Hồ Chí Minh bàn về vai trò, mục đích của giáo dục trong chiến lược "

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược Trồng người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1991 - 2011 (Trang 37 - 41)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Hồ Chí Minh bàn về vai trò, mục đích của giáo dục trong chiến lược "

là sự kết tinh những tinh hoa cao đẹp của truyền thống dân tộc, nhân loại và tư tưởng của thời đại. Ngày nay, trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, cùng với những mặt tích cực của cơ chế thị trường, những tác động tiêu cực đang xói mòn đạo đức, đời sống văn hóa của nhân dân ta. Song, Đảng ta nhất quán cho rằng: Chăm sóc, bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và phát triển con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục đích của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước... Con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu của chế độ ta.

1.2.2. Hồ Chí Minh bàn về vai trò, mục đích của giáo dục trong chiến lược" trồng người" lược" trồng người"

Giáo dục là một trong những động lực, yếu tố quyết định tạo nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Kế thừa truyền thống văn hóa, giáo dục Việt Nam, tiếp thu sáng tạo tinh hoa văn hóa giáo dục thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng chăm lo đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ dân trí. Ngay từ trong lúc khó khăn của thời kỳ vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khi khẳng định "công nông là gốc", "là chủ cách mệnh, thì bầu bạn của cách mệnh là "học trò, nhà buôn điền chủ nhỏ"

Những nhà trí thức yêu nước chân chính đã trở thành những nhà cách mạng, những người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Trong cách mạng dân

tộc dân chủ nhân dân, trí thức, tiểu tư sản đã từng là người châm ngòi nổ cho cách mạng

Sau khi giành được chính quyền Cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước còn hết sức khó khăn, nhiều việc cần giải quyết để chống thù trong giặc ngoài. Tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nêu sáu vấn đề, trong đó Người nhấn mạnh:

…."Vấn đề thứ hai, nạn dốt - là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ

Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để đọc, học viết tiếng nước ta theo vần Quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch đề chống nạn mù chữ" [43, tr.8]

…."Vấn đề thứ tư - Chế độ thực dân đã đầu độc nhân dân ta với rượi và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn nhằm hủ hóa dân tộc ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở lên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập

Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính" [43, tr 8-9]

Thư gửi các học sinh nhân dịp khai tường đầu tiên (tháng 9 năm 1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết :" Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa đã phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ

một nền giáo dục của nước độc lập, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em

….Trong công cuộc kiến thiết đó nước nhà trông mong chờ đợi ở các em nhiều. Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em" [44, tr32 -33]

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, tương lai của dân tộc. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách chăm lo phát triển giáo dục nhằm phát triển con người, với tư cách là động lực, vừa là mục đích cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Mục đích giáo dục trong chiến lược "trồng người" được Hồ Chí Minh nàm tới từ rất sớm và là nội dung nhất quán trong tư duy của Người. Bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vecxây năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã đòi thực hiện được:

…..

"6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ" [42, tr.435]

Chánh cương vắn tắt của Đảng, Nguyễn Ái Quốc nêu rõ: "A. Về phương diện xã hội thì:

a) Dân chúng được tự do tổ chức… b) Nam nữ bình quyền...

c) Phổ thông giáo dục theo công nông hóa" [42, tr.1]

Nói chuyện với nam nữ thanh niên học sinh các trường trung học Nguyễn Trãi, Chu Văn An và Trưng Vương( Hà nội), Bác Hồ đã nhắc nhở: "Nhiệm vụ chính của thanh niên học sinh chính là học...Ngày nay, ta đã được độc lập, tự do, thanh niên mới thật là người chủ tương lai của nước nhà. Muốn xứng đáng vai trò người chủ, thì phải học tập.

"Học bây giờ với học dưới chế độ thực dân phong kiến khác hẳn nhau. Bây giờ học để:

- Yêu Tổ quốc...; Yêu nhân dân...; Yêu lao động...; Yêu khoa học...; Yêu đạo đức...

Học để phụng sự ai?

Để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ nước nhà" [46, tr. 398 - 399]

Ngay khi miền Bắc được hòa bình quá độ lên CNXH, trong thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ, thanh niên nhi đồng (10 -1955): Bác ân cần chỉ bảo: " Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà.

...Và cần xây dựng tư tưởng: dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nhà trường phải gắn liền với thực tế của nước nhà với đời sống của nhân dân" [47, tr 80].

Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, của quần chúng nhân dân lao động. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải quán triệt điều đó. Người còn chỉ dẫn cụ thể, mong sao cho mọi giáo viên đều phải phấn đấu để trở thành người thày giáo tốt, người ta có câu : " Hữu xạ tự nhiên hương" giáo viên chưa được coi trọng vì chưa có hương, còn xa rời quần chúng. Có nhiều giáo viên được quần chúng coi trọng, như chiến sĩ thi đua, giáo viên bình dân học vụ, họ cùng với nhân dân kết thành một khối nên được quần chúng yêu mến" [48, tr 493]

Đảng và Nhà nước vẫn luôn khẳng định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Kết quả của việc "trồng người" không phải đợi đến trăm năm mà chỉ sau vài chục năm, ba mươi năm chúng ta đã có thể gặt hái được những thành quả tốt đẹp. Và tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược "trồng người"

chính là sự kết tinh những tinh hoa cao đẹp của truyền thống dân tộc, nhân loại và tư tưởng của thời đại.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chiến lược Trồng người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1991 - 2011 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)