Tổng quan về lễ hội

Một phần của tài liệu Khảo sát lễ hội Xên bản xên mường của dân tộc Thái Tây Bắc (Trang 35)

6. Cấu trúc nội dung của luận văn

2.1.2. Tổng quan về lễ hội

Lễ hội Xên Mường của người Thái ở Mường Lò do ông Mo Nghè (Mo mường), người trông coi thần quyền cho Chủ mường (Chạu Mường) và hội phụ lão (Hang thạu ké) đứng ra tổ chức. Lễ Xên mường phải có áo của con trai thuộc dòng dõi quý tộc gốc (Tạo chạu sựa) hay người đương chức (Phìa tạo) làm vật tế. Ngàynay, chức danh quý tộc không còn nữa nên người Thái lấy áo của các vị lãnh đạo xã làm vật tế.

Trong lễ cúng phải mổ 2 con trâu: 1 con trâu đen và 1 con trâu trắng, cả 2 con đều được đem đến giết tại 1 điểm có chôn một cây cột bằng gỗ lõi, cột gỗ được đục thủng 2 lỗ chéo nhau, dùng hai cây hóp già chắc, luồn chéo nhau và đem chôn xuống đất thật sâu. Cột có đường kính rộng khoảng 20cm, cao 1,5m.Đây là điểm để buộc và giết trâu được gọi là cột “đắc mưởng” (cột Mường). Hằng năm, lễ cúng mường đều được tổ chức ở điểm này, gần cột mường dựng 3 sàn để cúng theo trình tự sau: Sàn 1: cao khoảng 40cm, sàn 2: cao từ 40 – 50cm, sàn 3: cao khoảng 50cm.

Sàn thứ nhất: được đặt ở 2 đầu trâu, 2 đuôi 8 chiếc chân trâu, 4 chiếc xương sườn và 2 chậu tiết sống.

Sàn thứ hai và sàn thứ 3: Xếp 2 mâm thức ăn chin đủ các món chế biến từ thịt trâu như: thịt xiên nướng, thịt băm gói lá gỏi, pá lạp, xào, luộc, mỗi món từ 2 đĩa trở lên, bên cạnh mâm có các vật dụng: Áo người đứng đầu Mường, 1 cuộn vải sàn màu trắng, 1 cuộn vải sàn màu đen, 1 cuộn vải thổ cẩm, 1 chiếc vòng cổ bằng bạc, 1 chiếc đĩa đặt tiền giấy hoặc tiền bạc đặt lên trên cuộn vải, 3 chiếc reo để khi cúng xong đem cắm ở 3 địa danh giáp giới 3 Mường chà, na, lò. Trong mỗi mâm đặt 10 đôi đũa, 10 chiếc chén, 2 cón khẩu, 1 đĩa muối, 2 bát nước canh, 1 bát gạo và 1 bát nước lã.

Trang phục của thầy mo: Áo dài bằng vải màu đỏ, cúc đồng, tay áo, cổ áo có viền vàng, xanh, đầu đội khăn dài màu đen. Trang phục của ông chủ Mường: mặc áo màu đen. Ở 2 mâm thức ăn chin có 2 chiếc ô đỏ để che, người Thái gọi 2 chiếc ô này là lọng, sú.

Khi đã chuẩn bị xong các lễ vật, ông Mo vào vị trí trước 3 sàn cúng và làm thủ tục. Ông chủ Mường quỳ cạnh ông Mo rót rượu vào các chén trên mỗi mâm rồi thắp hương vái 3 vái và đi ra. Lúc đó thầy Mo bắt đầu cúng, khi ông chủ Mường đi ra ông cỏng – 1 người hầu vào, thường trực để rót rượu thay. Đứng cạnh ông Mo, có 2 người đeo kiếm, tay cầm thanh đao gỗ đứng canh gác. Khi cúng xong, ông Mo mang 3 cây neo đi cắm ở 3 địa danh giáp giới các Mường (có nghĩa là: nội không xuất, ngoại không nhập trong thời

gian 3 ngày, trong 3 ngày đó, nếu người ở Mường khác đến mà không được sự đồng ý của người trong Mường thì sẽ bị phạt lợn, rượu và phải mang đến nộp cho Mường). Khi thầy Mo đi cắm neo trở về, các chức sắc đến nhà chủ Mường để liên hoan, chủ Mường cùng các chức sắc ngồi vào mâm dự tiệc. Ông Mo mang áo đến nộp lại cho chủ Mường và lấy sợi chỉ đen buộc vào tay chủ Mường, ông Mo nói:

Khắm sai bản nhá lương Khắm sai Mướng nhá sảu Hảo sướng, quang đanh Hạnh xướng, trạng thướn

Nghĩa là: Chúc ông giữ dây Mường đừng để Mường vàng úa Nắm dây Mường đừng để Mường tàn

Khỏe như nai đỏ Chắc như voi đang độ

Chủ mường đáp từ cảm ơn các xổng đã có công đóng góp để bản Mường có được lễ cúng hôm nay nay, sau đó tất cả cùng vào bữa tiệc, cùng hát bài Tành bản đa Mương (xây dựng bản Mường) rồi tất cả vào vòng xòe.

Phần hội: Bước vào phần hội, “ông quan” - người liên lạc đem trống, chiêng treo giữa sân chơi, sau khi có hồi trống khai mạc, các trò chơi được bắt đầu như tó mắc lẹ, tó tiếc, bắn nỏ, ném còn, đua ngựa, riêng 2 loại không có thưởng đó là trò chơi ném còn; còn sai: là hai bên nam nữ đứng cách xa nhau từ 20 - 50m tung còn cho nhau, nếu ai bắt trượt phải mất một vật gì đó trên người mình như khăn hoặc vòng tay, khi tan cuộc, những vật đó được trả lại cho nhau. Còn xổm: tất cả người chơi đứng vòng tròn xen kẽ nam, nữ, quả còn được cuộn dây vào và cứ thế họ ném theo vòng tròn, ai bắt trượt nếu là nam thì tất cả nữ sẽ tập trung đánh vào người nam bằng những cái đập nhẹ vào vai hoặc lưng. Còn vòng: dựng một cây tre cao trên ngọn cây có gắn 3 vòng tròn có dán giấy các màu vàng, xanh, đỏ, ai ném trúng vòng sẽ được thưởng quà, người Thái quan niệm ai ném vòng thì người đó sẽ gặp may mắn cả năm, mùa màng sẽ tươi tốt.

Trò chơi dân gian tó mắc lẹ: là trò chơi dân gian được đông đảo bà con tham gia, đây là trò chơi chỉ dành cho những người con gái đã có chồng.

2.2. Khảo sát lễ hội xên bản xên mƣờng của ngƣời Thái Mƣờng La (tỉnh Sơn La)

Nong La là một bản "cuông nhốc" (tức là bản chuyên phục dịch cho An nhacác quan lại Mường La). Ngày đó, các bản Híp, Co Pục còn sinh hoạt chung với Nong La như trong một bản. Họ cùng chung nhau một nguồn nước, chung nhau nơi chôn cất người đã khuất và đặc biệt là chung nhau nơi cúng tế thần linh để cầu an cho bản. Nơi cúng tế thần linh đó là Cáy Chốk, nơi đầu nguồn nước chảy vào hồ Huổi Hin, có rừng già nguyên sinh rậm rạp. Khu vực này trước năm 1945 thuộc Xổng Păn của mường phìa Mường La, (mường trong của châu mường Mường La). Vùng này đã được An nha chọn sẽ là nơi phát triển thành trung tâm sau này. Hiện nay ở Nong La vẫn còn nền đất nhà của An nha (gọi là cạp hươn An nha), đó là một khu đất tương đối rộng, nhìn ra hồ Nong La theo hướng đông nam, phía sau là pom Che Quạng - một đỉnh núi cao nhất vùng, có độ cao 856m. Sau ngày hoà bình lập lại, bản Nong La có một địa danh rất đặc biệt đó là: bản Nong La, xã Chiềng La, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Đến nay vùng này vẫn còn được gọi chung là Cáy Chốk - Nong La (gồm cả bản Híp và Co Pục thuộc xã Chiềng Ngần - Thành phố Sơn La ngày nay).

2.2.1. Thời gian mở hội

Bản Nong La cùng với bản Híp và Co Pục vẫn tổ chức lễ hội cầu an cho bản - gọi là xên bản. Đây là một sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng rất quan trọng đối với cộng đồng người dân ở khu vực này.

Lễ hội thường được tổ chức vào cuối tháng bảy, đầu tháng tám theo lịch Thái (tức cuối tháng giêng, đầu tháng hai âm lịch), khi hoa ban đã nở trắng rừng. Vì vậy nhiều nơi còn gọi Lễ hội này là Hội hoa ban.

2.2.2. Tổng quan về lễ hội

Lễ hội xên mường ở Mường La thường tổ chức rất to, mổ những hai con trâu, trong đó có một trâu đen và một trâu trắng. Lễ hội này được tổ chức

tại Đông Xên (thuộc xã Chiềng Cơi hiện nay) và Đon Tế (thuộc xã Chiềng Xôm hiện nay). Xên Mường có sự tham gia của An nha và Mo mường cùng đại diện các bản trong mường. Mo mường sẽ gọi "mời" các cụ tổ tiên dòng họ quý tộc, các vị thần linh như thần sông, thần núi, thần thổ địa, thần cai quản ruộng nương, vùng miền, các linh hồn người có công dựng bản mường, đất nước và những linh hồn của những người trong bản mường đã mất về dự, "ăn", nhận các lễ vật do bản mường, con cháu dâng lễ.

Còn xên bản thì nhỏ hơn chỉ mổ một con trâu và một số lợn, gà, vịt... Tục giết trâu hiến sinh cầu và tạ thần linh, được biểu hiện qua tiếng sấm, tức lời phán quyết của vua trời, qua hình tượng thủy thần (thuồng luồng) và quỷ thần (phi Gia Bôm Gia Bái)... Lễ hội có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh của cả bản, cả vùng, đến mùa màng, sức khỏe và sự làm ăn của cộng đồng năm ấy, nên tuy tổ chức không to như xên mường nhưng cũng rất trọng thể, vui vẻ, thu hút sự tham gia của mọi người ở cả khu vực.

Lễ hội cầu an cho bản sở dĩ thu hút được sự tham gia tổ chức, đóng góp... của cả khu vực là bởi, trước hết nó gắn với nghi lễ hiến sinh thờ thần nước, nguồn nước và các vị thần gắn bó chặt chẽ với đời sống tâm linh của cộng đồng. Thứ hai, theo quan niệm lâu đời của người dân bản, nếu không tổ chức lễ cúng trong toàn bản, không hiến lễ vật (trâu, lợn, gà...) cho tổ tiên và các vị thần linh thì cuộc sống vật chất và tâm linh của con người trong cộng đồng sẽ gặp những trắc trở, không thuận lợi, thần không phù hộ cho được nhân khang, vật thịnh, cộng đồng bình an.

Có lẽ, chính vì thế mà để được bình yên, cộng đồng người Thái khu vực Cáy Chôk - Nong La đã sử dụng một thế ứng xử rất quen thuộc như các dân tộc khác trên đất Việt, là hiến tế lễ vật (trâu, bò, lợn, gà...) cho thần linh, mà ở đây là các thần nước, thần nguồn nước, thần núi, thần trên mường trời... Tuy nhiên, càng về sau, các nghi lễ này ngày càng nhạt dần đi, ngắn gọn hơn, nhường chỗ cho các trò vui mang tính hội hè.

Để cầu bình an, cầu được mùa, bản tổ chức lễ hội xên bản. Lễ hội này không chỉ bộc lộ khát vọng an lành cho cuộc sống, mối quan hệ khăng khít giữa thần và người mà còn biểu hiện khát vọng sinh sôi qua sự mong muốn là cầu khẩn mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi. Dần dà, lễ hội này còn mang tính chất tạ ơn thần linh đã cho mùa màng bội thu, đem sự no ấm đến cho mọi người. Chính vì thế, qui mô lễ hội (to hay nhỏ, kéo dài hay thu gọn...) một phần lớn tùy thuộc vào thời tiết liên quan đến sự được mất của mùa màng năm tới, nhưng còn phụ thuộc vào sự được mất, nhiều ít của mùa màng sau khi thu hoạch.

Lễ hội xên bản được tổ chức tại một bãi rộng, cạnh nguồn nước, sát cạnh rừng. Đây là nguồn nước thiêng, gần rừng thiêng, nơi cư trú của thần thuồng luồng và một số thần khác đầy uy lực. Nên hồ Huổi Hin còn có tên khác là Nong Gia Bái (tên một nữ quái trong truyền thuyết người Thái). Phi Gia Bôm Gia Bái là một nữ quái chuyên ăn thịt người, mụ thường đi bằng con lợn, đi rất nhanh, xuyên qua rừng qua núi băng băng không loài nào sánh kịp, nhưng con lợn này đực không ra đực, cái không ra cái, nên được gọi là "mu xí phók hả lông" nghĩa là lợn bốn đực năm cái).

Lễ hội thường kéo dài khoảng 2 ngày. Nghi lễ cúng cơ bản là hiến sinh trâu, và có cả gà, lợn...Trâu để tế thần thường là trâu trắng vì trâu trắng mới thực sự mang năng lượng thiêng để thành lễ vật tế thần. Thần ở đây là thủy quái thuồng luồng, con ma to nhất dưới nước mà bà con thường gọi là phi ngưạk và quỷ thần trên trời là phi Gia Bôm Gia Bái.

Người chịu trách nhiệm chính trong tổ chức lễ hội cầu an bản là quan bản (tạo bản), nhưng người trực tiếp điểu hành buổi lễ lại chính là ông thầy cúng của bản (mo bản). Dân chúng trong bản, bất kể già trẻ gái trai đều có nghĩa vụ tham gia, đóng góp tùy sức mình và được quyền tham dự lễ hội của bản.

Lễ xên bản được chia làm hai phần: phần lễ và phần hội.

Ngày thứ nhất thuộc về lễ, mở đầu bằng đám rước. Đám rước diễn ra từ nhà tạo bản ra nơi tế thần. Dẫn đầu đám rước là các chức sắc trong bản với trang phục đẹp may bằng the, lụa, có cờ, lọng, chiêng trống, kèn, sáo đi kèm.

Tiếp đến, các cụ già đội khăn xếp, mặc áo quần chàm sẫm, thắt lưng xanh. Một số cụ mang theo cả cung nỏ. Một con trâu trắng to béo, đã tắm rửa sạch sẽ, da trắng bóng được dắt theo, đôi sừng trâu bọc giấy màu lấp lánh, ở giữa trán và hai bên mông có dán giấy trắng cắt hình hoa ban to như miệng bát. Đi sau cùng là những những chàng trai trong bản đeo dao, gươm hoặc giáo bên vai.

Tiếp theo là lễ giết trâu cúng thần. Nghi lễ giết trâu ở đây thường rất đơn giản, không quan trọng và hệ thống như nghi lễ đâm trâu, ăn trâu ở Tây Nguyên. Trước khi giết trâu, ông mo bản và ông mo phăn (tức ông thầy chém, được dân bản chọn ra) làm lễ vái thần linh, tổ tiên rồi cầm dao nhọn làm động tác chém (mang tính nghi lễ) vào cổ con trâu và các con vật dùng tế lễ, miệng thì thầm những câu thần chú, cúng bái với ý nghĩa là kính báo với thần linh, tổ tiên: vật tế thần đã sẵn, dân bản, dân mường đã thịt trâu dâng các cụ tổ tiên và các vị thần linh rồi đây nhé, xin các các cụ tổ tiên và vị về mà nhận lấy. Nhận rồi các các cụ và vị hãy phù hộ cho dân bản, dân mường được mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, phù hộ cho mọi người dân có sức khoẻ dồi dào, làm ăn, thuận lợi may mắn.

Sau đó, các ông lui ra, dành chỗ cho các thanh niên khỏe mạnh vào chém trâu thật, rồi họ mổ trâu, lọc thịt và cho chủ chủ bếp. Ông chủ bếp sẽ chia từng lượng thịt cho các bộ phận làm bếp chế biến các món để cúng tế thần và ăn uống cộng đồng. Việc chế biến các món để cúng tế thần phải rất thận trọng, dưới sự chỉ đạo và giám sát của ông chủ bếp. Sau khi chế biến xong, người ta làm một vài mâm cỗ cúng (mỗi mâm cỗ tượng trưng cho một nhóm trong bản) đặt cạnh nguồn nước thiêng. Đặc biệt, mâm cỗ của ông tạo bản, đặt ở chính giữa, dùng cúng tổ tiên (mâm cúng chính thức) phải đầy đủ các bộ phận của con trâu hiến tế (đầu, đùi, thân, móng, đuôi, phủ tạng...) cùng tất cả các bộ phận của một con lợn và một con gà.

Những mâm còn lại của các nhóm cũng phải đủ các bộ phận của con trâu. Ngoài thịt trâu, cơm rượu... còn phải có lợn, gà, vịt đặt ở các vị trí quy định song song với mâm cúng chính, dành để cúng các vị thần khác. Khi buổi

lễ bắt đầu, mo bản quì trước các mâm cỗ, phía sau là tạo bản, đại diện các nhóm rồi đến dân bản quì lễ. Trong không khí trang nghiêm, linh thiêng, ông mo trang trọng, xuất thần đọc bài cúng đã thông thuộc, đại ý là: mời tổ tiên (tiếng Thái là pẩu pú, đẳm pang), thần đất (chảu đin), chủ nguồn nước (chảu nặm), thổ công thổ địa và các thần linh thiêng khác...về nhận lễ vật, dùng cỗ, vui vẻ với cộng đồng dân cư trong bản; đồng thời cầu mong tổ tiên, các thần linh ban phúc, phù trợ cho bản mường bình yên, làm ăn suôn sẻ, con người khỏe mạnh, ngô lúa sinh sôi, gia súc gia cầm đàn đàn, lớp lớp...

Cùng với việc cầu cúng các thế lực siêu nhiên có tác động to lớn đến cuộc sống con người phải luôn đấu tranh để giành lấy cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Ông mo không quên công ơn của tổ tiên, ông bà và các vị thần linh đã phù hộ cho dân bản được an lành hạnh phúc với tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, đã trở thành đạo lý mang tính truyền thống của các tầng lớp trong cộng đồng. Những điều cầu cúng trong lễ Xên bản còn mong có một cuộc sống ấm no sung túc, mỗi người thêm tin ở bàn tay lao động sáng tạo của mình để:

“Dệt khẩu chăn xướng pá lau tếnh ná Chăn xương pá ca tếnh bản

Xương pá sản, pá ngoa tếnh hướn”

Nghĩa là:

Trồng lúa đẹp như rừng lau trên ruộng Tốt như bãi gianh đầu bản

Tốt như rừng cây sung cây vả trên đầu nhà.

Thầy mo sau khi cúng tế, cho người đi cắm "ta leo" ở các đường ngõ vào bản, trong ba ngày nội bất xuất, ngoại bất nhập. Người ngoài muốn vào dự phải được sự đồng ý. Người trong bản không được động thổ như giã gạo,

Một phần của tài liệu Khảo sát lễ hội Xên bản xên mường của dân tộc Thái Tây Bắc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)