7. Kết cấu của đề tài
1.2.1. Chiến lược" trồng người" của Hồ Chí Minh
Sự nghiệp xây dựng con người mới là một bộ phận của chủ nghĩa nhân văn cách mạng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa nhân văn giải thoát những lớp người yếu hèn lao khổ, các dân tộc bị trà đạp; giải thoát chính bằng lực lượng của mình. Vì vậy, "trồng người", "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau", "công việc đối với con người"…là "những việc làm rất quan trọng", "rất cần thiết" và "đầu tiên" theo quan điểm của Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng khái niệm "trồng người" với một nguyên nghĩa của khái niệm văn hóa là trồng trọt, vun trồng cây cối "vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người" [48, tr 222]. Tư tưởng lớn này của Người mãi mãi định hướng cho việc xây dựng con người Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về "trồng người", xây dựng con người mới XHCN có thể được hiểu với những nội dung chủ yếu sau đây:
"Trồng người", xây dựng con người mới XHCN phải được thường xuyên đẩy mạnh trong suốt tiến trình đi lên CNXH và phải đạt được những kết quả cụ thể qua từng chặng đường của thời kỳ quá độ. Bởi vì, nếu sao nhãng trồng người nhất định dẽ dẫn đến những bất cập, hơn nữa là những suy thoái về con người có thể gây hậu quả khôn lường.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt nhấn mạnh đến việc "trồng người" trong từng bước đi lên của đất nước. Trong mỗi bước, mỗi thời kỳ, Người đã chỉ ra những cái được để khẳng định, những cái tốt để phát huy, đồng thời cũng vạch rõ những gì chưa được, chưa tốt để thúc đẩy mọi người phấn đấu làm cho được cho tốt hơn.
"Trồng người", xây dựng con người mới XHCN phải được đặt ra trong suốt cuộc đời mỗi con người. Đây vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người đối với sự nghiệp xây dựng đất nước. Đồng thời đó cũng là một quá trình trưởng thành và nâng cao không ngừng, một quá trình không có giới hạn tột cùng cho sự vươn lên của mỗi người.
Tư tưởng "trồng người" của Hồ Chí Minh rất khoa học và toàn diện, cả về nội dung và phương pháp. Người chỉ rõ rằng việc xây dựng con người cũng phải có ý định rõ ràng như nhà kiến trúc. Hiểu sâu sắc học thuyết cách mạng không ngừng, nhìn thấu quá khứ và tương lai, Hồ Chí Minh luôn có một lòng yêu thương, tin tưởng mãnh liệt ở thanh niên, ở thế hệ trẻ, thấy trước những đỉnh cao mà con người Việt Nam sẽ phải đạt tới: "Non sông Việt Nam
có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em"[43, tr.33]. Vậy, Hồ Chí Minh đã đưa ra triết lý giáo dục "sánh vai" cho thấy một tầm trí tuệ lớn, vừa nhìn xa, trông rộng vừa sâu sắc, tạo nên một trụ cột cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam