Stres sở bệnh nhân ung thƣ máu

Một phần của tài liệu Phản ứng stress của bệnh nhân ung thư máu với bệnh (Trang 37 - 40)

Qua nghiên cứu các tài liệu về stress, các công trình nghiên cứu về stress và stress ở bệnh nhân UTM cũng như quá trình thực tế tiếp xúc với bệnh nhân UTM, chúng tôi cho rằng: Phản ứng stress ở bệnh nhân UTM là những phản ứng về mặt sinh lý và tâm lý của bệnh nhân khi bị tác động bởi việc biết mình bị bệnh ung thư máu và quá trình điều trị bệnh ung thư máu tại bệnh viện. Chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu stress ở bệnh nhân trên khía cạnh nhìn nhận stress là những phản ứng tâm lý. Phản ứng stress ở bệnh nhân cũng có thể liên quan đến một số yếu tố như giới tính, trình độ học vấn, lứa tuổi, các giai đoạn bị bệnh và thời gian điều trị bệnh.

Nghiên cứu của Kubler – Ross (1970) trên 200 bệnh nhân ung thư đã đưa ra mô hình diễn biến tâm lý 5 giai đoạn, có thể viết tắt là “DABDA” (Denial – Anger – Bargaining – Depression – Acceptance) như sau:

Giai đoạn I (từ chối/phủ nhận): chối bỏ, sốc và không tin. Đó là những phản ứng đầu tiên khi người bệnh biết rằng mình đã được chẩn đoán là ung thư và điều này có nghĩa là cái chết đã cận kề với họ. Người bệnh thường cho rằng: “Không, tôi khỏe mà!”; “Chuyện đó không thể xảy ra với tôi được!”. Sau đó, người bệnh nhanh chóng nhận ra rằng họ đang phải đối mặt với một sự việc rất trầm trọng. Theo Kubler-Ross, một số người có những phản ứng này cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời.

Giai đoạn II (tức giận/kích động): Sau khi chối từ, người bệnh trở nên khó tính, hay đòi hỏi, gây khó khăn. Họ hay đưa ra những câu hỏi không có câu trả lời: “Tại sao lại là tôi phải chết?”, “Tại sao là tôi, không công bằng chút nào hết?”; “Sao mà nó có thể xảy ra cho tôi được?”; “Ai gây ra chuyện này?”. Họ có thể nổi cơn thịnh nộ và đố kỵ làm cho việc giao tiếp với họ là một thách thức rất lớn. Những cá nhân nào càng mạnh mẽ trong cuộc sống thì càng có khuynh hướng bùng phát sự phẫn nộ và bực bội.Trong giai đoạn này, người bệnh bắt đầu nhận ra rằng họ không thể tiếp tục phủ nhận mãi được.

Giai đoạn thứ III (Mặc cả): Liên quan đến sự hy vọng mà người bệnh mong rằng có thể kéo dài hoặc trì hoãn cái chết. Thông thường, họ tìm mọi cách thương lượng để kéo dài cuộc sống. “Chỉ cần cho tôi sống đến ngày con tôi tốt nghiệp”; “Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể được để sống thêm vài năm nữa”; “Tôi hiểu là tôi sẽ chết nhưng chỉ mong có thêm thời gian hơn nữa...”

Giai đoạn IV (trầm cảm): đây là dấu hiệu đầu tiên của sự chấp nhận mất mát, không thể tránh khỏi. Trong giai đoạn này, người bệnh bắt đầu hiểu rằng cái chết là chắc chắn. Vì thế, họ có thể trở nên im lặng, từ chối gặp người viếng thăm, dành nhiều thời gian để khóc và đau buồn. Quá trình này giúp cho người bệnh cắt đứt với những sự việc liên quan đến tình thương yêu và bệnh tật. Sự cắt đứt này có tác dụng làm nguôi ngoai nên trong giai đoạn này, không nên tìm cách làm vui cho người bệnh cho mà để cho nỗi buồn được diễn tiến.

Giai đoạn V (chấp nhận buông xuôi, sẵn sàng cho cái chết): Họ cảm nhận rằng cái chế là không thể tránh khỏi: “Rồi cũng sẽ xong thôi”; “Tôi không thể chống lại được nó, tốt nhất là nên chuẩn bị đón nhận nó”. Lúc này họ rất muốn có người thân bên cạnh.

Bác sĩ Kübler-Ross đưa ra mô hình này sau khi phỏng vấn và khảo sát hơn 500 bệnh nhân đang cận kề với cái chết. Do đó, mô hình này lúc đầu được áp dụng cho những bệnh nhân giai đoan cuối. Về sau, bác sĩ Kübler- Ross mở rộng mô hình lý thuyêt này cho bất kỳ dạng mất mát (loss) khác của một cá nhân. Những mất mát này có thể là cái chết của người thân, bị bỏ rơi, kết thúc một mối quan hệ, ly dị, khởi bệnh v.v…

Theo BS Kübler-Ross, không phải tất cả các giai đoạn này đều xảy ra theo thứ tự cũng như không phải tất cả mọi người đều kinh qua tất cả các giai đọan này. Tuy nhiên, BS Kübler-Ross nhấn mạnh rằng một người sẽ luôn luôn kinh qua ít nhất hai giai đoạn.

Phản ứng của một người trước một tin buồn rất khác nhau và không ai giống ai. Thông thường, người ta sẽ dao động qua lại giữa hai (hay nhiều hơn) giai đoạn, lập lại một vài lần trước khi đi qua giai đoạn đó. Một số người có thể bị kẹt vào một giai đoạn mà thôi. Phụ nữ thường có khuynh hướng kinh qua 5 giai đoạn hơn đàn ông.

Dù còn nhiều tranh cãi, nhưng mô hình Kübler-Ross rất nổi tiếng và thường được trích dẫn trong các khóa học về giao tiếp y khoa, đặc biệt là về kỹ năng thông báo tin buồn. Qua nghiên cứu các tài liệu về mô hình này, chúng tôi nhận thấy đây là mô hình khá phù hợp để sử dụng phân tích các giai đoạn diễn ra phản ứng stress ở bệnh nhân UTM.

Một phần của tài liệu Phản ứng stress của bệnh nhân ung thư máu với bệnh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)