7. Kết cấu của đề tài
1.1.4. Kết hợp giải phóng con người về mặt chính trị với giải phóng con
người về mặt kinh tế, văn hóa. Không ngừng phát triển sản xuất để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Từ lúc ra đi tìm đường cứu nước để giải phóng đồng bào, Hồ Chí Minh đã nghĩ đến một xã hội mới, một cuộc sống mới ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Muốn có cuộc sống mới đó, trước tiên phải giành lại độc lập cho dân tộc, kế đó phải xây dựng đất nước vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Với Người, "nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa l ý gì" [43, tr. 56].
Chính vì vậy trong trong Di chúc, Người đã căn dặn: "Đảng cần phải có
kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân" [51, tr. 511]
Ngày 3/9/1945 chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu 6 vấn đề cấp bách về: chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội của đất nước, trong đó vấn đề trước hết là bồi dưỡng sức dân, là giải quyết nạn đói bằng việc phát động chiến dịch tăng gia sản xuất. Người chỉ rõ: " Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập
cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải thực hiện ngay:
1 - Làm cho dân có ăn 2 - Làm cho dân có mặc 3 - Làm cho dân có chỗ ở 4 - Làm cho dân có học hành.
Cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập " [43, tr.152].
Phát động phong trào tăng gia sản xuất vào thời điểm cực kỳ khó khăn sau Cách mạng tháng Tám 1945 không chỉ là giải pháp tình thế trước mắt mà là một tư tưởng chiến lược đúng đắn, một chính sách cơ bản, lâu dài.
Thứ hai là diệt giặc dốt. Dưới chế độ thống trị của thực dân phong kiến có hơn 90% đồng bào ta mù chữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đó là một trong những mưu đồ thâm độc mà bọn thực dân dùng để cai trị dân tộc " Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ" [43, tr.8]
Có thể nói từ khi giành được chính quyền, Người đã thực hiện sự nghiệp "khai dân trí" rộng lớn trong điều kiện chính sách ngu dân mà chủ nghĩa thực dân thi hành đã đẩy hơn 90% dân số vào đêm tối của nạn mù chữ. Điều đó cho thấy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nội hàm của khái niệm "dốt" và "chống dốt" rộng và cao xa hơn xoá nạn mù chữ, dẫu rằng trước hết phải bắt đầu từ việc xoá nạn ấy cho dân tộc. Cũng vì lẽ đó, Hồ Chí Minh khẳng định: đây là nhiệm vụ - hơn nữa, là nhiệm vụ cách mạng - mà ai cũng là đối tượng, kể cả ông thầy. Có nghĩa là sự nghiệp giáo dục trở thành sự nghiệp của toàn thể dân tộc, mà chính Người vừa là hiện thân về người thầy vĩ đại của dân tộc, vừa là người học trò xuất chúng của nhân dân. Người chắt chiu, rèn luyện từng con người, mở những lớp huấn luyện với cả tấm lòng nhiệt thành, kiên trì, nhẫn nại; đồng thời Người thường xuyên tổng kết kinh nghiệm của
các phong trào quần chúng, trân trọng lắng nghe và tìm đọc, suy ngẫm các gương tốt, ý hay của nhân dân. Người viết: "Dân rất thông minh. Quần chúng kinh nghiệm, sáng kiến rất nhiều, chỉ cần mình có biết học hay biết lợi dụng mà thôi" [46, tr.62]. Và Người căn dặn là phải học, học ở trong nhà trường, học trong sách vở, học ở quần chúng nhân dân: "…dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra" [44, tr.295]. Không học ở quần chúng nhân dân là một sai lầm lớn. Sự nghiệp đó đã thu được thành công hết sức to lớn, mặc dù sự nghiệp đó được tiến hành trong điều kiện chiến tranh ác liệt.
Thứ ba, cùng với việc phát động phong trào thi đua tăng gia sản xuất và xóa nạn mù chữ Hồ Chí Minh rất chú ý phát triển công nghiệp và thương nghiệp. Trong thư gửi các giới Công thương Việt Nam. Người viết: "Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng. Vậy tôi mong giới Công - Thương nỗ lực và khuyên các nhà công nghiệp và thương nghiệp mau mau gia nhập vào" Công - Thương cứu quốc đoàn" cùng đem vốn vào làm những công cuộc ích quốc lợi dân" [43, tr.49]
Thứ tư, là vấn đề ruộng đất. Sau cách mạng tháng Tám. Đảng và nhà nước từng bước đem lại ruộng đất cho nông dân..."Kháng chiến đã 7 năm đồng bào nông dân hy sinh cho Tổ quốc, đóng góp cho kháng chiến đã nhiều lần và vẫn sẵn sàng hy sinh đóng góp nữa. Song họ vẫn là lớp người nghèo khổ hơn hết, vì thiếu ruộng hoặc không có ruộng cày. Đó là điều rất không hợp lý.
Muốn kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, dân chủ nhân dân thật thà thực hiện, thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, phải chia ruộng đất cho nông dân" [46, tr.16].
Xuất phát từ vị trí của nông nghiệp nước ta và đời sống nhân dân miền Bắc sau ngày giải phóng, kinh tế rất lạc hậu và gồm nhiều thành phần phức tạp, sức sản xuất chưa phát triển, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân thấp kém. Do vậy, Người đã chỉ rõ: "... nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,... có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài" [49, tr. 13]
Trong bài Con đường phía trước (ngày 20-01-1960), Người viết: " Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta" [49, tr.40]. Năm 1959, trong sản xuất của miền Bắc, công nghiệp chỉ mới chiếm không đầy hai phần, còn nông nghiệp và thủ công nghiệp chiếm đến tám phần. Người đặt câu hỏi: "Như vậy thì làm sao cho đời sống nhân dân thật dồi dào được? Và Người đã trả lời: "Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào, khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi: dùng máy móc trong công nghiệp và trong nông nghiệp. Máy sẽ chắp thêm tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người làm những việc phi thường.
Muốn có nhiều máy, thì phải mở mang các ngành công nghiệp làm ra máy, ra gang, thép, than, dầu.... Đó là con đường phải đi của chúng ta, con đường công nghiệp hóa nước nhà.
Hiện nay, chúng ta lấy sản xuất nông nghiệp làm chính. Vì muốn mở mang công nghiệp thì phải có đủ lương thực, nguyên liệu. Nhưng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường no ấm thật sự của nhân dân ta" [49, tr. 40 - 41].
Theo Hồ Chí Minh, trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ chưa phải xây dựng nước ta thành nước công nghiệp vì đây chưa là mục tiêu lâu
dài. Còn mục tiêu phát triển công nghiệp, trong thời kỳ này trước hết: Nhằm phục vụ nông nghiệp; Phục vụ nhu cầu tiêu dùng và cải thiện đời sống của nhân dân; Tăng cường tích lũy để đẩy mạnh CNH và trên tinh thần tự lực cánh sinh; đồng thời, dựa vào sự giúp đỡ của các nước XHCN, đưa kỹ thuật mới vào công nghiệp để làm cho công nghiệp nước ta tiến kịp với những kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.
Trong thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Hồ Chí Minh xác định phải phát triển các thành phần kinh tế, phát triển kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng cho kinh tế XHCN; khuyến khích kinh tế hợp tác xã với các hình thức đa dạng, nhấn mạnh các nguyên tắc: tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất cho họ, hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn. Đối với các nhà công thương, họ đã tham gia ủng hộ cách mạng dân tộc dân chủ và sẵn sàng cải tạo, hướng họ hợp doanh với Nhà nước để góp phần xây dựng đất nước, xây dựng CNXH, không tước đoạt quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ, hướng dẫn họ phục vụ cho quốc kế dân sinh phù hợp với kế hoạch Nhà nước.
Vì vậy, tăng gia sản xuất phải đi đôi với thực hành tiết kiệm trong sản xuất, trong tiêu dùng, tiết kiệm vật tư, thời gian, sức lao động. Đồng thời, phải chống tham ô, lãng phí, quan liêu là những "giặc nội xâm", đồng minh với giặc ngoại xâm. Người chỉ rõ: "Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc" [50, tr.257].
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì dân, không có gì khác hơn là vì nhu cầu và đáp ứng ngày càng cao lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần của nhân dân. Một xã hội mới là một xã hội mà mọi người dân phải được hưởng ấm no, hạnh phúc. Theo Người: " Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong
thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân" [47, tr.276]. Ðối với Người, nhân dân luôn là lực lượng vĩ đại và quyền lợi của dân luôn là tối thượng. Ðó không chỉ là quyền độc lập dân tộc mà còn là những lợi ích vật chất liên quan cuộc sống thường ngày của mỗi con người như ăn, ở, mặc, học hành...Từ mong mỏi này của Người và điểm lại những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo phát triển đời sống cho nhân dân trong những thập kỷ qua, thì những gì Đảng và Nhà nước ta làm được mang ý nghĩa to lớn trong lịch sử của dân tộc.
Như vậy, mục tiêu giải phóng con người về mặt chính trị với giải phóng con người về mặt kinh tế được Hồ Chí Minh chú ý, nhấn mạnh. Giá trị và chiều sâu tư tưởng Hồ Chí Minh chính là ở chỗ đã nhìn nhận và đánh giá vai trò của văn hóa - đạo đức - truyền thống trong tiến trình thực hiện mục tiêu phát triển con người.
Xét ở một khía cạnh nào đó, văn hóa - đạo đức - truyền thống là những yếu tố cấu thành đời sống tinh thần, tâm linh con người. Con người không chỉ tồn tại bằng đời sống vật chất, mà còn tồn tại cả trong đời sống tinh thần. Con người không chỉ chịu sự chi phối của các quy luật vật chất khách quan, mà còn chịu sự chi phối của các quy luật tình cảm. Giải phóng con người về mặt chính trị - kinh tế là điều kiện tiên quyết, nhưng mới chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ. Con người tồn tại hài hòa trong môi trường đã được nhân tạo hóa dưới dạng: đạo đức, pháp luật, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo... gọi chung là văn hóa - đạo đức - truyền thống. Bản chất của nó được thể hiện trong các giá trị vật chất, tinh thần, tập trung nhất ở nhân cách và lối sống con người.
Lý tưởng mà suốt đời Hồ Chí Minh theo đuổi là mưu cầu độc lập cho dân tộc, người dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Một xã hội mới theo Hồ Chí Minh quan niệm là một xã hội trong đó con người được tự do, bình đẳng, hạnh phúc. Do đó, Hồ Chí Minh quan niệm CNXH là một
xã hội lý tưởng, không chỉ ở thể chế chính trị dân chủ, cơ cấu kinh tế, kỹ thuật hiện đại, mà còn là một cơ cấu có giá trị văn hóa - đạo đức nhân văn.
Tuy rằng đời sống của nhân dân ta còn gặp khó khăn, mức sống của một bộ phận người dân bị giảm sút. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội; một số vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết. Nhưng, thực tế này cũng đòi hỏi, toàn Đảng, toàn dân phải không ngừng vươn lên vì mục tiêu phát triển con người; thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu: " Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Ðảng, nhân dân ta luôn đi theo Ðảng, rất trung thành với Ðảng. Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng
nâng cao đời sống của nhân dân" [51, tr.511].
Những nội dung cơ bản trên cho thấy những thành quả sáng tạo của Hồ Chí Minh, mang tinh thần cách mạng và khoa học, được kiểm chứng trong thực tiễn cách mạng. Những quan điểm đó của Người thấm đượm khát vọng của nhân dân Việt Nam về độc lập, tự do, công bằng, văn minh, ấm no, hạnh phúc. Đó là đòi hỏi chính đáng của tất cả các dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam.