7. Kết cấu của đề tài
1.1.3. Có mục tiêu, phương hướng đúng đắn sáng tạo để giải phóng con
người, phát triển con người.
Lúc Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân, vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người trong nhận thức của Người mới còn ở phạm vi của đất nước mình. Nhưng cuộc hành trình tới các nước khác để xem "họ làm thế nào" nhằm "trở về giúp đồng bào chúng ta", đã mở rộng nhận thức của Người.
Qua khảo sát thực tế, bằng lao động thực sự, kéo dài hàng chục năm, trên các lục địa, cùng với nhân dân của nhiều chủng tộc, màu da, ở các quốc gia có nền văn minh kỹ thuật cao và cả dân tộc còn chìm đắm trong vòng lạc hậu và nô lệ. Đây là cơ sở để sau này Người đi tới nhận xét: " Vậy là, dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản" [40, tr. 266]. Chính sự nhìn nhận có tính quốc tế về vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người vì mục tiêu độc lập dân tộc đã giúp Người nhận thấy vấn đề lớn nhất bao trùm tất cả các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam, suốt hơn 50 năm đầu của thế kỷ XX là vấn đề dân tộc thuộc địa, kinh tế chưa phát triển, nông dân chiếm 95% số dân, giai cấp công nhân và giai cấp tư sản dân tộc đang trong bước đầu hình thành, cả dân tộc chìm đắm trong đêm dài nô lệ. Do đó, nếu ở phương Tây, các nhà kinh điển Mácxít cho rằng sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người tuy có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng trước hết phải giải phóng giai cấp công nhân thì Hồ Chí Minh cho rằng: phải kết hợp chặt chẽ giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, giữa giải phóng và phát triển. Đây là một lý do căn bản lý giải sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản, hướng tới mục tiêu, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho Việt Nam đã được hình thành ở Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Người khẳng định: "Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ" [49, tr.128]
Người chỉ rõ con đường phát triển tất yếu của phong trào đấu tranh dân tộc của nhân dân các nước là: "Trong thời đại ngày nay….cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn" [51, tr. 304 - 305].
Hồ Chí Minh là một trong những người cộng sản đầu tiên của một dân tộc thuộc địa đã tiếp thu được học thuyết Mác - Lênin trên lập trường giai cấp vô sản. Hồ Chí Minh đã thực hiện ý tưởng ấy một cách sáng tạo ở Việt Nam đã đưa Người vượt qua tầm nhìn của những nhà ái quốc tiền bối và cả những người đương thời. Sự kết hợp đó được thể hiện một cách ngắn gọn, rõ ràng trong tài liệu giảng dạy cho các nhà cách mạng trẻ tuổi Việt Nam - cuốn
Đường Kách mệnh (1927) ở Quảng Châu và việc Người đứng ra hợp nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước - đó là những sự kiện nằm trong sự phát triển và chín muồi tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. Đó cũng là những chuẩn bị khẩn trương và đầy tính sáng tạo của Người về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời chính Đảng cách mạng kiểu mới của giai cấp công nhân Việt Nam, cho sự phát triển bước ngoặt của phong trào cách mạng ở Việt Nam sau khi Đảng được thành lập. Trong
Cháng cương, Sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh xác định cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
(tức cách mạng dân tộc - dân chủ) để đi tới xã hội cộng sản (tức cách mạng XHCN). Như thế, ngay từ khi Đảng ta vừa ra đời, Hồ Chủ tịch và Đảng ta đã khẳng định độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH: Đó là chân lý lớn nhất của thời đại, là nhân tố thắng lợi có ý nghĩa quyết đinh nhất và bài học thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong mấy chục năm qua.
Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, xác định đúng mục tiêu trước mắt là cách mạng giải phóng dân tộc để thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng - dân chủ; mục tiêu lâu dài, triển vọng phát triển của nước ta là CNXH, chủ nghĩa cộng sản. Đó là quan điểm của Hồ Chí Minh.
Phải trải qua thực tiễn nhiều năm, phải vượt qua nhiều thử thách sóng gió cam go, tư tưởng ấy của Người mới được thừa nhận và đánh giá đúng đắn. Với một niềm tin khoa học và bản lĩnh cách mạng kiên cường, Người đã vượt qua những thử thách đó được thể hiện trong sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của cách mạng Việt Nam khi Người trở về nước. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ Tám (5 - 1941), Người vạch rõ: " Trong lúc này quyền lợi giải phóng dân tộc cao hơn hết thảy" ; "nếu không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được. Đó là nhiệm vụ của Đảng ta trong vấn đề dân tộc" [42, tr.198], cũng như việc xây dựng Chương trình Việt minh do Người chỉ đạo, Hồ Chí Minh đã tạo nên những động lực cách mạng mạnh mẽ thông qua việc giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Sự kết hợp khéo léo này làm cho mọi người Việt Nam đoàn kết lại thành một khối để hoàn thành sứ mệnh giải phóng dân tộc, đưa dân nô lệ trở thành công dân tự do của một quốc gia độc lập.
Cũng do nhận thức được sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, coi trọng độc lập dân tộc trong từng quốc gia, Hồ Chí Minh đã không chủ trương thành lập Đảng Cộng sản Đông
Dương và Liên bang Đông Dương mà thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam;
đồng thời giao nhiệm vụ cho những người cộng sản Việt Nam và tự Người ra sức hoạt động, giúp đỡ giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức ở Lào và Campuchia phấn đấu lập ra đảng tiên phong của mình.
Tư tưởng về sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, không thể tách rời quan điểm coi trọng yếu tố con người. Con người và cuộc đấu tranh nhằm giải phóng họ giữ vị trí quan trong trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Trong lời kêu gọi các bạn da đen, da vàng, da trắng hãy đặt mua báo và gửi bài cho báo Le Paria (Người cùng khổ) ngày 1- 4 - 1922, Hồ Chí Minh viết: "Le Paria đã sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu, mục đích của báo chắc chắn sẽ đạt được: đó là giải phóng loài người" [40, tr.456]. Nếu tờ báo Người cùng khổ, số 1, nêu mục tiêu là giải phóng con người thì sau này bản Di chúc của Người cũng nêu công việc đầu tiên là đối với con người. Điều đó cho thấy cái " bất biến" trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tất cả vì con người để ứng với cái "vạn biến" của lịch sử đặt ra. Hồ Chí Minh nói: " Tất cả những người lao động trên thế giới đều có một mục đích chung là thoát khỏi áp bức, bóc lột, được sống sung sướng tự do, tức là thực hiện chế độ cộng sản. Nhưng để đi đến mục đích ấy, mỗi nước phải tùy theo điều kiện thiết thực của mình mà tiến dần"[46, tr.209]
Như vậy đối với Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người thì giải phóng dân tộc luôn được đặt lên hàng đầu. Đó là sự trung thành, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin phù hợp với phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng.
Nhận thức rút ra từ việc nghiên cứu tư tưởng quan trọng này của Hồ Chí Minh là: " Đảng cộng sản khi đã nắm quyền lãnh đạo cách mạng không bao giờ được rời bỏ ngọn cờ dân tộc, dân chủ. Nhận thức từ cốt lõi tư tưởng Hồ Chí Minh là: bao giờ cũng gắn liền với việc giải phóng giai cấp với giải phóng dân tộc, giải phóng con người, làm cho mọi thành viên trong xã hội
Việt Nam thoát khỏi áp bức, bóc lột và nghèo nàn. Cách mạng tiến lên và thắng lợi càng lớn thì ngọn cờ dân tộc dân chủ càng được gương cao; ngọn cờ dân tộc dân chủ cao bao nhiêu thì sức mạnh uy tín của giai cấp vô sản và Đảng của nó càng cao bấy nhiêu và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ càng giành thắng lợi" [36, tr.163]
Vậy mục tiêu phương hướng theo Hồ Chí Minh đó là: Giành độc lập dân tộc cho các nước thuộc địa và phấn đấu cho sự bình đẳng cả tất cả các dân tộc; giành quyền tự do cho những người bị áp bức bóc lột và phấn đấu cho quyền tự do, bình đẳng của tất cả mọi người; đem lại com no, áo ấm, đáp ứng nhu cầu học hành cho những người lao động nghèo khổ và phấn đấu hạnh phúc đầy đủ cho toàn nhân loại.