Stress và lo âu, trầm cảm

Một phần của tài liệu Phản ứng stress của bệnh nhân ung thư máu với bệnh (Trang 58 - 68)

Ngoài những biểu hiện của stress, ở bệnh nhân UTM còn có cả biểu hiện của lo âu và trầm cảm. Lo âu và trầm cảm là những phản ứng thường hay gặp ở những bệnh nhân điều trị nội trú. Do điều trị nội trú nên bệnh nhân gần như tách biệt với cuộc sống gia đình, công việc, kéo theo đó là những lo lắng, mệt mỏi trong quá trình điều trị bệnh, những vấn đề liên quan đến tài chính,

thậm chí cả việc trút bỏ bộ quần áo bình thường để khoác trên mình bộ quần áo của bệnh nhân, những phản ứng phụ không mong muốn xảy ra trong quá trình ĐTHC như rụng tóc, viêm loét, nôn mửa… Tất cả dù ít hay nhiều đều có sự ảnh hưởng nhất định đến tâm lý người bệnh.

Bảng 3.7: Mức độ lo âu – trầm cảm của bệnh nhân UTM

Mức độ Lo âu Trầm cảm n % n % Bình thường 28 38,9 45 62,5 Nhẹ 6 8,3 6 8,3 Vừa 15 20,8 13 18,1 Nặng 11 15,3 4 5,6 Rất nặng 12 16,7 4 5,6 Tổng 72 100 72 100

Theo kết quả khảo sát bằng thang đo DASS [37] cho thấy, phần nhiều bệnh nhân UTM có biểu hiện của lo âu và trầm cảm ở mức độ vừa (20,8% và 18,1%), cá biệt có trên 15% bệnh nhân có biểu hiện lo âu ở mức độ nặng và rất nặng.

Stress và lo lắng

Có rất nhiều yếu tố trong bệnh viện có thể gây stress hoặc lo lắng cho người bệnh. Các cứ liệu cho thấy những biểu hiện lo lắng là khá phổ biến.

Kết quả những phỏng vấn của Wilson và Barnet (1976) cho thấy sự cách ly gia đình, bạn bè, công việc là nguyên nhân chủ yếu gây lo lắng ở người bệnh. Theo kết quả nghiên cứu của Johnston (1982), nhân viên điều dưỡng đánh giá quá cao sự chăm sóc y tế còn người bệnh lại lo lắng đến cuộc sống của họ sau khi ra viện. Trong nghiên cứu sau (Johnston, 1987) bà lại thông báo rằng lo lắng đến phẫu thuật là quan tâm số 1 của người bệnh [6].

Ở bệnh nhân UTM, có lẽ lại có những sự lo lắng khác hơn cả so với những bệnh nhân trong các nghiên cứu trên. Điều họ lo lắng nhất có lẽ là bệnh của họ có tiến triển theo chiều hướng tốt hay không. Thêm nữa là bệnh nhân UTM phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như tài chính khó khăn, phản ứng phụ trong quá trình điều trị bệnh thường xuyên xảy ra, trách nhiệm với gia đình, với xã hội…. Đặc biệt, bệnh nhân UTM phải tuân thủ một phác đồ điều trị nghiêm ngặt cùng với việc nỗ lực đấu tranh để giành lại sự sống từng ngày.

Bảng 3.8: Các biểu hiện của lo lắng

Stress Biểu hiện ( %) Không (%) Tổng (%) OR (95%CI) p Rất lo lắng Có 30,6 11,1 41,7 0,086 (0,028 - 0,261) 0,000 Không 11,1 47,2 58,3 Cáu gắt Có 20,8 4,2 25,0 0,077 (0,019 - 0,304) 0,000 Không 20,8 54,2 75,0 Phản ứng thái quá Có 13,9 6,9 20,8 0,270 (0,081 - 0,900) 0,039 Không 27,8 51,4 79,2

Qua khảo sát bằng bảng hỏi, chúng tôi nhận thấy rằng, ở những bệnh nhân có stress đều có tỷ lệ biểu hiện các đặc điểm của phản ứng stress cao hơn so với nhóm không có stress. 30,6% bệnh nhân có stress thường thấy “rất lo lắng” trong thời gian điều trị tại viện, trong khi đó, tỷ lệ này ở những bệnh nhân không stress chỉ là 11,1%. Hay trong số 25% bệnh nhân thường hay cáu gắt, giận dữ với người khác thì có đến 20,4% bệnh nhân có stress. Tương tự, 13,9% bệnh nhân có stress thường phản ứng thái quá với mọi tình huống, trong khi tỷ lệ này ở những bệnh nhân không stress là 6,9%, tỷ suất chênh là 0,27. Tất cả những khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05 và tỷ suất chênh không chứa giá trị 1.

Bảng 3.9: Các biểu hiện của lo lắng (theo Thang đánh giá DASS)

Biểu hiện Stress Tổng p OR(95%CI)

Không Có TB Bị khô miệng Có 26,4 13,9 40,3 0,340 1,652 (0,625 – 4,368) Không 31,9 27,8 59,7 Rối loạn nhịp thở Có 50,0 26,4 76,4 0,047 3,474 (1,112 – 10,855) Không 8,3 15,3 23,6 Ra mồ hôi Có 40,3 27,8 68,1 1,000 1,115 (0,409 – 3,038) Không 18,1 13,9 31,9 Lo lắng: hoảng sợ/thành trò cười Có 56,9 31,9 88,9 0,008 12,478 (1,444 – 107,834) Không 1,4 9,7 11,1

Gần như hoảng loạn Có 58,3 34,7 93,1

0,010 0,373

(0,274 – 0,509) Không 0,0 6,9 6,9

Nghe rõ tiếng nhịp tim Có 47,2 30,6 77,8 0,567 1,545 (0,506 – 4,723) Không 11,1 11,1 22,2 Hay sợ vô cớ Có 55,6 36,1 91,7 0,227 3,077 (0,525 – 18,023) Không 2,8 5,6 8,3

Kết quả khảo sát trên thang đo DASS cho thấy, trong nhóm bệnh nhân có stress, hầu hết các biểu hiện của lo âu chiếm tỷ lệ cao hơn, đặc biệt ở các biểu hiện: rối loạn nhịp thở, lo lắng về những tình huống có thể làm bản thân hoảng sợ hoặc sợ mình bị biến thành trò cười và sự hoảng loạn. Nhóm bệnh nhân có rối loạn nhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng) có nguy cơ bị stress cao hơn so với nhóm còn lại (26,4% và 15,3%), so sánh có ý nghĩa thống kê với p<0,05 và OR=3,474. Nhóm bệnh nhân luôn lo lắng về những tình huống có thể làm họ sợ hãi hoặc biến họ thành trò cười (31,9%) có nguy cơ bị stress cao hơn so với nhóm còn lại (9,7%) với p<0,05 và OR = 12,478. Và nhóm bệnh nhân cảm thấy mình gần như bị hoảng loạn cũng có nguy cơ bị stress cao hơn so với nhóm khác (34,7% và 6,9%), so sánh này có ý nghĩa thống kê với p<0,05 và OR = 0,373.

Stress và trầm cảm

Trầm cảm ở người bệnh cũng là đề tài được nhiều người quan tâm. Moffic và Paykel (1975) cho thấy có 24% số người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa có biểu hiện của trầm cảm theo thang trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory - BDI). Một số tác giả khác đưa ra tỉ lệ 33% số người bệnh nội trú bị trầm cảm. Cũng có những nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa mức độ nặng của bệnh và mức độ nặng của trầm cảm. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho rằng không có sự liên quan như vậy. Các tác giả cũng chưa tìm thấy mối tương quan giữa thời gian bị bệnh và mức độ trầm cảm [6].

Tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, có lẽ trầm cảm cũng là một vấn đề mà nhiều người bệnh phải đối mặt.

Bảng 3.10: Biểu hiện của phản ứng trầm cảm qua bảng hỏi phỏng vấn

Stress Biểu hiện ( %) Không (%) Tổng (%) OR (95%CI) p Buồn chán 34,7 13,9 48,6 0,063 (0,019 - 0,206) 0,000 Không 6,9 44,4 51,4 Hoang mang 33,3 8,3 41,7 0,042 (0,012 - 0,145) 0,000 Không 8,3 50,0 58,3 Mặc cảm 34,7 8,3 43,1 0,033 (0,009 - 0,121) 0,000 Không 6,9 50,0 56,9

Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi cho thấy, 48,6% bệnh nhân cảm thấy buồn bã, chán nản, không hứng thú với mọi thứ xung quanh, trong đó, tỷ lệ bệnh nhân có stress (34,7%) cao hơn nhóm không stress 0,063 lần (13,9%). Sự khác biệt này hoàn toàn có ý nghĩa với p<0,001. 41,7% bệnh nhân cảm thấy hoang mang, trong đó, tỷ lệ nhóm có stress cũng cao hơn nhóm không stress 0,042 lần. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Trong số những

bệnh nhân cảm thấy mặc cảm với những người xung quanh về căn bệnh hoặc ngoại hình/hoàn cảnh của mình thì có đến 34,7% bệnh nhân có stress trong khi nhóm không stress chỉ chiếm 8,3%. Hai tỷ lệ này chênh nhau 0,033 lần và sự khác biệt trên là có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Điều này một lần nữa khẳng định gánh nặng tâm lý ở mỗi người bệnh, họ luôn mặc cảm, tự ti về căn bệnh của mình, mặc cảm vì dù họ là nam hay nữ, nhiều tuổi hay ít tuổi thì sau một đợt điều trị trên đầu họ đều không còn một sợi tóc nào, họ sợ những người xung quanh sẽ chê cười họ vì ngoại hình bất thường ấy. Có thể lý giải về những cảm xúc tiêu cực này của bệnh nhân UTM ở những điểm như sau.

Thứ nhất, bản thân mỗi người khi biết trong mình đang mang một căn bệnh nào đó đều có sự căng thẳng, lo lắng nhất định. Với bệnh nhân UTM sự lo lắng, căng thẳng có thể tăng cao bởi ung thư nói chung là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tính đến năm 2015, ung thư được coi là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Mỗi năm trên thế giới xuất hiện 300.000 ca bệnh UTM mới và có khoảng 220.000 người chết vì bệnh UTM [52]. Người bệnh có thể không biết đến những con số này nhưng đa phần ở người Việt Nam, khi hỏi đến ung thư là nghĩ ngay đến cái chết. Nhiều bệnh nhân UTM khi tiếp nhận thông tin mình bị bệnh cũng có suy nghĩ tương tự dẫn đến sự căng thẳng, suy sụp, thậm chí bị sốc về mặt tâm lý. Chính những đánh giá thiếu tích cực về căn bệnh mà mình mắc phải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quan điểm, thái độ, cảm xúc của người bệnh theo chiều hướng tiêu cực. Và rất có thể đó là nguyên nhân dẫn đến sự buồn chán, không hứng thú với những gì xung quanh ở người bệnh.

Thứ hai, điều trị nội trú là quá trình lâu dài, người bệnh phải tuân thủ theo một phác đồ điều trị nghiêm ngặt, các nội quy, quy định của bệnh viện, của bác sỹ. Trong quá trình này, người bệnh UTM không chỉ bị ảnh hưởng bởi việc tách biệt hoàn toàn với cuộc sống bình thường mà còn phải trải qua

những thời điểm khắc nghiệt trong quá trình đấu tranh với bệnh tật để giành lại sự sống – những thời điểm cam go nhất để vượt qua số phận, vượt qua chính mình, những thời điểm đối mặt với cái chết. 100% bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được điều trị bằng hóa chất và hóa chất chính là nguyên nhân của những phản ứng phụ không mong muốn xảy ra trong quá trình điều trị như: nôn mửa, rụng tóc, lở loét… Một số bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nữ cảm thấy mặc cảm vì bị rụng hết tóc. Bệnh nhân Nguyễn Thị Thanh T (25 tuổi, Nghệ An) cho biết: “Sau 1 tuần điều trị hóa chất, tôi soi gương và không nhận ra mình nữa. Mái tóc dài đen bóng phải cắt trọc để tiện cho quá trình điều trị và bị rụng gần như không còn sợi tóc nào. Đi đâu tôi cũng phải đội mũ vì sợ mọi người cười. Không biết sau này khỏi bệnh có người con trai nào dám để ý đến tôi không”. Và có lẽ đó cũng là những băn khoăn chung của nhiều bệnh nhân nữ khi mà tuổi đời của họ còn rất trẻ, tương lai còn rộng dài phía trước.

Bảng 3.11: Stress đi kèm trầm cảm Stress Trầm cảm Có (n=30) Không (n=42) Tổng (n=72) p n % n % n % Có 20 66,7 19 45,2 39 54,2 >0,05 Không 10 33,3 23 54,8 33 45,8

Trong số 30 bệnh nhân có stress thì có đến 20 bệnh nhân có trầm cảm, chiếm 66,7%. 19 bệnh nhân có trầm cảm nhưng không stress, chiếm 45,2%. Tuy nhiên, sự khác biệt ở hai nhóm bệnh nhân trên không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Bảng 3.12: Các biểu hiện của trầm cảm (Thang DASS)

Stress

Biểu hiện Không Có TB p OR(95%CI)

Không có cảm xúc tích cực Có 52,8 31,9 84,7 0,182 2,891 (0,762 – 10,967) Không 5,6 9,7 15,3 Khó bắt tay vào công việc Có 51,4 29,2 80,6 0,73 3,171 (0,939 – 10,713) Không 6,9 12,5 19,4 Không có gì để mong đợi Có 48,6 27,8 76,4 0,158 2,500 (0,823 – 7,595) Không 9,7 13,9 23,6 Chán nản, thất vọng Có 52,8 27,8 80,6 0,016 4,750 (1,321 – 17,079) Không 5,6 13,9 19,4

Không hăng hái với điều gì Có 54,2 27,8 81,9 0,011 6,500 (1,606 – 26,314) Không 4,2 13,9 18,1 Mình không đáng làm người Có 52,8 34,7 87,5 0,476 1,900 (0,465 – 7,769) Không 5,6 6,9 12,5

Cuộc sống vô nghĩa Có 54,2 31,9 86,1

0,082 3,957 (0,931 – 16,822) Không 4,2 9,7 13,9 Trầm cảm Có 26,4 27,8 54,2 0,095 2,421 (0,916 –6,401) Không 31,9 13,9 45,8

Hầu hết bệnh nhân UTM đều trải qua những biểu hiện của trầm cảm (tỷ lệ bệnh nhân có trầm cảm là 39%) nhưng chỉ có 2 biểu hiện của trầm cảm là có liên quan đến phản ứng stress đó là sự chán nản, thất vọng và cảm thấy không hăng hái với bất cứ điều gì. Trong nhóm những bệnh nhân luôn cảm thấy chán nản, thất vọng có tới 27,8% là có stress trong khi nhóm còn lại chỉ 13,9% là có stress. Tương tự ở nhóm những bệnh nhân cảm thấy không hăng hái, không hứng thú với bất cứ việc gì cũng vậy. 27,8% bệnh nhân không thấy hăng hái, hứng thú có stress trong khi tỷ lệ này ở nhóm còn lại là 13,9%. Cả hai sự khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05 và OR lần lượt bằng 4,750 và 6,500. Phỏng vấn sâu một bệnh nhân có điểm số stress cao cho biết:

“Tôi cảm thấy mọi thứ xung quanh đều trở nên vô nghĩa khi tôi không có đủ sức khỏe, tôi thường ngồi một mình trong phòng, nhìn ra cửa sổ và không muốn làm bất cứ một việc gì cả”. Đó cũng là biểu hiện tâm lý mà chúng tôi thấy xuất hiện ở một số bệnh nhân trong quá trình khảo sát.

Đáng lưu ý, phản ứng trầm cảm thể hiện đỉnh điểm ở việc một số bệnh nhân có ý định muốn tự tử. Trong 72 bệnh nhân được nghiên cứu thì có đến 7 bệnh nhân (chiếm 9,7%) có ý định hoặc đã từng xuất hiện ý nghĩ muốn tự tử trong đầu. Đây là con số báo động, đáng để lãnh đạo, các bác sỹ trực tiếp điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân nhân và người nhà bệnh nhân quan tâm lưu ý và có những biện pháp hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân. Nếu không có sự quan tâm và can thiệp kịp thời từ phía các nhà chuyên môn và người thân của bệnh nhân sẽ rất dễ dẫn đến những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Phần lớn bệnh nhân muốn tự tử do cảm thấy cuộc sống của mình không có lối thoát, cảm thấy cuộc sống có bệnh tật là vô nghĩa, là gánh nặng cho những người xung quanh. Bệnh nhân Trần Thanh D. (24 tuổi) chia sẻ: “Đã có lúc tôi không muốn sống nữa. Nhiều người nhìn tôi với ánh mắt kinh ngạc vì trên đầu không một sợi tóc, giống như tôi là một vật thể lạ vậy. Tôi cảm thấy sự tồn tại của mình là vô nghĩa”. Có bệnh nhân lại nghĩ rằng “cái chết là kết thúc nhẹ nhàng nhất” cho hoàn cảnh của họ bởi nó sẽ “chấm dứt mọi đau khổ về thể xác lẫn tinh thần”, thậm chí còn “giảm được gánh nặng về tài chính và trách nhiệm cho người thân” của họ. Có lẽ cũng chính vì vậy mà một số bệnh nhân coi cái chết như là một biện pháp để giải thoát họ khỏi những khó khăn của cuộc sống, của hoàn cảnh hiện tại.

Stress, lo lắng và trầm cảm

Phản ứng stress ở bệnh nhân UTM diễn ra khá phức tạp. Stress không chỉ đi kèm phản ứng lo âu, phản ứng trầm cảm mà có những bệnh nhân có cả stress, lo âu và trầm cảm.

Bảng 3.13: Phản ứng stress đi kèm với lo âu – trầm cảm

Đặc điểm Tổng

n %

Stress đi kèm lo âu 22 73,3

Stress đi kèm trầm cảm 20 66,7

Cả stress, lo âu và trầm cảm 20 66,7

Biểu đồ 3.2: Phản ứng stress đi kèm với lo âu – trầm cảm

Có đến 66,7% bệnh nhân (tương đương với 20 bệnh nhân) có cả stress, lo âu và trầm cảm. Phỏng vấn sâu bệnh nhân Hoàng Thị Diệu T, 25 tuổi, Nghệ An – bệnh nhân đã chiến đấu 7 năm với bệnh UTM cho biết: “Trong quá trình điều trị bệnh tôi đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Có những giai đoạn thì lo lắng triền miên, nhất là trước khi bước vào đợt điều trị mới, có những lúc chỉ muốn ở một mình, không muốn giao tiếp với ai, cảm thấy mình như con thú hoang bị lạc giữa đời, muốn rời khỏi cuốc sống này nhưng nghĩ đến cậu mẹ tôi lại không cầm được nước mắt. Những kỷ niệm thương yêu ùa về, tôi muốn sống và khao khát được sống hơn bao giờ hết… ”. Không chỉ bệnh nhân T mà còn rất nhiều bệnh nhân khác, trong cùng một thời

điểm, trong họ diễn ra rất nhiều cảm xúc khác nhau, vui có, buồn có, đau khổ có, hy vọng có… đôi khi chính họ cũng không thể làm chủ được cảm xúc của mình, không phân tích được những cảm xúc mình đang có. Các phản ứng stress, lo âu và trầm cảm luôn đan xen một cách phức tạp ở tâm lý của mỗi

Một phần của tài liệu Phản ứng stress của bệnh nhân ung thư máu với bệnh (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)