7. Kết cấu của đề tài
2.2. Thực trạng về con ngƣời và chiến lƣợc "trồng ngƣời" trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc những năm 1991-2011
CNH, HĐH thành công hay thất bại nó chỉ được trả lời khi yếu tố con người - nguồn nhân lực được đáp ứng. Việc định hướng đi vào sự phát triển
con người đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều. Nghiên cứu con người để phát triển con người, phát triển con người để đáp ứng các sự phát triển khác. Sự phát triển của con người quyết định sự phát triển của mọi mặt. Sự thách thức đối với sự phát triển con người đó là quá trình CNH, do đó con người cần phải được chăm lo đào tạo về trí lực và thể lực.
Yếu tố hàng đầu của con người trước hết phải là trí tuệ, bởi tất cả những gì thúc đẩy con người hành động đều tất nhiên phải thông qua đầu óc của nó, tức nói cách khác đi là trí tuệ làm chủ con người, trình độ trí tuệ phản ánh qua trình độ học vấn và tài năng sáng tạo. Nó biểu hiện ở khả năng áp dụng những thành tựu khoa học để sáng chế ra những kỹ thuật tiên tiến, ở sự nhạy bén, thích ứng nhanh và làm chủ được kỹ thuật, công nghệ hiện đại, có kỹ năng lao động nghề nghiệp, có năng lực hoạch định chính sách lựa chọn giải pháp và tổ chức thực hiện.
Sau trí tuệ là yếu tố sức khoẻ - yêu cầu không thể thiếu được đối với người lao động. Sức khoẻ là vốn qu ý nhất của con người, là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện tất yếu để chuyển tải tri thức vào hoạt động thực tiễn để biến tri thức thành sức mạnh vật chất.
Sản xuất công nghiệp đòi hỏi ở người lao động hàng loạt các phẩm chất như có tính kỷ luật tự giác, tiết kiệm nguyên vật liệu và thời gian, tích cực bảo dưỡng thiết bị máy móc, có tinh thần hiệp tác và tác phong lao động công nghiệp có lương tâm nghề nghiệp có trách nhiệm cao đối với sản phẩm.
Mặt khác quá trình CNH, HĐH còn đụng chạm đến vấn đề phức tạp trong quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Đây là vấn đề cấp bách sống còn không chỉ với mỗi quốc gia mà còn đối với nền văn minh nhân loại. Vì vậy sự hiểu biết và trách nhiệm cao trước vấn đề môi sinh cũng là một năng lực và phẩm chất quan trọng của người lao động trong quá trình tiến hành CNH, HĐH.
Để thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH đất nước, chúng ta phải sử dụng đúng nguồn lực trong đó nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất. Muốn sử dụng tốt nguồn lực này chúng ta phải hiểu rõ thực trạng và tiềm năng của nó. Khi đó chúng ta mới có thể khắc phục và phát triển nguồn nhân lực được. Nhìn thực trạng nguồn lực nước ta hiện nay không thể không có những băn khoăn. Bên cạnh những ưu thế như, lực lượng lao động dồi dào. Con người Việt Nam cần cù chịu khó, thông minh và sáng tạo có khả năng vận dụng và thích ứng nhanh, thì những hạn chế về mặt chất lượng người lao động, sự bất hợp lý về phân công lao động được đào tạo trong các lĩnh vực sản xuất và những khó khăn trong phân bổ dân cư cũng không phải là nhỏ.
Cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường thực trạng đội ngũ cán bộ tri thức Việt Nam đặc biệt là tri thức cao đang đặt ra một vấn đề cần tích cực được giải quyết.
Tại hội thảo "Xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế" do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại Hà Nội vào tháng 4/2008. PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh - Chủ tịch Liên hiệp hội Thừa Thiên Huế có bài phát biểu tại Hội thảo đã nói nên thực trạng của đội ngũ trí thức Việt Nam.
Tài liệu đánh giá thực trạng nguồn nhân lực cho thấy đội ngũ trí thức ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, tuy nhiên cơ cấu còn bất hợp lý. Bậc đào tạo cao ngày càng có xu hướng phát triển lệch thiên về các ngành sản xuất phi vật chất. Trong đó, số lượng nhân lực có trình độ trên đại học trong lĩnh vực khoa học công nghệ, một lĩnh vực quan trọng được xác định là nền tảng, động lực của sự phát triển chỉ chiếm khoảng 10%. Chất lượng cán bộ cũng còn nhiều vấn đề, tỷ lệ cán bộ khoa học phát huy tốt chỉ chiếm khoảng 34-35%, tỷ lệ phát huy yếu lên đến 27 - 28%. Một điều tra (năm 2006 của Bộ KHCN) về nhân lực khoa học công nghệ tại 233 đơn vị trực thuộc các Bộ,
ngành Trung ương - nơi tập trung đội ngũ cán bộ cao nhất cho thấy tuổi đời của cán bộ có chức danh cao bình quân chung là 57,2 tuổi, trong đó Giáo sư là 59,5 tuổi, Phó Giáo sư là 56,4 tuổi, số cán bộ có chức danh khoa học ở tuổi dưới 50 chỉ có 12%, riêng Giáo sư là 7,2%, Phó Giáo sư là 13,5%. Những số liệu này cho thấy nguy cơ hụt hẫng trong đội ngũ cán bộ khoa học ở nước ta trong thời gian tới, khi lớp cán bộ có trình độ cao về hưu.[5]
Kết quả điều tra còn cho thấy đội ngũ khoa học Việt Nam có năng lực ngoại ngữ và hiểu biết về văn hoá ứng xử, giao lưu quốc tế còn hạn chế và chính điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc hội nhập quốc tế và tìm kiếm kiến thức, thông tin về quốc tế.
Trong khi số người có học vấn cao giảm thì số sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng không tìm được việc làm lại tăng lên phải chăng chúng ta đã quá thừa những người có học vấn? chắc chắn là không! Sự thừa đó chính là tác động của mặt trái của kinh tế thị trường. Rõ ràng sự chậm cải cách giáo dục và nội dung đào tạo không theo kịp những đòi hỏi của người sử dụng đã dẫn đến sự lãng phí trong đầu tư cho giáo dục, lực lượng lao động ở nước ta hiện nay rất hạn chế về chất lượng nhất là trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, kỹ năng lao động, thể lực và văn hoá lao động công nghiệp. Thêm vào đó việc sử dụng và khai thác số lao động, đã được đào tạo, có trình độ lại không hợp lý và kém hiệu quả. Nếu chúng ta không có một nỗ lực phi thường bằng hành động thực tế trong việc xây dựng và sử dụng nguồn lực lao động thì sự nghiệp CNH, HĐH khó có thể thực hiện được thành công.
Năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu người lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân, thì chỉ có 8,4 triệu người (tương đương 41,7% tổng số lao động qua đào tạo của cả nước) có bằng cấp, chứng chỉ. Có khoảng 11,7 triệu người tuy qua đào tạo, nhưng ở dạng ngắn hạn (thường dưới 3 tháng) và không có bằng cấp, chứng chỉ. Nhóm
lao động này năm 2000 mới có 1,4 triệu người, tức là tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2010 hơn 23%/năm.
Về chất lượng, theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), chất lượng nhân lực của Việt Nam thấp và chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10) - xếp thứ 11 trong 12 nước ở Châu Á tham gia xếp hạng. Nhân lực qua đào tạo ở các bậc hàng năm vẫn tăng, nhưng đội ngũ nhân lực chất lượng cao vẫn rất thiếu so với nhu cầu của xã hội: Nhiều ngành nghề/lĩnh vực trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. Số lượng nhân lực qua đào tạo ở các bậc học còn mất cân đối [7]. Do chất lượng nhân lực thấp nên năng suất lao động của lao động nước ta thấp so với một số nước trong khu vực: Theo số liệu năm 2007, năng suất lao động của Việt Nam chỉ đạt bình quân gần 1.500 USD, trong khi đó năng suất lao động của Trung Quốc gấp 2,5 lần, Thái Lan gấp 4,2 lần năng suất lao động của Việt Nam (Nguồn: Ngân hàng thế giới (WDI 2009) và tính toán của Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch – Đầu tư).
Cuối năm 2011, dân số trung bình cả nước ước tính đạt 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010, bao gồm: Dân số nam 43,47 triệu người, chiếm 49,5% tổng dân số cả nước, tăng 1,1%; dân số nữ 44,37 triệu người, chiếm 50,5%, tăng 0,99%. Trong tổng dân số cả nước năm nay, dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người, chiếm 30,6% tổng dân số, tăng 2,5% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 60,96 triệu người, chiếm 69,4%, tăng 0,41%. Điều này phản ánh nguồn nhân lực của Việt Nam đang phát triển dồi dào. Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề.[4].
Để tạo ra sự thay đổi căn bản về chất lượng trong nguồn lực con người cần có hàng loạt những giải pháp thích ứng nhằm phát triển tốt yếu tố của con người trong sự nghiệp đi lên của đất nước. Chăm sóc đào tạo phát huy nguồn lực con người phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH. Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới vì CNH, HĐH tập trung thành vấn đề quan trọng bậc nhất
trong kết cấu hạ tầng xã hội, kinh tế, tức là một trong những tiền đề cơ bản để phát triển xã hội, đi vào CNH, HĐH.