Stress và các hoạt động tâm linh

Một phần của tài liệu Phản ứng stress của bệnh nhân ung thư máu với bệnh (Trang 68 - 71)

Ở một khía cạnh khác của tâm lý, khi bệnh nhân có các biểu hiện của sự căng thẳng tâm lý hay nói cách khác là có stress, họ có thể tìm đến và sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để làm giảm thiểu sự căng thẳng.

Bảng 3.14: Một số biện pháp giảm stress mà bệnh nhân lựa chọn

Biện pháp

Nam Nữ Tổng

p

n % n % n %

Tâm sự, nói chuyện với khác 25 73,5 34 89,5 59 81,9 0,079

Viết nhật ký 4 11,8 7 18,4 11 15,3 0,433

Nghe nhạc, đọc báo, xem tivi 24 70,6 31 81,6 55 76,4 0,273 Tập thể dục/hoạt động 23 67,6 22 57,9 45 62,5 0,393 Có thể thấy, đa số bệnh nhân lựa chọn các phương pháp giảm stress là: tâm sự, nói chuyện với bạn bè, người thân (81,9%), nghe nhạc, đọc báo, xem ti vi (76,4%) và tập thể dục hoặc đi bộ trong khuôn viên của Viện (62,5%). Không có sự khác biệt nào giữa hai giới nam và nữ khi lựa chọn các biện pháp giảm stress khác nhau (các giá trị p đều >0,05). Tuy nhiên, kết quả phỏng vấn sâu cho thấy rằng, có đến 7/10 bệnh nhân tìm đến các hoạt động tâm linh để làm trấn an tinh thần của mình cũng như cầu mong được kéo dài thêm sự sống. Bệnh nhân Phùng Văn T. (60 tuổi) cho biết: “Trước mỗi lần vào viện ĐTHC gia đình tôi đều làm lễ cúng tổ tiên, cầu xin lần này vào viện sẽ khỏe hơn. Có những hôm đau nhiều quá vợ con tôi ở nhà làm lễ giải hạn”.

Thậm chí, có những gia đình đã đổi hướng bàn thờ tổ tiên, đeo bùa hộ mệnh cho bệnh nhân… Kết quả khảo sát việc thực hiện các hoạt động tâm linh trên bảng hỏi danh cho bệnh nhân như sau:

Bảng 3.15: Các hoạt động tâm linh

Đặc điểm Nam Nữ Tổng p

n % n % n %

Đi xem bói và làm theo chỉ dẫn 3 8,8 4 10,5 7 9,7 0,808 Đeo bùa, đổi hướng bàn thờ, giải hạn 18 52,9 15 39,5 33 45,8 0,252 Cầu khấn mong được sự phù hộ 3 8,8 4 10,5 7 9,7 0,808 Sử dụng thuốc trái chỉ định 6 17,6 7 18,4 13 18,1 0,932 Trên phiếu điều tra, đa phần bệnh nhân trả lời có thực hiện hoạt động tâm linh: đeo bùa, đổi hướng bàn thờ, giải hạn (45,8%), hoạt động xem bói và cầu khấn cùng có tỷ lệ 9,7%. Phỏng vấn sâu một bệnh nhân nữ, 35 tuổi, trên tay đeo một chiếc vòng dược làm từ thân cây dâu tằm cho biết: “Tôi thường xuyên đeo chiếc vòng này vì thầy bói nói cây dâu tằm có thể diệt trừ được ma, không biết có khỏi bệnh được không nhưng tôi cảm thấy yên tâm hơn”. Tuy không biết bệnh của mình có tiến triển theo chiều hướng tích cực hay không nhưng ít nhất họ cũng có thể tìm một biện pháp nào đó để trấn an tinh thần của chính mình, tự đi tìm niềm tin cho bản thân. Có lẽ đó cũng là tâm lý chung của nhiều người khi mắc phải căn bệnh UTM – căn bệnh mà đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị cuối cùng, hoặc có thể điều trị để kéo dài sự sống nhưng chi phí lại quá đắt nên người bệnh không thể trang trải được.

Ngoài ra, có đến 18,1% bệnh nhân có hành vi sử dụng thuốc trái chỉ định của bác sĩ (thuốc Bắc hoặc thuốc Nam) trong quá trình điều trị. Đây là tỷ lệ cao, cần được bác sỹ và chính người nhà phải xem xét lại một cách nghiêm túc. Sở dĩ việc sử dụng thuốc Bắc hoặc thuốc Nam được nói đến trong phần này vì đây chính là hệ quả của một số hoạt động tâm linh mà người bệnh đã

sử dụng. “Có bệnh thì vái tứ phương” là nét tâm lý chung không thể phủ nhận khi con người có bệnh tật, đặc biệt lại là những bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nhiều người bệnh đã tìm đến việc bói toán – các hình thức mê tín dị đoan để áp dụng trong quá trình chữa trị bệnh cho bản thân và người nhà của họ. Một bệnh nhân nam (57 tuổi, Nghệ An) cho biết: “Thầy bói nói nên sử dụng thuốc Nam, vừa ít độc lại có thể chữa được nhiều bệnh nên tôi mua thuốc theo địa chỉ mà thầy cho”. Nhưng cũng có những bệnh nhân tự tìm các thang thuốc Nam, thuốc Bắc mà không cần sự chỉ dẫn của thầy bói. Bệnh nhân nữ, 28 tuổi, ở Hòa Bình cho biết: “Tôi nghe nói ở Thành phố Bắc Ninh có một người bốc thuốc Nam rất giỏi, nhiều người tìm đến chữa và đã khỏi bệnh, trong đó có cả những người mà bệnh viện trả về. Tôi dò hỏi địa chỉ và tìm đến để mua thuốc”. Người bệnh tìm “tứ phương” để có thể chữa khỏi hoặc làm thuyên giảm bệnh tình của mình nhưng chính họ lại không biết rằng việc sử dụng các loại thuốc Nam, thuốc Bắc trong quá trình điều trị, không tuân thủ theo phác đồ điều trị có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, thậm chí có thể thúc đẩy nhanh hơn sự ra đi của chính họ. Đáng lưu ý là việc sử dụng các loại thuốc khác trong quá trình điều trị đã được các bác sỹ khuyến cáo ngay từ khi bệnh nhân đồng ý thực hiện theo phác đồ điều trị.

Ở đây, một câu hỏi được đặt ra là liệu chỉ với một phác đồ điều trị bệnh theo chuẩn quốc tế đã đủ làm bệnh nhân yên tâm điều trị chưa hay còn cần thêm các biện pháp hỗ trợ về mặt tâm lý cho bệnh nhân? Chúng tôi cho rằng, trong bối cảnh là một bệnh viện tuyến Trung ương, điều trị những bệnh nan y như ung thư và đặc biệt là có một số bệnh nhân đã tìm đến và đang thực hiện một số hoạt động tâm linh để làm cho tinh thần của mình tốt hơn thì việc có một bộ phận hỗ trợ về mặt tâm lý, tinh thần cho bệnh nhân là điều vô cùng cần thiết. Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ để bệnh nhân có tâm lý vững vàng, ổn định nhất trong quá

trình điều trị như: thường xuyên có tình nguyện viên đến thăm và nói chuyện với bệnh nhân, có thư viện dành riêng cho bệnh nhân, có khuôn viên thoáng, rộng rãi để bệnh nhân có thể đi lại, tập thể dục…, có hệ thống ti vi trong buồng bệnh (tại những phòng VIP), có khu thờ để bệnh nhân có thể thắp hương vào ngày rằm, ngày lễ… Tuy nhiên, để có một dịch vụ chăm sóc bệnh nhân trong lĩnh vực tinh thần một cách chuyên nghiệp, bài bản thì Viện Huyết học – Truyền máu cần có sự đầu tư lớn hơn và đồng bộ hơn, đầu tư cả về trang thiết bị và con người...

Một phần của tài liệu Phản ứng stress của bệnh nhân ung thư máu với bệnh (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)