31
b. Tăng thêm lượng bài tập và thời gian học tập của học sinh.
c. Tạo cơ hội thuận lợi đế học sinh thực hiện tốt quyền, bôn phận của mình và phát triến hài hoà về thế chat, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
d. Đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh và yêu cầu của nhà trường. Thầy cô hãy khoanh tròn những ý kiến mình cho là đúng.
Ket quả thu được như sau :
Bảng 2 : Nhận thức của giáo viên về mục đích lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong các môn học.
Từ bảng số liệu trên cho thấy, tất cả giáo viên đều đã xác định đúng về mục đích của việc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Không có giáo viên nào nhầm lẫn cho rằng họ phải dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống đế đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh và yêu cầu của nhà trường; hay dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống là nhằm tăng thời lượng học tập và bài tập cho học sinh. Cũng giống như nhận thức về bản chất giáo dục kĩ năng sống, nhận thức của giáo viên về mục đích việc giáo dục kĩ năng sống cũng rất tốt. Những nhận thức đúng này chính là nền móng vững chắc cho việc thực hiện lồng ghép giáo dục kĩ năng sống một cách hiệu quả.
2.2.1.3. Nhận thức của giảo viên về kĩ năng giao tiếp
Kĩ năng giao tiếp là kĩ năng không thế thiếu trong cuộc sống, là một trong những kĩ năng cơ bản và cốt lõi trong giáo dục kĩ năng sống. Đe tài đi sâu vào nghiên cứu kĩ năng giao tiếp vì vậy tôi đặc biệt chú ý tìm hiếu nhận thức của giáo viên về kĩ năng giao tiếp.
Đe điều tra thực trạng vấn đề này tôi sử dụng câu hỏi với nội dung như sau:
Theo thầy cô, kĩ năng giao tiếp là :
TT Mục đích Sô lượng N = 6