7. Kết cấu của đề tài
2.2.1. Những thành tựu
Qua hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đặc biệt, trong mười năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, công cuộc CNH, HĐH đã đạt được những thành tựu rất quan trọng: "Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001 - 2005, đạt 42,9% GDP. Mặc dù khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao( trong năm năm 2006 - 2010, tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỷ USD, vượt 77,8& so với kế hoạch đề ra). Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tính theo giá trị thực tế đạt 101,6 tỷ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD." [24, tr.150 - 151]. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, năng lực sản xuất và tiềm lực kinh tế của đất nước không ngừng tăng lên, góp phần đưa nền kinh tế vượt qua tác động nặng nề của khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á (1997 - 1998) và khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (2008 - 2009). Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; hệ thống an sinh xã hội được coi trọng và từng bước mở rộng, công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được những thành tựu nổi bật, tỷ lệ hộ nghèo giảm: "đến năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%, lỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%. Giải quyết việc làm đạt kết quả tốt. Bình quân trong 10 năm qua, mỗi năm tạo được 1,57 triệu chỗ làm mới, tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị giảm từ 6,42% năm 2000 xuống còn dưới 5% năm 2010....Nhân dân tích cực hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước...Việt Nam đã hoàn thành phần lớn Mục tiêu Thiên niên kỷ cam kết trước cộng đồng Quốc tế. Hầu hết các mục tiêu do Liên hợp quốc đặt ra cho
năm 2015, Việt Nam đã đạt và vượt vào năm 2008" [58, tr. 172]. "Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiền lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển" [24, tr.150 - 151] Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình.
Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội lần thứ XI của Đảng, nhằm tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Hơn nữa, mục tiêu của phát triển kinh tế là vì con người và cho con người. Với quan điểm: "Phát huy tối đa nhân tố con người; con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển" [24, tr.100]. Chiến lược nhấn mạnh yêu cầu "nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm sự đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nước" [24, tr.100]. Đại hội XI thông qua những chỉ tiêu cụ thể như: "chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới;…tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi;…lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,5 - 2%/ năm…Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại" [24, tr. 104 - 105]
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng ta đã xác định: "Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa và các lĩnh vực xã hội có tiến bộ, bảo vệ tài nguyên, môi trường được chú trọng hơn; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện" [24, tr.153]. Vì vậy, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của nước ta đã đạt được kết quả đáng kể, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất được xây dựng khá hoàn chỉnh bao gồm đủ các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo, các loại hình nhà trường và phương thức giáo dục. Việc mở rộng quy mô, đa dạng hóa
loại hình nhà trường và phát triển hình thức giáo dục đã tạo thêm cơ hội học tập cho nhân dân.
Năm học 2010 - 2011 với chủ đề "Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục" - diễn ra trong bối cảnh đất nước có nhiều sự kiện lịch sử trọng đại. Đảng, Nhà nước và xã hội tiếp tục dành sự quan tâm lớn đối với ngành giáo dục. Về công tác phổ cập giáo dục và chống mù chữ, đã có 57 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đến hết năm 2010, đã có 63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tính đến năm học 2010 - 2011, tỷ lệ trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn của đội ngũ nhà giáo tiếp tục tăng so với năm học trước. Cụ thể: Tỷ lệ đạt trình độ đào tạo từ chuẩn trở lên của giáo viên nhà trẻ là 89,74%, giáo viên mẫu giáo là 96,03%; tiểu học 99,46%; THCS 96,48%; THPT 99,14%. Đối với giáo dục chuyên nghiệp, hiện có 2,67% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp có trình độ tiến sĩ, 21,21% có trình độ thạc sĩ; 2,48% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ, 31,79% có trình độ thạc sĩ; 14,4% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ, 44,88% có trình độ thạc sĩ.
Đông đảo cán bộ, viên chức và công nhân được nâng cao tay nghề, kinh nghiệm công tác và bản lĩnh chính trị. Đội ngũ các nhà doanh nghiệp đã hình thành và đang phát triển. Hầu hết các chỉ tiêu sức khỏe đã từng bước được nâng lên, đời sống văn hóa, tinh thần được cải thiện.
Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm các cấp học, bậc học, các loại hình nhà trường và phương thức giáo dục được tiếp tục phát triển. Đổi mới giáo dục đạt được một số kết quả bước đầu. "Năm 2010 so với năm 2000, quy mô đào tạo nghề tăng 114%, trong đó cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tăng 154,5%. Cơ sở vật chất - kỹ thuật cho giáo dục đào tạo ngày càng được cải thiện. Nhà nước đầu tư nhiều hơn cho giáo dục và đào tạo. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục ngày càng tăng, từ 15% năm 2000 lên 20% năm 2009" [58, tr.174.]
Nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập có đổi mới, chất lượng bước đầu được cải thiện. Chủ trương xây dựng xã hội học tập đang được tích cực triển khai. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ được đẩy mạnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách với người và gia đình có công, chính sách an sinh xã hội đạt kết quả tích cực.
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể dục, thể thao ngày càng mở rộng, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân.
Nhận thức về bảo vệ môi trường nâng lên. Việc phòng ngừa, khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường được quan tâm và đạt một số kết quả tích cực.. Chương trình quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu bước đầu được triển khai.
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, kết hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sức mạnh của thời đại, với sự quản lý điều hành có hiệu quả của Nhà nước và sự nỗ lực phấn đấu của toàn xã hội, chúng ta sẽ vững bước trên con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn, tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Qua đây có thể nhận thấy nước ta nguồn nhân lực dồi dào, trẻ tuổi, có năng lực tiếp thu nhanh kiến thức, kỹ năng khoa học công nghệ, có tiềm năng phát triển trí tuệ…giáo dục nước ta có thời cơ cung cấp cho dân cư lực lượng lao động, những kiến thức ,kỹ năng, thái độ thích hợp, biến gánh nặng dân số thành lợi thế phát triển.
Quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế, văn hóa và các hoạt động khác là một thời cơ mới cho giáo dục đào tạo nước nhà vươn lên cùng các nước khác trong khu vực và quốc tế, thúc đẩy chúng ta nhanh chóng phải nâng cao chất
lược nguồn nhân lực động thời tạo thêm nguồn bổ sung cho việc nâng cao trình độ giáo dục nước nhà để rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến.
Những thành tựu trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, trong mọi hoạt động của mình, Đảng ta đã xuất phát từ bài học "dân là gốc", phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động; đổi mới vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân. Thương dân, tin dân, dựa vào dân được đề cao trong thời đại Bác Hồ còn sống, tiếp tục được Đảng ta kế thừa, phát triển trong thời kỳ đổi mới.
Thứ hai, con người được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, nhân tố con người được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển
Thứ ba, những chính sách xã hội đúng đắn góp phần đặc biệt quan trọng vào thành công phát huy vai trò của con người trong thời gian qua
Thứ tư, cải cách, đổi mới, đẩy mạnh phát triển giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu thật sự đã phát huy tác dụng trong việc đào tạo ra những lớp người vừa hồng, vừa chuyên - tiền đề cho quá trình CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Sự nghiệp CNH, HĐH khó có thể đạt được kết quả tốt như đã viết trên nếu không có những công dân yêu nước ham học hỏi, cần cù lao động và sáng tạo có tinh thần hợp tác, ý chí tự chủ vươn lên và lòng tự trọng dân tộc cao, không cam chịu nghèo nàn, lạc hậu, hiểu biết và tôn trọng pháp luật, đạo lý, biết kết hợp hài hoà yếu tố truyền thống và hiện đại… Điều mà chúng ta cần phải học tập nhiều nước đã đi trước ta một bước. Vì vậy sự phát triển con người và giáo dục được coi là yếu tố quan trọng to lớn đối với tiến bộ kinh tế.