Các yếu tố ảnh hƣởng đến phản ứng stress

Một phần của tài liệu Phản ứng stress của bệnh nhân ung thư máu với bệnh (Trang 40 - 43)

Stress và giới tính

Stress có ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần ở cả hai giới nam và nữ nhưng chúng tôi chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào đề cập và nghiên cứu đến vấn đề này.

Stress và lứa tuổi

Trong một nghiên cứu năm 2009 về stress lo âu ở học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông (THPT) Phan Bội Châu, Phan Thiết, Bình Thuận, người ta nhận thấy, có 38% học sinh có biểu hiện stress lo âu.

Nghiên cứu đã cho thấy , có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa stress lo âu với giới tính và học lực, đó là, giới nữ có tỷ lệ stress lo âu cao hơn ở giới nam (44% so với 29%), bên cạnh đó, học sinh sống ở trọ có tỷ lệ stress lo âu cao hơn học sinh sống ở gia đình mình (44% so với 37%) [42]

Stress có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em, trẻ vị thành niên, cán bộ công chức, người về hưu… nhưng để thấy được mối quan hệ khác nhau giữa stress với các yếu tố này thì cần có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về stress trên mọi lứa tuổi.

Stress và trình độ học vấn

Nghiên cứu do một số chuyên gia khoa y tế gia đình và cộng đồng thuộc Đại học Y Wake Forest (Mỹ) tiến hành. Đối tượng nghiên cứu là 1.031 người lớn có trình độ học vấn khác nhau và hiện đang làm việc trong nhiều môi trường cũng khác nhau.

Họ được giám sát trong vòng 8 ngày liên tiếp và được yêu cầu ghi lại các sự kiện mà họ cho là gây stress xảy ra hằng ngày. Kết quả được sắp xếp theo mức độ trầm trọng của tình trạng stress.

Tổng kết cho thấy, những người có trình độ đại học bị stress trong gần một nửa thời gian nghiên cứu (số ngày có các sự kiện gây stress được ghi

nhận lên tới 44%). Trong khi đó, nhóm những người tốt nghiệp trung học có số ngày bị stress chỉ chiếm 38% tổng số ngày theo dõi. Tỉ lệ thời gian stress thấp nhất là ở nhóm những người chưa tốt nghiệp trung học (chỉ tốt nghiệp ở các cấp học thấp hơn hoặc bỏ học giữa chừng), chỉ có 30%. Có vẻ như những người trình độ thấp lại có khả năng thích ứng với tình hình tốt hơn. Rất nhiều sự kiện gây stress ở những người có bằng cấp lại chỉ là những phiền toái "nho nhỏ" đối với những người không có học thức cao. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng, một trong những nguyên nhân của vấn đề này là ảnh hưởng của môi trường sống. Nhìn chung, những người học vấn thấp thường sống trong các khu lao động nghèo, môi trường tương đối phức tạp. Do vậy, ngay từ nhỏ họ đã quen với nhiều va chạm trong xã hội, kể cả những vấn đề nghiêm trọng như tội phạm, nghèo đói. Từ đó, dần dần hình thành khả năng thích ứng với các biến cố.

Tuy nhiên, có một vấn đề khiến các nhà nghiên cứu rất quan tâm là tuy có thời gian stress ít hơn nhưng những tác động đến tinh thần và thể chất mà stress gây ra ở nhóm người có học vấn thấp lại trầm trọng hơn hẳn các nhóm khác. Một tỉ lệ lớn trong nhóm này bị buồn nôn, đau đầu, tức ngực và sốt khi phải đối mặt với các vấn đề gây stress hằng ngày. Trong khi đó, những người thuộc nhóm có trình độ học vấn cao tuy bị stress nhiều hơn, nhưng họ lại có thể chịu đựng stress tốt hơn, nên số người có các thay đổi tiêu cực về sức khỏe khi stress ở nhóm này thấp hơn.

Các nhà nghiên cứu còn nhận thấy rằng dường như với cùng một sự việc, khả năng gây ra stress cho những người thuộc các vị trí kinh tế - xã hội khác nhau cũng khác nhau. Ví dụ, một ngày mưa rả rích đối với một nhân viên văn phòng có thể gây ra đôi chút cảm giác buồn chán, mệt mỏi nhưng không có gì quá nghiêm trọng. Còn đối với công nhân xây dựng hoặc công nhân vệ sinh, mưa gió thực sự là một điều tồi tệ và nó có thể gây ra stress [48].

Stress và đặc điểm nhân cách

- Những nét nhân cách sau đây dễ bị tổn thương: dễ xúc động, khó làm chủ bản thân, bi đát các tình huống stress; đánh giá cao các khó khăn và đánh giá thấp bản thân.

- Những nét nhân cách sau đây có sức chống đỡ với stress: sớm làm chủ được tình huống stress, có ý chí và tinh thần trách nhiệm, có khả năng thích nghi, mềm dẻo.

Chƣơng 2

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phản ứng stress của bệnh nhân ung thư máu với bệnh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)