7. Kết cấu của đề tài
1.2.3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các lực lượng tham gia giáo dục
Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân, của quần chúng nhân dân lao động. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải quán triệt điều đó. Trong Thư gửi cán bộ, thầy giáo, cô giáo, học sinh nhân dịp khai giảng năm học mới , Người khẳng định: "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó. Giáo dục nhằm đào tạo con người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta. Do đó các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới " [51, tr. 403].
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nêu rõ nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương phải quan tâm đến giáo dục, bởi vì quan tâm đến giáo dục là quan tâm đến sự nghiệp cách mạng của Đảng; giáo dục còn là động lực phát triển của xã hội. Trong thư (16 - 10 - 1968), Người đã căn dặn: " Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nhiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới" [51, tr.404]. Bác theo dõi báo chí, gửi thư khen, thưởng huy hiệu cho những tấm gương sáng người tốt việc tốt. Người chú ý chọn lá cờ đầu ngành giáo dục: Tiếng trống Bắc Lý, phát động các phong trào dạy tốt học tốt; phong trào kế hoạch nhỏ; phong trào thi đua yêu nước, chiến sĩ thi đua toàn quốc. Nói tóm lại Bác thu thập, nêu gương, thưởng cá nhân, tập thể các phong trào đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đóng vai trò cự kỳ quan trọng trong việ
toàn dân tiến công vào sự nghiệp giáo dục. Bác nói kết quả của giáo dục tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố: Vào bản thân người được giáo dục; vào sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền; vào gia đình, cha mẹ học sinh, môi trường xã hội; vào các lực lượng xã hội khác như thông tin đại chúng, dư luận xã hội; chú trọng đào tạo các thầy cô giáo.
Về chủ trương xây dựng lực lượng giáo viên cho sự nghiệp cách mạng, Người đã chỉ rõ: Vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là xây dựng đội ngũ giáo viên. Người luôn luôn đánh giá cao vai trò của thầy, cô giáo trong xã hội mới, coi họ là lớp người vẻ vang nhất..." Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được hưởng huân chương, song những người thày giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang" [50, tr. 331].
Hiểu sâu sắc về giáo dục, Hồ Chí Minh còn nhìn thấy tương lai phát triển của giáo dục gắn liền với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Người phụ nữ với thiên chức và lợi thế của mình sẽ là lực lượng chủ chốt trong hoạt động giáo dục.
Tóm lại vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng cho được một đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, chăm lo vun đắp sự nghiệp giáo dục học sinh, an tâm ổn định, không chao đảo vững vàng về lý tưởng, không ngừng nâng cao trình độ, trau dồi đạo đức, lý luận, tự đào tạo, nâng cao tay nghề để thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo - xứng đáng là lớp người vẻ vang của đất nước - được tôn vinh là "kỹ sư tâm hồn".
1.3. Giá trị của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về con ngƣời và chiến lƣợc "trồng ngƣời trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm khoa học rộng lớn, sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, di sản tư tưởng Hồ Chí Minh là một kho tàng đầy ắp những giá trị
nhân văn cao cả, mà một trong những biểu hiện lớn lao, đó là tư tưởng về con người và chiến lược "trồng người".
Suốt quá trình hoạt động cách mạng, vấn đề giải phóng dân tộc, đem lại tự do hạnh phúc cho con người và xây dựng, rèn luyện con người bao giờ cũng là trung tâm của tư duy, mục tiêu của mọi hoạt động của Hồ Chí Minh. Con người, tự do và hạnh phúc của con người, đó là mục tiêu cao nhất và thường xuyên mà vì nó Hồ Chí Minh đã cống hiến toàn bộ cuộc đời của mình. Hồ Chí Minh luôn tin tưởng vững chắc vào khả năng và phẩm giá tốt đẹp của con người, luôn quan tâm tạo mọi điều kiện để con người phát huy mặt tốt, sửa chữa mặt xấu.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, "trồng người" là một sự nghiệp có tính chiến lược. Người mong muốn biến khát vọng và chủ trương của các thế hệ cha anh về "khai dân trí" thành hiện thực. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đề cao, nêu cao, nêu bật vai trò của giáo dục - đào tạo, xây dựng con người mới XHCN và coi đó là một chiến lược lâu dài. Người nói: " Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao cho các nhịêm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ" [48, tr. 222]. Hồ Chí Minh luôn đặt lòng tin vào khả năng của giáo dục. Người chỉ rõ tiền đồ của dân tộc chúng ta sẽ ra sao, một phần quan trọng là do sự nghiệp giáo dục trực tiếp quyết định. Song Người cho rằng con người khi sinh ra đều có tính người, nhưng tính người ấy, với tư cách là bản chất xã hội của con người, không hoàn toàn do trời phú sẵn mà phần nhiều do giáo dục mà nên và gắn liền với hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên, xã hội:
" Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên" [42, tr.383].
Hồ Chí Minh khẳng định: "Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất" [50, tr.331]. Hồ Chí Minh từng ví: "Óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở nhà trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên, và tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà"[44, tr.102].
Với người học, người được giáo dục, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở mọi người phải :
"Học để làm việc, làm người,
làm cán bộ.
Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân,
Tổ quốc và nhân loại" [44, tr.684].
Đặc biệt, Người coi việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược to lớn và lâu dài. Người coi thanh niên là lực lượng có ý chí và nghị lực vượt mọi khó khăn, luôn xung phong đi đầu trong sự nghiệp chiến đấu và xây dựng CNXH; coi thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà.
Trong việc "trồng người", Hồ Chí Minh bắt đầu từ xây dựng nền tảng đạo đức. Người thường xuyên bồi đắp cái nền tảng ấy cho con người. Người khẳng định: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được
nhân dân "[44, tr.252 - 253]. Vì vậy, Người đòi hỏi tất cả mọi người không trừ một ai, không trừ một cấp nào đều phải thường xuyên trau đồi đạo đức cách mạng cho bền vững. Hồ Chí Minh hết sức coi trọng đạo đức. Song cũng rất mực coi trọng tài năng. Người trân trọng đón mời, ưu đãi và trao thực chức, thực quyền cho những người có tài năng. Mặt khác, Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người phải tinh thông nghiệp vụ của mình, ai cũng đều phải có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Làm bất cứ việc gì, làm bất cứ ở đâu mà không thành thạo sẽ gây ra tác hại. Đặc biệt là trong bộ máy Nhà nước, hoạt động của nó liên quan đến toàn bộ đời sống xã hội, sự không thành thạo công việc sẽ dẫn đến tác hại khôn lường. Bởi vậy, Người rất quan tâm, coi trọng và khuyến khích việc "chiêu hiền đãi sĩ", "cầu người hiền tài" và luôn nhắc nhở phải "khéo dùng cán bộ", phải "hiểu và đánh giá đúng cán bộ", "có gan cất nhắc cán bộ", "dụng nhân như dụng mộc", " cán bộ là gốc của công việc", "muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [44, tr.240].
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sự nghiệp "trồng người" còn là sự quy tụ ở mẫu người hoặc các mẫu người, được xây dựng về mặt lí thuyết và trong thực tế. Hồ Chí Minh không nói đến mẫu người siêu việt, đứng trên tất cả mọi người. Người từng chỉ ra rằng: trong xã hội không có áp bức, bóc lột thì "thánh hiền" là hàng triệu con người có thật trong nhân dân. Vì thế sẽ là thiếu sót nếu không chú ý tới một chi tiết quan trọng trong việc "trồng người" của Hồ Chí Minh liên quan đến mẫu người. Đó là tư tưởng và sự quan tâm của Người đến vấn đề "người tốt, việc tốt". Một vấn đề thật đơn giản, dễ nhớ, dễ làm, nhưng thật sâu sắc, sáng tạo bởi tính quần chúng và chiều sâu triết học, tầm cao của lòng yêu thương, trân trọng, khoan dung, đại lượng đối với con người và sự nghiệp "trồng người", đó là "người tốt", mẫu người mà ai cũng có thể trở thành. Nhưng để trở thành "người tốt", tuy dễ nhớ, dễ làm phải tự đòi hỏi mình, tự chế ngự và tự nâng mình lên mới có thể vượt qua được thói quen
làm những "việc tốt" bình thường nhất, để từ triệu người tốt, việc tốt sẽ ươm mầm, chở che, nâng niu cái thiện, đẩy lùi cái ác ở mọi nơi, mọi lúc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến lược "trồng người" là một hệ thống quan điểm chặt chẽ, phong phú, hợp logic trong tiến trình phát triển tư tưởng của Người. Tư tưởng đó vừa thể hiện tính khoa học, vừa mang tính cách mạng và là một nội dung quan trọng trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, một đóng góp quan trọng trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người và giải phóng con người.
Sự nghiệp đổi mới đã đi qua được hơn 25 năm, chúng ta đã giành được những thắng lợi to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, vị thế của đất nước không ngừng được tăng cao trên trường quốc tế, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tuy vậy tiềm lực của chúng ta còn rất lớn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển nền kinh tế tri thức,để có một thế hệ tương lai đủ đức, đủ tài gánh vác các trọng trách lớn lao của dân tộc, đưa Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà, đó là những con người phải có cả đạo đức và tài năng, những người thực sự xứng đáng gánh vác những tiền đồ to lớn mà thế hệ cha ông đã để lại
Chƣơng 2 : VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƢỜI VÀ CHIẾN LƢỢC "TRỒNG NGƢỜI" VÀO THỜI
KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC (1991 - 2011)