạo đức. Đồng thời đã trình bày và phân tích những yếu tố liên quan đến giáo dục kĩ năng sống nói chung và kĩ năng giao tiếp nói riêng cho các em như : Định hướng giáo dục kĩ năng sống, Nội dung giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức lóp 3, Những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 3 ảnh hưởng đến việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp,...
Tôi sử dụng khái niệm kĩ năng sống trong đề tài với nội hàm “Kĩ năng sống là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù họp với cách ứng xử tích cực giúp con người có thế kiếm soát, quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày”. Đây là khái niệm kĩ năng sống theo nghĩa rộng, theo quan niệm của UNESCO, được nhiều nước sử dụng. Kĩ năng sống được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Tuv nhiên dù phân loại theo hình thức nào thì một số kĩ năng vẫn được coi là kĩ năng cốt lõi, tác giả đã giới hạn các kĩ năng sống được nghiên cứu trong đế tài gồm các kĩ năng cốt lõi, mà cụ thể là
27
kĩ năng giao tiếp.
Giáo dục kỹ năng sống là một nội dung rất quan trọng và thiết thực trong chiến lược giáo dục toàn diện của một nền giáo dục tiên tiến. Trong khi đó, giao tiếp là hoạt động không thế thiếu đối với con người nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng, quá trình giao tiếp là cơ sở đầu tiên, là viên gạch nền tảng của mọi nhận thức, điều này đặc biệt quan trọng với các em, bởi nó định hướng cho việc hình thành nhân cách. Vì vậy, trong lồng ghép giáo dục kĩ năng sống, lồng ghép giáo dục kĩ năng giao tiếp đóng vai trò hết sức quan trọng, mà một trong những môn học có khả năng mang lại hiệu quả cao cho việc lồng ghép này là môn Đạo đức.
CHƯƠNG 2
THỤC TRẠNG LÒNG GHÉP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SÓNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3