Diễn xƣớng dân gian trong lễ hội

Một phần của tài liệu Khảo sát lễ hội Xên bản xên mường của dân tộc Thái Tây Bắc (Trang 89 - 152)

6. Cấu trúc nội dung của luận văn

3.5. Diễn xƣớng dân gian trong lễ hội

Diễn xướng là hình thức biểu hiện, trình bày các sáng tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, điệu bộ, cử chỉ…là tổng thể các phương thức nghệ thuật, cùng thể hiện đồng nhất giữa ca hát và hành động của con người theo chiều thẩm mỹ. Diễn xướng gồm hai thành tố cơ bản đặc hữu cùng tham gia là: diễn (hành động xảy ra) và xướng (ca lên, hát lên). Thuật ngữ diễn xướng dân gian có thể hiểu với hai nghĩa rộng hẹp khác nhau. Với nghĩa rộng, diễn xướng dân gian là tất cả mọi hình thức biểu diễn (hay diễn xướng) và ít hoặc nhiều đều mang tính chất tổng hợp tự nhiên (hay tính chất nguyên hợp), còn nghĩa hẹp chỉ bao gồm các thể loại diễn như trò diễn, trò tế lễ dân gian…

“Khắp” là hình thức diễn xướng của các bài thơ, các tác phẩm văn học, trong đó có các tác phẩm tự sự như: sử thi, truyện cổ tích và các tác phẩm trữ tình. Bằng phương thức diễn xướng, đời sống nghệ thuật dân gian truyền thống được tiếp nối không ngừng. Sinh hoạt “khắp” đã gắn bó chặt chẽ với đời sống nhân dân, là cơ sở quan trọng hình thành nên diễn xướng các tác phẩm dân gian. “Khắp” nghĩa thực là hát nhưng cũng có thể đồng nghĩa với hát, hò, ngâm. “Khắp” cũng có nghĩa là thơ ca, làn điệu dân ca, cách trình diễn thơ ca… Những lời khắp có vần vè như thơ nhưng hơn nữa nó còn có nhạc điệu và tiết tấu rất cao. Có lẽ ngay từ thời kỳ săn bắt, hái lượm người Thái đã có những từ “thút phắc” (ngọn rau), “đuông nó” (cái măng), “càn bon” (bẹ khoai nước”…khi chuyển sang thời kỳ nông nghiệp lúa nước định

hình thì đã có các từ “pết” (vịt), “cáy” (gà), “sảy” (trứng)…đó là những từ sinh hoạt đơn giản, rời rạc. Đến khi hình thành xã hội bản mường người ta có thể ghép những từ đơn lẻ đó thành các cụm từ như: “thút phắc, đuông nó”, “pết sáy, cáy khăn”…những cụm từ như vậy càng này càng xuất hiện nhiều và dần dà phát triển thành các câu thành ngữ, tục ngữ. Khi xã hội bản mường phát triển thì xuất hiện những cụm gồm nhiều từ hơn và có vế, có vần hơn. Cùng với những câu có vế, có vần đó người ta đã tạo cho nó những nhịp điệu, tiết tấu cho phù hợp và thế là “khắp” xuất hiện. Xã hội bản mường với bao buồn vui, thăng trầm trong tiến trình phát triển là điều kiện chín muồi để phát triển và định hình các thể loại “khắp”.

Có hai loại khắp: Khắp mo (các thầy mo trong vai trò kể chuyện bản mường, lịch sử đời người, vùng đất... qua những lời cúng) dùng trong những dịp mang tính nghi lễ tín ngưỡng và khắp dân ca. Nếu như ở khắp mo quy định tính khuôn mẫu, bài bản chặt chẽ thì khắp dân ca hết sức tự nhiên gần gũi với mọi đối tượng. Khắp dân ca có thể quam khắp chiên lang (đơn ca), hoặc có vài người xai xương (làm bè) cho những câu đoạn, thích thú; nhưng đa số chia làm hai bên (thường là nam nữ) hát đối đáp. Bên nâng bạn hát của mình lên bằng những mỹ từ, phép so sánh với những gì đẹp nhất; bên đáp lại là lời hạ mình đến xấu xí, chán ngán.

Khắp mo trong lễ hội Xên bản xên mường là những lời ca, lời cầu cúng của thầy mo khi mời tổ tiên, các vị thần linh, các anh hùng có công với bản mường về tham dự lễ cúng. Những lời ca ấy thuộc vào phần lễ, nó mang tính trang nghiêm và linh thiêng: từ lễ “lẩu khánh lẩu khắt” đến lễ xên bản…Có thể nói lời cúng hay khắp mo là yếu tố mấu chốt, là cái cốt chính trong lễ Xên bản xên mường. Chẳng hạn trong bài xướng lễ xên bản có đoạn như sau: Đây là đoạn ông mo mời Then - vị thần tối cao về dự lễ.

Xin mời, phận tôi nhỏ xin mời

Xin mời chủ then lành phù hộ trần gian Chuyên dõi theo giúp đỡ việc tốt

Then trồng cây mường trần thành rừng

Then đặt người xuống mường trần thành chủ thành tạo Mời ông ngồi chiếu kẻ dọc,

Lên ngồi chiếu kẻ ngang

Mời ông lên ngồi nhà thiêng mường bản tế lễ.

Sau đó, ông chủ mường kể ra những việc không thuận, không theo ý muốn khiến cho: cá ngoài sông ít, ong làm tổ không nhiều, ma làm hại…vì thế mời các thần về ăn các vật cúng rồi phù hộ cho dân bản trong mường.

Xin then ở trên trời giúp sức Ở trên cao phù hộ

Phù hộ cho dân bản mường

Ăn rồi hãy về chốn ông nằm Về với nơi ông ở

Đừng trách người làm mo Đừng hại ông chủ áo.

Với cấu trúc như vậy, ông mo mời các ma, chủ cũ của mường, chủ ao bó ngon, chủ ao Ú Vá, nàng Ho Khuảng, mời các Tạo: Tạo Cắm Ín, Cắm É, Cắm Pánh…mời các ông khai dựng bản, các thần sông thần suối, thần thuồng luồng, rắn rết…

Các bài cúng sử dụng thể hỗn hợp: pha trộn các thể dăm ba, năm, bảy, chín chữ, xen kẽ từng cặp hoặc lẫn lộn. Thể 3 chữ xuất hiện khi thầy mo mời các vị thần về ăn các sản vật hiến tế khiến cho sản vật hiến tế trở nên phong phú, đa dạng. Các lời cúng có vần vè như thơ với nhạc điệu và tiết tấu rất cao.

Nếu như khắp mo được sử dụng trong phần lễ thì khắp báo sao sử dụng nhiều trong phần hội, khi trai gái giao lưu với nhau. Đối với người Thái, những đêm “hạn khuống”, những dịp lễ hội Xên bản xên mường hoặc tết đến, xuân về…là dịp những điệu khắp vang lên. Trong những điệu khắp đó không thể thiếu vắng “khắp báo sao”. “Khắp báo sao” tiếng Thái nghĩa là hát trai

gái, “khắp báo sao” là một loại hát chỉ dành cho trai gái giao lưu, gặp gỡ mục đích là giãi bày, tỏ tình, đôi khi để kể lại hoặc than vãn với nhau khi phải phải những oan trái, chia ly. Vì vậy, “khắp báo sao” trở nên độc đáo, đặc sắc nhất. Trong lễ Xên bản xên mường, các chàng trai cô gái có thể hát thách đố, chẳng hạn cô gái thách rằng: Cha mẹ rất khó tính, muốn ăn măng tre trên không trung, măng nứa mọc giữa trời, măng “chả” mọc trước cây mẹ. Chàng trai sẽ đáp là: Bố mẹ khó tính đến đâu cũng sẵn lòng, công việc khó bao nhiêu cũng không sợ. Chàng sẽ mang dao rìu đi chặt cây tre, cây nứa, cây “chả”, đợi chín, mười ngày đem lửa đốt, những gốc cây tre nứa (chặt để cao) sẽ mọc măng mầm thế là sẽ có những thứ cha mẹ nàng cần.

Chàng trai hát rằng: Giọng nói em ngọt như mía/ Dáng em đi mềm nhanh như sao chổi. Cô gái đáp lại: Em người xấu, tóc xoăn, mồm rộng, lòng xấu như cắt, lời nói như sét đánh không xứng được anh khen. Chàng trai: Anh sẽ lấy em cho mẹ mừng, sẽ cưới em làm vợ xây tổ ấm gia đình. Cô gái lại đáp:

Quả cà đắng không hợp nước đường/ Con trai khôn giỏi tìm con gái ngu dại như em chỉ thiệt anh thôi. Bằng tài văn học của mình, các cô gái sẽ thách các chàng trai làm bất cứ thứ gì, ngược lại, các chàng trai cũng phải tìm cách để trả lời bằng những lời lẽ vừa có tính biện luận vừa thể hiện tính nghệ thuật cao để chứng minh là mình sẽ làm được điều cô gái thách đố. Những cuộc thách đố thường diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, câu tiếp câu, bài tiếp đến bài, thách đố càng lâu càng hiểu nhau và duyên càng thắm, tình càng nồng.

“Khắp tàn ổ tàn mạc” (hát tán tỉnh): có nội dung tương đối rộng xung quanh chuyện yêu đương trai gái. Trong cuộc “khắp” có thể gồm nhiều giai đoạn: bắt đầu là những câu thăm hỏi như: tên, tuổi, quê quán, đã có vợ hay người yêu chưa, đến đây bằng cách nào. Giai đoạn này chủ nhà (thường là nữ) sẽ chủ động hỏi để đối phương đáp lời. Tiếp đó là những lời tán tỉnh yêu đương, giai đoạn này thường sẽ do các chàng trai chủ động tấn công.

Từ những lời đặt vấn đề rụt rè:

Ta reo hạt cải nơi đây liệu có nên trồng Gửi câu tán tỉnh liệu người thương có đáp

Hay:

Nhìn thấy cái áo muốn mặc

Thấy chiếc khăn phơi trên sàn muốn cất Thấy người yêu dấu khao khát được đón về

Đến những câu mạnh dạn hơn:

Làm sao được gieo cải cùng vườn Làm sao được trồng dưa cùng luống Làm sao được cấy lúa chung mương

Làm sao mới được làm rể thương quanh nàng ngắm nghía

Các chàng trai, cô gái cũng có thể hát “khắp báo sao” theo điệu “khắp xai xơng”:

Ói ói

Anh hỡi (em hỡi) Mười nhớ

Chín nhớ

Nước nguồn cạn chỉ còn bằng chiếc đĩa hãy quên Nước sông Đà cạn chỉ còn bằng chiếc đũa hãy quên Cá bống (biết) nhảy ăn sao hãy quên

Cá trắng nhảy ăn mây hãy quên

Chim chích ăn hết nửa vườn mía hãy quên. Cửa sổ thành vảy (con) trăn hãy quên Trái nhà thành tổ (con) trăn hãy quên Hạt gạo đuổi bắt gà hãy quên

Gà con biết đan lồng tự nhốt hãy quên

Chim chào mào biết mang đó đơm cá hãy quên Cá sấy đuổi bắt mèo hãy quên

Rau xanh biết ăn sâu hãy quên Rau luộc lại nảy mầm hãy quên.

Nội dung của khúc khắp trên nói lên ước mong lớn lao về một tình yêu thủy chung bất diệt, lãng mạn đấy nhưng cũng đầy mãnh liệt. Chỉ khi nào có những điều không tưởng xảy ra ở trên thế gian này, giống như chuyện con cá bống biết nhảy lên bầu trời để ăn những ngôi sao thì đôi ta mới có thể quên được nhau.

Khắp báo sao có thể được đệm bằng tiếng tính tảu, hoặc cũng có thể hát mộc mà không cần nhạc đệm. Nó thật sự cuốn hút tất cả mọi người, nhất là những người trong độ tuổi đang yêu. Nếu trùng vào những khi mường bản có lễ hội, hoặc đúng dịp nông nhàn, thì cuộc vui khắp báo sao có khi kéo dài thâu đêm đến tận sáng. Bởi thế khắp báo xao còn có riêng một khúc hát chia tay để hát vào lúc đêm tàn, cuộc vui kết thúc: Oi ói, đêm đã khuya lắm rồi/ Gà bản bên đã gáy dồn/ Gà nhà đã gáy vang/ Gà nhà người anh em cũng đã gáy tiễn giấc ngủ/ Mây bồng bềnh tan sà xuống thấp/ Mây quấn cây thành những giọt sương mai/ Người thương của anh hỡi. (Người thương của em hỡi).

Tiểu kết chƣơng 3: Lễ hội Xên bản xên mường bên cạnh yếu tố văn hoá thì ẩn chứa trong đó những yếu tố văn học, những yếu tố này được thể hiện qua các truyện kể là những truyền thuyết về hoa ban, truyền thuyết liên quan đến các vị anh hùng - gắn với lịch sử bản mường, các vị thần linh và truyện thơ - sử thi về đề tài lịch sử - nhân vật lịch sử - người anh hùng - là những đối tượng chính được thờ cúng trong lễ hội. Các truyện kể xuất hiện cả kết cấu cốt truyện theo mô hình “kết thúc có hậu” và kết cấu cốt truyện theo mô hình “kết thúc bi kịch”. Những truyện kể/ truyền thuyết đều được cấu tạo bởi các motif điển hình như: motif hoá, motif cha dượng – người con riêng, motif đánh tráo, motif tái sinh… Những motif này một mặt làm nên tính kì diệu của truyền thuyết/truyện kể, tăng sức hấp dẫn lôi cuốn người đọc người nghe và mặt khác nó cũng ẩn chứa nhiều điều thú vị về lịch sử, văn hóa dân tộc đã sản sinh ra nó. Ngoài ra, diễn xướng dân gian trong lễ hội Xên bản xên mường là nơi sản sinh ra các điệu khắp với nhiều thể loại vô cùng phong phú, là nơi lưu giữ những giá trị văn học của người Thái.

KẾT LUẬN

1. Về cơ bản, vùng Tây Bắc là vùng có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, nhưng đây lại là nơi người Thái sinh sống chủ yếu, nên có thể khẳng định vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái. Như vậy cùng với quá trình phát triển lịch sử lâu dài, dân tộc Thái đã hình thành nên những bản sắc riêng về văn hóa tộc người. Bản sắc văn hóa sẽ là yếu tố quyết định sức sống lâu bền của cộng đồng một tộc người.

2. Xét về mặt lễ hội, lễ hội Xên bản xên mường thường được tổ chức vào tháng 2 âm lịch. Mỗi địa phương có một đặc trưng về địa thế, lịch sử và văn hoá nên các lễ hội được tiến hành đa dạng, phong phú và đặc sắc riêng. Nhìn vào bề sâu, có thể thấy ở các lễ hội này đều dung chứa và đan xen trong nó là những nghi lễ, tín ngưỡng của một lễ hội nông nghiệp, và dù có những điểm khác biệt nhưng tựu chung lại lễ hội Xên bản xên mường đều hướng tới tổ tiên, người có công khai sinh bản mường, các vị anh hùng có công với vùng đất...với tất cả niềm tin, lòng biết ơn của nhân dân.

3. Khi nghiên cứu sâu hơn, chúng tôi nhận những truyện kể, truyền thuyết, sử thi về các nhân vật được phụng thờ trong lễ hội chứa đựng nhiều yếu tố văn học. Những truyện kể, truyền thuyết hay sử thi này đã thể hiện được niềm tôn vinh, ngưỡng mộ đối với những người có công lập bản, các vị anh hùng có công đánh giặc... Về kết cấu và motif chính xây dựng lên truyện, chúng tôi thấy kết cấu các truyện đều tuân theo các kết cấu của truyện kết, các motif điển hình cũng xuất hiện như: motif hoá, motif đánh tráo...những motif này một mặt có ý nghĩa trong việc tạo nên cốt truyện, mặt khác nó làm nên tính kỳ diệu của truyền thuyết, tăng sức hấp dẫn lôi cuốn đối với người đọc, người nghe

4. Qua việc khảo sát lễ hội Xên bản xên mường của dân tộc Thái vùng Tây Bắc, chúng tôi thấy lễ hội này là một hiện tượng văn hóa độc đáo, ẩn

chứa trong đó nhiều yếu tố văn học. Cùng với những giá trị văn học – văn hóa dân gian truyền thống, ngày nay các lễ hội vẫn được gìn giữ và bảo tồn. Từ lễ hội xên bản xên mường, chúng tôi nhận ra một thực tế là nhu cầu về tín ngưỡng của nhân dân hiện nay đang trỗi dậy mạnh mẽ. Đến với lễ hội, con người được hòa mình vào thiên nhiên mỹ lệ của đất nước, được thưởng thức những công trình văn hóa sáng tạo của người đi trước, được hòa hợp cộng đồng và trong mỗi người tình yêu thiên nhiên, đất nước và con người được bồi đắp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1990), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Trọng Báu (chủ biên), Hoàng Thi, Thạch Xuân Mai (2005),

Truyện kể về phong tục các dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Nguyễn Chí Bền (2000), Văn hóa dân gian Việt Nam – những suy nghĩ,

Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

4. Thông tin văn hóa Lai Châu (1983), Truyện dân gian Lai Châu. 5. Cầm Cường (1986), Truyện dân gian Thái, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Cầm Cường (1993), Tìm hiểu văn học dân tộc Thái ở Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Mạnh Cường (2008), Văn hóa tín ngưỡng của một số dân tộc trên đất Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội. 8. Chu Xuân Diên (2004), Mấy vấn đề văn hóa và văn học dân gian Việt

Nam, Nxb Văn nghệ TPHCM.

9. Lương Thị Đại, Lò Xuân Hinh (2009), Lời ca trong lễ xên bản xên mường của người Thái, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

10. Lương Thị Đại (chủ biên), Chu Thuỷ Liên, Lò Văn Hoàng (2013), Lễ xên mường của người Thái đen ở Mường Then, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

11. (Nhiều tác giả) (1990), Văn hoá dân gian - những phương pháp nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. (Nhiều tác giả) (1998), Hỏi đáp về văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

13. (Nhiều tác giả) (1998), Vănhóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

14. (Nhiều tác giả) (2000), Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

15. (Nhiều tác giả) (2001), Giữ gìn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc Tây Bắc, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội.

16. (Nhiều tác giả) (2002), Văn hóa lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

17. Trần Vân Hạc (2011), Nhân sinh dưới bóng đại ngàn, Nxb Văn học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Khảo sát lễ hội Xên bản xên mường của dân tộc Thái Tây Bắc (Trang 89 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)