Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phản ứng stress của bệnh nhân ung thư máu với bệnh (Trang 44)

2.3.1. Phương pháp hồi cứu, phân tích văn bản, tài liệu

Chúng tôi tìm hiểu, phân tích các tài liệu nghiên cứu về stress, ung thư máu, các tài liệu nghiên cứu về những phản ứng tâm lý của bệnh nhân ung thư khi mắc bệnh. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng bảng hỏi để tập trung vào trong tâm của vấn đề nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (nghiên cứu định lượng)

Nhằm thu thập các thông tin định lượng. Sử dụng bảng hỏi đã được thiết kế từ trước theo nguyên tắc bao gồm các câu hỏi về cảm xúc, thái độ và hành vi của bệnh nhân đối với bệnh.

2.3.3. Phương pháp trắc nghiệm

Nhằm thu thập các thông tin định lượng. Sử dụng thang đo Trầm cảm - Lo âu - Stress (DASS 21) được sử dụng rộng rãi trên thế giới và tại Việt Nam [37]. Thang đo gồm 21 câu hỏi, đánh giá về 3 nội dung: trầm cảm, lo âu và stress, mỗi nội dung có 7 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời tương ứng với số điểm:

0: Không đúng với tôi

1: Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng 2: Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng 3: Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng

Bệnh nhân được yêu cầu đọc câu hỏi và khoanh tròn vào các câu trả lời tương ứng với tình trạng mà họ cảm thấy trong suốt 1 tuần qua. Cách tính điểm: Cộng tổng điểm của 21 câu rồi nhân hệ số 2.

Bảng 2.1: Cách tính điểm Thang đo DASS 21 [37]

Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress Bình thường 0 – 9 0 – 7 0 – 14 Nhẹ 10 – 13 8 – 9 15 – 18 Vừa 14 – 20 10 – 14 19 – 25 Nặng 21 – 27 15 – 19 26 – 33 Rất nặng ≥28 ≥20 >34

2.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu theo cặp (pair discussion) (nghiên cứu định tính) cứu định tính)

Nhằm thu thập thông tin định tính. Lựa chọn những bệnh nhân có điểm số stress cao, phỏng vấn sâu để tìm hiểu rõ hơn về hoàn cảnh, quá trình điều trị bệnh, cảm xúc, thái độ, hành vi… của bệnh nhân trong quá trình điều trị nội trú, chúng tôi tiến hành phỏng vấn theo cặp đôi (2 nam hoặc 2 nữ hoặc đôi nam nữ) tại không gian riêng, đảm bảo không gian riêng tư khi bệnh nhân chia sẻ. Đây là phương pháp phỏng vấn thu được hiệu quả rất cao, vừa tiết kiệm được thời gian, phỏng vấn được số lượng bệnh nhân nhiều hơn, nhanh hơn lại làm giảm được cơ chế phòng vệ của bản thân người bệnh. Khi phỏng vấn theo cặp, bệnh nhân dễ dàng chia sẻ những vấn đề của mình, thậm chí còn đưa ra những so sánh vấn đề của mình với bệnh nhân kia, tạo được sự hào hứng, thoải mái và vui vẻ trong quá trình phỏng vấn.

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu:

Sử dụng phần mềm thống kê xã hội học SPSS phiên bản 18.0 với các thuật toán thống kê thông dụng.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi ban đầu là 76 bệnh nhân, số phiếu phát ra là 76, số phiếu thu về là 76 nhưng qua quá trình làm sạch bảng hỏi, có 4 phiếu không hợp lệ nên chúng tôi chỉ đưa vào phân tích số liệu trên 72 phiếu hợp lệ.

3.1. Những số liệu chung

Bảng 3.1: Đặc điểm về giới tính, độ tuổi, trình độ và nơi sống của đối tƣợng nghiên cứu

Đặc điểm Nam (n=34) Nữ (n=38) Tổng (n=72) n % n % n % Tuổi 18 – 25 5 6,9 2 2,8 7 9,7 26 – 45 9 12,5 16 22,2 25 34,7 46 – 60 10 13,9 12 16,7 22 30,6 >60 10 13,9 8 11,1 18 25,0 Trình độ Dưới THPT 10 13,9 18 25,0 28 38,9 TN THPT 16 22,2 10 13,9 26 36,1 ĐH, CĐ 8 11,1 6 8,3 14 19,4 Sau ĐH 0 0 4 5,6 4 5,6 Nơi sống Nông thôn 32 44,4 27 37,5 59 81,9 Thành thị 2 2,8 11 15,3 13 18,1

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 72 bệnh nhân, trong đó, có 34 bệnh nhân nam chiếm 47,2% và 38 bệnh nhân nữ chiếm 52,8%. Phần lớn các bệnh nhân ở độ tuổi từ 26 – 45 (34,7%) và độ tuổi 46 – 60 (30,6%).

Có thể nói, đối tượng nghiên cứu chủ yếu ở độ tuổi trưởng thành (26 - 45 tuổi). Ở độ tuổi này đánh dấu những bước phát triển, những đặc điểm tâm lý quan trọng của con người.Theo E.Erikxon [17], từ 20 đến 40 tuổi là giai

đoạn người trưởng thành trẻ tuổi lập thân và lập nghiệp. Nhìn chung đây là giai đoạn con người đã có nghề và đang đi vào giai đoạn hành nghề một cách tích cực. Sự hăng say, sáng tạo trong nghề nghiệp được hình thành và ngày càng phát triển ở mức bền vững, sâu sắc. Đồng thời, ở giai đoạn này tâm lý con người cũng tiềm ẩn những khủng hoảng. Nhu cầu của sự gắn kết tình yêu nam nữ có vị trí đặc biệt trong đời sống nên vấn đề tâm lý tiềm tàng ở giai đoạn này là sự cô độc, thất vọng, thậm chí tuyệt vọng do những thất bại trong quá trình dẫn đến tình yêu và hôn nhân. Việc ra đời những đứa con đầu lòng không chỉ mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao mà còn là thời điểm đánh dấu sự thay đổi sâu sắc trong quan hệ vợ chồng. Song song với đó, nếu giai đoạn này con người lập nghiệp không thành công , chưa được lao động bằng chính nghề của mình để sống và hoạt động thì sự hẫng hụt về mặt tâm lý xã hội là rất lớn. Những người này cảm thấy bi quan, chán nản, bất mãn, tự ti trong cuộc sống. Đây cũng là nguyên nhân cho những tệ nạn xã hội xảy ra. Có thể thấy, ở lứa tuổi này bệnh nhân đang tràn trề sức sống, nhiệt huyết và đam mê với công việc, hăng hái trong cuộc sống. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tâm lý của bệnh nhân khi bị bệnh. Với những người trẻ tuổi, khi những niềm đam mê, khát khao, mơ ước của họ chưa được thực hiện, bệnh ung thư ập đến có thể khiến họ trở nên bi quan, chán nản, bất mãn với cuộc đời thậm chí sẽ là cú sốc mạnh làm thay đổi định hướng cuộc đời họ.

Phần nhiều bệnh nhân có trình độ dưới THPT (38,9%), 36,1% đã tốt nghiệp THPT. Một số ít bệnh nhân có trình độ cao (cao đẳng, đại học) 19,4%. Thậm chí một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có trình độ học vấn rất cao – sau đại học , chiếm 5,6%. Trình độ học vấn cũng có thể là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến phản ứng stress ở bệnh nhân UTM. Theo một nghiên cứu của Đại học Y Wake Forest (Mỹ) tiến hành trên 1.031 người lớn có trình độ học

vấn khác nhau và hiện đang làm việc trong nhiều môi trường khác nhau cho thấy rằng, những người có bằng cấp có nguy cơ bị stress cao hơn so với những người có trình độ học vấn thấp. Rất nhiều sự kiện gây stress với người có bằng cấp lại chỉ là những “phiền toái” nhỏ đối với những người trình độ thấp. Kết quả của nghiên cứu này sẽ là một hướng phân tích rất hay cho vấn đề mà chúng ta đang xem xét.

Hầu hết bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi (81,9%) sống tại nông thôn, chỉ có 18,1% đối tượng nghiên cứu sống ở thành thị. Theo kết quả nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Nature – Tạp chí khoa học danh tiếng nhất thế giới thì “những người sống ở nông thôn ít bị stress hơn so với những người sống ở thành phố lớn bởi vì bộ não của họ phản ứng khác nhau với môi trường sống” [48]. Theo nguồn thông tin được đăng tải trên website http://tuoitre.vn/The-gioi/The-gioi-muon- mau/444341/Thi-dan-de-bi-stress-hon-nong-dan-la-do-nao.html:.

Các nghiên cứu trước đây kết luận những người sinh ra và lớn lên trong các thành phố lớn thường có cảm giác lo âu, bất an và hay bị stress nhiều hơn những người sống ở nông thôn, nhưng chưa tìm được các bằng chứng sinh học để lý giải cho kết luận này.

Sau khi lần lượt chụp cắt lớp não của ba nhóm tình nguyện viên ở Đức (tổng cộng 92 người), nhóm nghiên cứu Đức phát hiện: não của người sống trong thành phố trên 100.000 dân sử dụng nhiều amygdala - phần chất xám tựa như quả hạnh, hiện diện trong mỗi bán cầu, có liên quan đến cảm giác sợ hãi và kích động - hơn người nông thôn nên dễ bị stress hơn. Bên cạnh đó, “nguy cơ bị chứng tâm thần phân liệt ở người thành thị cao gấp đôi so với người nông thôn” - giáo sư Jens Pruessner, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Theo giáo sư Pruessner, “nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu hơn về những tác động môi trường sống ở đô thị lớn lên não người và sức khỏe con người nói chung”. Như vậy, nơi sống có thể sẽ ảnh hưởng đến phản ứng stress ở bệnh nhân UTM.

Bảng 3.2: Đặc điểm về thời gian điều trị và số đợt điều trị hóa chất Đặc điểm Nam (n=34) Nữ (n=38) Tổng (n=72) n % n % n % Thời gian điều trị <6 tháng 13 18,1 18 25,0 31 43,1 6-12 tháng 9 12,5 5 6,9 14 19,4 1 – 3 năm 9 12,5 10 13,9 19 26,4 >3 năm 3 4,2 5 6,9 8 11,1 Số đợt ĐTHC 1 đợt 14 19,4 10 13,9 24 33,3 2 – 3 đợt 10 13,9 12 16,7 22 30,6 4 – 5 đợt 8 11,1 9 12,5 17 23,6 >5 đợt 2 2,8 7 9,7 9 12,5

Phần nhiều bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi mới được điều trị dưới 6 tháng, chiếm 43,1% và đa số bệnh nhân đã ĐTHC dưới 3 đợt (33,3% ĐTHC 1 đợt, 30,6% ĐTHC từ 2 – 3 đợt). ĐTHC (hay còn gọi là hóa trị liệu) là một vũ khí quan trọng để điều trị bệnh ung thư. Hóa trị liệu là dùng các thuốc diệt tế bào. Thuốc có tác dụng thông qua việc làm dừng hoặc làm chậm lại sự phân chia nhanh của các tế bào ung thư. Tuy nhiên thuốc cũng làm ảnh hưởng đến các tế bào lành, nhất là những cơ quan, bộ phận sinh sản nhanh như niêm mạc miệng, đường tiêu hóa hay lông, tóc, các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu , tiểu cầu). Sự ảnh hưởng của thuốc đến các tế bào lành được thể hiện qua các tác dụng phụ không mong muốn như rụng tóc, tiêu chảy, viêm niêm mạc miệng, nhiễm khuẩn do giảm bạch cầu, chảy máu do hạ tiểu cầu... Thường thì những tác dụng phụ này sẽ hết khi kết thúc hóa trị liệu. Hóa chất được điều trị theo chu kỳ với khoảng thời gian dùng thuốc và khoảng nghỉ. Trong quá trình điều trị hóa chất sẽ xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn đối với bệnh nhân, tùy vào sức khỏe, thể trạng và việc đáp ứng tốt hay

không tốt với hóa chất mà những tác dụng phụ này khác nhau ở những bệnh nhân khác nhau. Các tác dụng phụ không mong muốn này thể hiện trực tiếp qua sức khỏe thể chất của từng bệnh nhân và chắc chắn cũng sẽ có ảnh hưởng phần nào đến tinh thần, tâm lý của bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh.

3.2. Thực trạng phản ứng stress ở bệnh nhân UTM

Theo Cao Tiến Đức, Nguyễn Sinh Phúc, Bùi Quang Huy [6], đối với nhiều người, nhất là những người đã có một khoảng thời gian dài khỏe mạnh, vào viện điều trị nội trú gây ra những stress đáng kể và đồng thời nó cũng chính là sự báo hiệu cho những thay đổi lớn về mặt tâm lý.

Có rất nhiều thay đổi về mặt xã hội đối với mỗi cá nhân khi phải nhập viện. Trước hết họ “có” thêm một vai trò mới, vai trò hầu như không mấy ai mong muốn: người bệnh. Nằm viện kéo theo một loạt các hậu quả. Tự do bị hạn chế, không còn được ăn, uống, đọc sách, thức đêm tùy ý. Mặc dù biết là cần thiết song nhiều người vẫn cảm thấy ngần ngại khi phải cởi bỏ quần áo ngoài của mình để mặc bộ quần áo người bệnh. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, cảm thấy không dễ chịu chút nào khi có tay người lạ đặt lên cơ thể mình.

Ở nhà, nếu buồn người ta có thể đi chơi, gọi điện thoại tán gẫu hay nghe nhạc. Trong bệnh viện, họ không được như vậy. Mặt khác việc thích nghi với chế độ, các qui định trong bệnh viện với nhiều người không thể diễn ra một cách nhanh chóng.

Với bệnh nhân UTM, việc biết mình bị bệnh đã là một nguyên nhân gây stress mạnh, cộng thêm việc phải tuân thủ một phác đồ điều trị nghiêm ngặt, phải cam kết với bệnh viện, phải tự chịu trách nhiệm về mạng sống của mình cùng một loạt các biểu hiện của bệnh, sự đau đớn, sợ hãi, các phản ứng phụ trong quá trình điều trị… có thể sẽ là những yếu tố thúc đẩy và làm tăng cao phản ứng stress ở bệnh nhân.

Bảng 3.3: Mức độ stress của bệnh nhân ung thƣ máu Mức độ stress Giới Nam Nữ Tổng p n % n % n % 0,342 Bình thường 23 31,9 19 26,4 42 58,3 Nhẹ 3 4,2 9 12,5 12 16,7 Vừa 7 9,7 7 9,7 7 19,4 Nặng 0 0 1 1,4 1 1,4 Rất nặng 1 1,4 2 2,8 3 4,2

Từ bảng số liệu trên ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1: Mức độ phản ứng stress ở bệnh nhân ung thƣ máu

Trong số 72 đối tượng nghiên cứu, có 41,7% có stress ở các mức độ từ nhẹ đến rất nặng, trong đó chủ yếu là stress ở mức độ vừa (46,7%) và mức độ nhẹ (40%), các mức độ nặng và rất nặng lần lượt chiếm tỷ lệ 3,3% và 10%. Có thể thấy, tỷ lệ bệnh nhân có stress trong nghiên cứu thấp hơn nhiều so với giả định ban đầu chúng tôi đưa ra khi tính toán số lượng cỡ mẫu cần nghiên cứu (70%). Kết quả này rất phù hợp với nghiên cứu của Triệu Thị Biển và cộng sự được thực hiện năm 2009 khi nghiên cứu về “Thực trạng thái độ lạc quan của

bệnh nhân ung thư máu năm 2009” [1]: có đến 78% bệnh nhân UTM có thái độ lạc quan trong quá trình điều trị bệnh. Có thể lý giải thực tế này như sau:

Theo bác sỹ Kubler – Ross – bác sỹ Tâm thần học người Thụy Sỹ – người đã tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về cái chết, trong cuốn “On the death and dying”, những người mắc bệnh nan y, trong đó có bệnh ung thư thường trải qua mô hình tâm lý 5 giai đoạn (được trình bày cụ thể ở Chương 1) bao gồm: Phủ nhận, giận dữ, mặc cả, trầm cảm và chấp nhận. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy ở bệnh nhân UTM cũng có những giai đoạn tương tự. Ở giai đoạn đầu tiên – phủ nhận, người bệnh thường không chấp nhận căn bệnh mà mình đang mắc phải, không thể tin đó là sự thật… sau đó họ nhanh chóng nhận ra rằng mình đang phải đối mặt với căn bệnh nan y, đang phải đối mặt với tử thần và cái chết có thể đến với họ bất cứ lúc nào. Đến giai đoạn tiếp theo, người bệnh tỏ ra giận dữ với mọi hoàn cảnh, với bản thân và với những người xung quanh. Họ thường đặt ra câu hỏi “Tại sao không phải là ai khác mà lại là tôi?” “Tôi đã làm gì để đến nông nỗi này?”… Có đôi khi, họ cáu giận với người chăm sóc mình, với y bác sỹ, thậm chí cáu giận với bất kì ai. Nhưng ở giai đoạn thứ 3 – mặc cả, sự hy vọng lại xuất hiện nhiều hơn. Họ cầu xin sự sống của mình được kéo dài hơn, có thể chỉ thêm vài tháng để được chứng kiến con cái trưởng thành, lập gia đình; có thể vài năm – đủ để họ thực hiện ước mơ của mình, thậm chí mong sống được ngày nào thì tốt ngày đó. Niềm tin và hy vọng của họ được gửi trọn vẹn vào người bác sỹ điều trị và một số yếu tố tâm linh như cầu xin tổ tiên, trời phật phù hộ. Giai đoạn trầm cảm, bệnh nhân thường thu mình trong phòng, ít giao tiếp với người khác, cá biệt có một số bệnh nhân có ý định tự tử. Ở giai đoạn chấp nhận, người bệnh bắt đầu chấp nhận cái chết sẽ đến với mình bất cứ lúc nào, họ chuẩn bị cho mình tâm lý tốt nhất để đón nhận điều đó. Họ luôn thể hiện tinh thần vui vẻ và

Một phần của tài liệu Phản ứng stress của bệnh nhân ung thư máu với bệnh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)