Thực trạng phản ứng stres sở bệnh nhân UTM

Một phần của tài liệu Phản ứng stress của bệnh nhân ung thư máu với bệnh (Trang 50 - 55)

Theo Cao Tiến Đức, Nguyễn Sinh Phúc, Bùi Quang Huy [6], đối với nhiều người, nhất là những người đã có một khoảng thời gian dài khỏe mạnh, vào viện điều trị nội trú gây ra những stress đáng kể và đồng thời nó cũng chính là sự báo hiệu cho những thay đổi lớn về mặt tâm lý.

Có rất nhiều thay đổi về mặt xã hội đối với mỗi cá nhân khi phải nhập viện. Trước hết họ “có” thêm một vai trò mới, vai trò hầu như không mấy ai mong muốn: người bệnh. Nằm viện kéo theo một loạt các hậu quả. Tự do bị hạn chế, không còn được ăn, uống, đọc sách, thức đêm tùy ý. Mặc dù biết là cần thiết song nhiều người vẫn cảm thấy ngần ngại khi phải cởi bỏ quần áo ngoài của mình để mặc bộ quần áo người bệnh. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, cảm thấy không dễ chịu chút nào khi có tay người lạ đặt lên cơ thể mình.

Ở nhà, nếu buồn người ta có thể đi chơi, gọi điện thoại tán gẫu hay nghe nhạc. Trong bệnh viện, họ không được như vậy. Mặt khác việc thích nghi với chế độ, các qui định trong bệnh viện với nhiều người không thể diễn ra một cách nhanh chóng.

Với bệnh nhân UTM, việc biết mình bị bệnh đã là một nguyên nhân gây stress mạnh, cộng thêm việc phải tuân thủ một phác đồ điều trị nghiêm ngặt, phải cam kết với bệnh viện, phải tự chịu trách nhiệm về mạng sống của mình cùng một loạt các biểu hiện của bệnh, sự đau đớn, sợ hãi, các phản ứng phụ trong quá trình điều trị… có thể sẽ là những yếu tố thúc đẩy và làm tăng cao phản ứng stress ở bệnh nhân.

Bảng 3.3: Mức độ stress của bệnh nhân ung thƣ máu Mức độ stress Giới Nam Nữ Tổng p n % n % n % 0,342 Bình thường 23 31,9 19 26,4 42 58,3 Nhẹ 3 4,2 9 12,5 12 16,7 Vừa 7 9,7 7 9,7 7 19,4 Nặng 0 0 1 1,4 1 1,4 Rất nặng 1 1,4 2 2,8 3 4,2

Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1: Mức độ phản ứng stress ở bệnh nhân ung thƣ máu

Trong số 72 đối tượng nghiên cứu, có 41,7% có stress ở các mức độ từ nhẹ đến rất nặng, trong đó chủ yếu là stress ở mức độ vừa (46,7%) và mức độ nhẹ (40%), các mức độ nặng và rất nặng lần lượt chiếm tỷ lệ 3,3% và 10%. Có thể thấy, tỷ lệ bệnh nhân có stress trong nghiên cứu thấp hơn nhiều so với giả định ban đầu chúng tôi đưa ra khi tính toán số lượng cỡ mẫu cần nghiên cứu (70%). Kết quả này rất phù hợp với nghiên cứu của Triệu Thị Biển và cộng sự được thực hiện năm 2009 khi nghiên cứu về “Thực trạng thái độ lạc quan của

bệnh nhân ung thư máu năm 2009” [1]: có đến 78% bệnh nhân UTM có thái độ lạc quan trong quá trình điều trị bệnh. Có thể lý giải thực tế này như sau:

Theo bác sỹ Kubler – Ross – bác sỹ Tâm thần học người Thụy Sỹ – người đã tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về cái chết, trong cuốn “On the death and dying”, những người mắc bệnh nan y, trong đó có bệnh ung thư thường trải qua mô hình tâm lý 5 giai đoạn (được trình bày cụ thể ở Chương 1) bao gồm: Phủ nhận, giận dữ, mặc cả, trầm cảm và chấp nhận. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy ở bệnh nhân UTM cũng có những giai đoạn tương tự. Ở giai đoạn đầu tiên – phủ nhận, người bệnh thường không chấp nhận căn bệnh mà mình đang mắc phải, không thể tin đó là sự thật… sau đó họ nhanh chóng nhận ra rằng mình đang phải đối mặt với căn bệnh nan y, đang phải đối mặt với tử thần và cái chết có thể đến với họ bất cứ lúc nào. Đến giai đoạn tiếp theo, người bệnh tỏ ra giận dữ với mọi hoàn cảnh, với bản thân và với những người xung quanh. Họ thường đặt ra câu hỏi “Tại sao không phải là ai khác mà lại là tôi?” “Tôi đã làm gì để đến nông nỗi này?”… Có đôi khi, họ cáu giận với người chăm sóc mình, với y bác sỹ, thậm chí cáu giận với bất kì ai. Nhưng ở giai đoạn thứ 3 – mặc cả, sự hy vọng lại xuất hiện nhiều hơn. Họ cầu xin sự sống của mình được kéo dài hơn, có thể chỉ thêm vài tháng để được chứng kiến con cái trưởng thành, lập gia đình; có thể vài năm – đủ để họ thực hiện ước mơ của mình, thậm chí mong sống được ngày nào thì tốt ngày đó. Niềm tin và hy vọng của họ được gửi trọn vẹn vào người bác sỹ điều trị và một số yếu tố tâm linh như cầu xin tổ tiên, trời phật phù hộ. Giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân thường thu mình trong phòng, ít giao tiếp với người khác, cá biệt có một số bệnh nhân có ý định tự tử. Ở giai đoạn chấp nhận, người bệnh bắt đầu chấp nhận cái chết sẽ đến với mình bất cứ lúc nào, họ chuẩn bị cho mình tâm lý tốt nhất để đón nhận điều đó. Họ luôn thể hiện tinh thần vui vẻ và lạc quan bởi với họ mọi sự đau khổ, giận dữ giờ trở nên bình thường, chỉ còn

một tâm niệm là sống làm sao mỗi ngày được sống là một ngày thật vui vẻ, ý nghĩa với họ và với người thân, gia đình. Không phải tất cả bệnh nhân UTM đều trải qua lần lượt 5 giai đoạn như vậy, nhiều người bỏ qua 1 đến 2 thậm chí là 3 giai đoạn. Thời gian diễn ra các giai đoạn này ở mỗi người cũng khác nhau. Cũng dễ dàng nhận thấy rằng, ở 4 giai đoạn đầu, các phản ứng tâm lý của bệnh nhân chủ yếu mang màu sắc (có sắc thái) tiêu cực, sắc thái tích cực xuất hiện nhiều ở giai đoạn chấp nhận – giai đoạn mà người bệnh đã nếm trải đủ các màu sắc xúc cảm khác nhau, trải qua nhiều hoàn cảnh khắc nghiệt trong quá trình điều trị bệnh. Chúng tôi nhận thấy, bệnh nhân UTM đang điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương hầu hết trải qua các giai đoạn mặc cả, trầm cảm và chấp nhận. Hầu hết họ trải qua giai đoạn phủ nhận và giận dữ trong một thời gian rất ngắn (khoảng vài ngày đến 1 tuần), và 72 đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu đang ở giai đoạn chấp nhận. Giai đoạn này, thái độ và lý tưởng sống của bệnh nhân đã được củng cố phần nhiều khi trải qua những đợt ĐTHC ảnh hưởng nặng nề đến thể chất và tinh thần người bệnh, được chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn, éo le hơn mình nhưng nghị lực sống và vươn lên thì không bao giờ tắt, nhận được tình yêu thương, động viên, khích lệ và niềm tin mà người thân, gia đình, y bác sỹ, những người xung quanh họ… gửi gắm. Phỏng vấn sâu một bệnh nhân nữ, 30 tuổi, ở Bắc Giang cho biết: “Lúc mới vào viện tôi cảm thấy rất căng thẳng nhưng qua những đợt ĐTHC tôi thấy rằng bệnh tật là một thử thách cần phải vượt qua nên tôi cảm thấy tinh thần rất thoải mái”. Chính bởi những khó khăn nhất trong cuộc sống, những thời điểm cam go nhất để chiến dấu dành lại sự sống mà bản thân người bệnh đã trải qua giúp họ có được thái độ và tinh thần sống lạc quan, tích cực, cái chết trở thành một điều gì đó rất nhẹ nhàng, họ sẵn sàng đón nhận nó bất cứ lúc nào. Với người bệnh, mỗi một ngày được sống là một ngày thật vui vẻ, lạc quan, yêu đời – một ngày thật ý nghĩa. Họ

tìm thấy sự bình an và thanh thản trong tâm hồn. Bệnh nhân Phan Văn M, 58 tuổi cho biết: “Riêng với bệnh ung thư máu thì giữ được tâm lý ổn định, tinh thần lạc quan là đã chiến thắng được 50% bệnh tật rồi”. Đây cũng là quan điểm mà chúng tôi nhận thấy hầu hết bệnh nhân UTM đang điều trị đều đồng tình.

Mặt khác, nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu mô tả, chỉ là một lát cắt trong quá trình điều trị của bệnh nhân với số lượng cỡ mẫu nhỏ và phạm vi nghiên cứu hẹp (chỉ nghiên cứu tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương) nên không thể mô tả được hết những phản ứng tâm lý, tâm trạng, cảm xúc của người bệnh UTM. Hơn nữa, 72 đối tượng nghiên cứu chủ yếu đang ở giai đoạn chấp nhận – giai đoạn các cảm xúc tích cực chiếm phần lớn nên không thể thấy được hết các màu sắc của phản ứng stress. Nếu nghiên cứu này được tiến hành ở những bệnh nhân mới nhập viện thì có lẽ tỷ lệ bệnh nhân có stress sẽ không phải là 41,7% mà có thể cao hơn rất nhiều. Chúng tôi cho rằng việc tiến hành những nghiên cứu trong lĩnh vực này sâu hơn, trên cỡ mẫu lớn hơn là rất cần thiết và cần có sự đầu tư của các bệnh viện, đặc biệt là những bệnh viện lớn, bệnh viện tuyến trung ương như Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K… để dần tiến tới hoàn thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách bài bản, chuyên nghiệp. Trong quá trình phỏng vấn sâu, một số bệnh nhân cũng đề xuất với chúng tôi: “Cần có cán bộ làm công tác tư tưởng, trò chuyện với bệnh nhân trong quá trình điều trị”. Đó thực sự là việc làm rất cần thiết.

Tỷ lệ bệnh nhân UTM có stress ở nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Đoan Trang năm 2008, nghiên cứu về các rối loạn cảm xúc của trẻ em bị bệnh ung thư [21]. Theo Nguyễn Thị Đoan Trang, chỉ có 11% bệnh nhi ung thư có các biểu hiện của rối loạn lo âu, căng thẳng. Và lý do khiến trẻ bị bệnh ung thư cảm thấy lo âu, căng thẳng là do trẻ nghĩ rằng mình là đứa trẻ hư, không vâng lời thầy cô và cha mẹ nên mới bị bệnh;

nhiều trẻ có mặc cảm tự ti, tội lỗi, không bằng các bạn khác. Có lẽ do nhận thức, hiểu biết của trẻ về bệnh ung thư còn hạn chế cũng như việc chưa tính toán hết các tình huống xảy ra trong quá trình điều trị bệnh do trẻ bị ung thư còn “vô tư” nên tỷ lệ trẻ bị lo âu, căng thẳng là rất ít. Ngược lại, ở bệnh nhân UTM đang điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, tác nhân gây ra stress không phải chỉ đơn thuần là căn bệnh UTM mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của người bệnh đối với gia đình, xã hội, là những con đường mà người bệnh chưa đi hết, những ước mơ, hoài bão chưa được thực hiện, là vấn đề tài chính đè nặng lên đôi vai họ và gia đình họ… Bệnh nhân Trần Thị Thanh T. (45 tuổi) cho biết: “Ai biết mình có bệnh cũng đã căng thẳng lắm rồi huống chi là biết mình bị bệnh ung thư!”.

Một phần của tài liệu Phản ứng stress của bệnh nhân ung thư máu với bệnh (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)