Biểu hiện của phản ứng stress

Một phần của tài liệu Phản ứng stress của bệnh nhân ung thư máu với bệnh (Trang 55 - 58)

Bảng 3.4: Biểu hiện về mặt cảm xúc

Biểu hiện Giới tính Tổng p

nam Nữ

Từ chối bệnh, không phải là tôi 18,1 38,9 56,9 0,004 Có thể nhầm kết quả xét nghiệm chăng? 15,3 19,4 34,7 0,805

Tại sao lại là tôi? 4,2 11,1 15,3 0,197

Không thể tin là mình bị bệnh 12,5 19,4 31,9 0,449 Sợ hãi 26,5 63,2 89,7 0,002 Buồn bã 20,8 27,8 48,6 0,490 Mặc cảm 16,7 26,4 42,1 0,154 Hoang mang 19,4 22,2 41,7 1,000 Lo lắng 22,2 19,4 41,7 4,474 Thất vọng 8,3 18,1 26,4 0,180 Hay cáu gắt 8,6 16,7 25,0 0,275

Theo mô hình tâm lý 5 giai đoạn của tác giả Kubler – Ross, ở thời gian đầu khi mới phát hiện bệnh, bệnh nhân thường có phản ứng từ chối/phủ nhận việc mình bị bệnh thậm chí nghi ngờ sự chính xác của những xét nghiệm khẳng định việc họ bị bệnh. Trong 72 bệnh nhân được nghiên cứu tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, có đến trên 50% bệnh nhân có phản ứng từ chối căn bệnh của mình. 56,9% bệnh nhân cho rằng “không phải tôi bị bệnh ung thư máu”. 34,7% bệnh nhân nghi ngờ kết quả xét nghiệm máu và chọc tủy có thể không chính xác. Và 31,9% bệnh nhân không tin là mình đã bị bệnh UTM. Một số ít bệnh nhân đặt ra câu hỏi: “Tại sao lại là tôi mà không phải ai khác?”, tỷ lệ này chiếm 15,3%. Có thể thấy, trong thời gian đầu mới phát hiện bệnh, ở bệnh nhân có nhiều sự hoài nghi, suy nghĩ về việc mình bị bệnh là chính xác hay không. Vấn đề cơ bản ở đây là họ không chấp nhận rằng mình đang bị bệnh UTM. Họ tìm mọi cách chối bỏ căn bệnh này, tìm nguyên nhân của bệnh, rồi có lúc lại ngậm ngùi, xót xa: tại sao không phải là ai khác… Bệnh nhân liên tục trả qua những cảm xúc khác nhau và chủ yếu là những phản ứng không tích cực.

Sau khi đặt ra vô vàn câu hỏi mà không tìm được câu trả lời, bệnh nhân bắt đầu cảm nhận và đối mặt với việc họ đang bị bệnh ung thư, họ đang mắc căn bệnh mà hàng triệu người đã chết vì nó, căn bệnh mà khả năng chữa khỏi không cao… ở bệnh nhân xuất hiện nhiều cảm xúc đan xen lẫn lộn, chủ yếu là cảm xúc tiêu cực. Gần 90% bệnh nhân cảm thấy sợ hãi (89,7%). Gần 50% bệnh nhân cảm thấy buồn bã, mặc cảm, hoang mang và lo lắng (các tỷ lệ này lần lượt là 48,6%, 42,1% và 41,7%). Trên 20% bệnh nhân cảm thấy thất vọng, hay cáu gắt và có những phản ứng thái quá với nhiều tình huống. Tất cả những biểu hiện trên đều là những biểu hiện về mặt cảm xúc của phản ứng stress. Có thể nói những biểu hiện của phản ứng stress của bệnh nhân rất phong phú, đa dạng, đan xen nhau một cách phức tạp.

Bảng 3.5: Biểu hiện về mặt hành vi

Mức độ Biểu hiện

Thường

xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

n % n % n %

Uống rượu 1 1,4 9 12,5 62 86,1

Hút thuốc 1 1,4 8 11,1 63 87,5

Quát mắng người khác 2 2,8 21 29,2 49 68,1

Sử dụng thuốc an thần 3 4,2 15 20,8 54 75,0

Uống thuốc nam/bắc 1 1,4 12 16,7 59 81,9

Xem bói 1 1,4 6 8,3 65 90,3

Cầu khấn 7 9,7 26 31,6 39 54,2

Đeo bùa, đổi hướng bàn thờ 1 1,4 6 8,3 65 90,3

Muốn tự tử 0 0 7 9,7 65 90,3

Xuất phát từ sự căng thẳng tâm lý, những áp lực, lo lắng trong quá trình điều trị, ở bệnh nhân UTM xuất hiện nhiều hành vi thể hiện phản ứng của cơ thể trước tác nhân gây stress là bệnh UTM và các yếu tố xuất hiện trong quá trình điều trị bệnh. Khoảng 40% bệnh nhân thực hiện hành vi cầu khấn tổ tiên, trời phật để cầu xin sự sống được kéo dài. 31% bệnh nhân được hỏi có hành vi quát mắng những người xung quanh (chủ yếu ở mức độ thỉnh thoảng). Trên 20% bệnh nhân có sử dụng thuốc an thần để ổn định tâm lý, dễ ngủ trong quá trình điều trị. Một số bệnh nhân có sử dụng thuốc nam/thuốc bắc trong khi điều trị theo phác đồ mà bác sĩ quy định – đây là một trong những hành vi “chống chỉ định” mà các bác sỹ yêu cầu bệnh nhân tuân thủ. Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có thực hiện hành vi hút thuốc, uống rượu, xem bói, đeo bùa, đổi hướng bàn thờ. Đặc biệt có đến 9,7% bệnh nhân có ý định tự tử. Đây là con số để bác sĩ điều trị và người nhà cần đặc biệt quan tâm.

Bảng 3.6: Biểu hiện của phản ứng stress

Biểu hiện Stress Có Không TB p

Tôi thấy khó mà thoải mái được Có 59,1 40,9 30,6 1,000 Không 58,0 42,0 69,4

Tôi có xu hướng phản ứng thái quá với mọi tình huống

Có 46,2 53,8 18,1

0,365 Không 61,0 39,0 81,9

Tôi thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều

Có 56,5 43,5 31,9

1,000 Không 59,2 40,8 68,1

Tôi thấy bản thân dễ bị kích động Có 58,3 41,7 16,7 1,000 Không 58,3 41,7 83,3

Tôi thấy khó thư giãn được Có 58,3 41,7 33,3 1,000 Không 58,3 41,7 66,7

Tôi không chấp nhận được việc có cái gì đó xen vào cản trở việc tôi đang làm

Có 63,0 37,0 37,5

0,625 Không 55,6 44,4 62,5

Tôi thấy mình khá dễ phật ý, tự ái Có 54,2 45,8 33,3 0,623 Không 60,4 39,6 66,7

Trong số 7 câu hỏi đánh giá mức độ stress được sắp xếp ngẫu nhiên trong trắc nghiệm thì đa số đều nhận được đáp án trả lời là có (với các mức độ khác nhau) với tỷ lệ trên 30%.

Một phần của tài liệu Phản ứng stress của bệnh nhân ung thư máu với bệnh (Trang 55 - 58)