Sự kiện nổi bật về phát triển kinh tế nước ta là việc Việt Nam được công nhận là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2006. Báo HNM, đài PT-TH HN đã có nhiều bài viết về sự kiện này, giúp cho công chúng Thủ đô nắm và hiểu rõ hơn về bản chất, diễn biến sự kiện. Báo HNM và đài PT-TH HN có nhiều bài viết phân tích về những thời cơ, thách thức và giải pháp cho nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như doanh nghiệp Việt Nam nói riêng khi hội nhập WTO. Bài “Việt Nam gia nhập WTO: Thị trường kinh doanh bất động sản sẽ chuyên nghiệp hơn”; bài “Việt Nam chính thức gia nhập WTO: Các doanh nghiệp vào cuộc thế nào?” đăng trên báo HNM ngày 15/11/2006 đã phân tích về những khó khăn, thách thức
đối với doanh nghiệp Việt Nam khi bước vào “bước ngoặt” của nền kinh tế đất nước. Trong bài viết này cũng đã phân tích và có tác dụng định hướng cho doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động đáp ứng những gì có liên quan đến việc gia nhập WTO từ phía đối tác, rà soát, hoàn thiện các văn bản, văn kiện liên quan; tuyên truyền rộng rãi những nội dung cam kết gia nhập WTO để doanh nghiệp nắm rõ. Bài “Xu hướng phát triển các doanh nghiệp thời kỳ hậu WTO”, đăng trên báo HNM ngày 27/11/2006 đã dự báo cho các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp cần phải tích cực thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh cho phù hợp với xu hướng, yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới; Đài PT-TH HN tháng 9/2006 có bài “Công nghiệp ô tô Việt Nam hội nhập quốc tế”…
Nhiều bài phân tích thị trường lao động Việt Nam khi gia nhập WTO, tiêu biểu như bài “Đời sống, việc làm của người lao động sau gia nhập WTO những thực tế dự báo – trách nhiệm của doanh nghiệp hay người lao động?” đăng trên báo HNM ngày 13/9/2006.
Đài PT-TH HN từ 1/7-30/9/2006 đã tổ chức tuyên truyền đậm cho vận động Quốc hội Mỹ sớm thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam (với 32 tin, 16 phóng sự phát thanh, truyền hình). Báo HNM, đài PT-TH HN đã tuyên truyền về cam kết của Chính phủ Việt Nam gia nhập WTO, cảm nghĩ của các tầng lớp nhân dân Thủ đô, các nhà doanh nghiệp, cán bộ quản lý trước vận hội mới của đất nước, khẳng định sự đúng đắn của chủ trương hội nhập để phát triển đất nước.
Gắn với tuyên truyền thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả kinh tế” của Thành phố (năm 2004), các báo, đài trên duy trì phản ánh thành tựu kinh tế – xã hội của Thủ đô và đất nước từng năm. Trong đó có đánh giá, nêu nguyên nhân những hạn chế và chủ trương, phương hướng, giải pháp phát triển.
Từ năm 2004-2007, báo HNM và đài PT-TH HN đã tuyên truyền đậm nét về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn Thành phố. Đây là
chủ trương lớn của Nhà nước và Thành phố, nhằm chuyển đổi phương thức quản lý kinh tế đối với doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Có nhiều bài viết mang tính chỉ đạo, ví dụ như bài “Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa”, phỏng vấn Phó chủ tịch UBND Thành phố về tiến trình cổ phần hóa, bài học kinh nghiệm và biện pháp nhằm thúc đẩy nhanh quá trình này (đăng trên báo HNM 29/7/2004). Báo HNM ngày 11/6/2007, đăng bài “Cổ phần hóa phải công khai minh bạch”, phân tích việc minh bạch trong vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp không chỉ thúc đẩy quá trình cổ phần hóa được nhanh, mà còn giúp cho việc cổ phần hóa được hiệu quả thực sự; bài “Doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng: Vì sao?” đăng trên báo HNM ngày 11/11/2006 phân tích, đó là do việc thiếu minh bạch tài chính trong cổ phần hóa doanh nghiệp, đồng thời nêu lên những nhận định của các chuyên giá ngành tài chính – ngân hàng cũng như ý kiến của nhiều nhà đầu tư.
Vấn đề thị trường, giá cả được các báo, đài thường xuyên cập nhật, từ việc nêu chủ trương của Nhà nước và Thành phố liên quan đến chính sách giá cả, thị trường, cho đến những biến động thị trường… Những thông tin về tăng giá của những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, thuốc tây, giá vật liệu xây dựng… là những thông tin hết sức nhạy cảm với công chúng. Ví dụ, Báo HNM (14/5/2004) và HNM điện tử có bài “Đi tìm nguyên nhân giá thép tăng đột biến thời gian qua”, bài báo không chỉ phản ánh đơn thuần, mà còn tìm hiểu nguyên nhân của sự tăng giá đột biến. Chỉ trong vòng vài tháng năm 2004, 10 công ty sản xuất theo thuộc Tổng công ty thép điều chỉnh tăng giá thép từ 5,6 đến 12 lần. Các doanh nghiệp đã tăng giá một cách tuỳ tiện, gián bán thép do doanh nghiệp tự quy định. Nguyên nhân do giá thép nhập khẩu tăng và do sự đầu cơ của một số nhà phân phối trong nước; báo HNM ngày 21/3/2006 có bài”Giá điện phải đảm bảo cạnh tranh sản phẩm, tiết kiệm và
công bằng xã hội”; bài “Những tác động của việc tăng giá điện” đăng trên báo HNM ngày 22/3/2006; Báo HNM ngày 23/11/2006 có bài “Thẩm định phương án giá bán điện 2006 – 2010: Xem xét từ nhiều góc độ”…
Việc tuyên truyền của báo HNM và đài PT-TH HN về các thị trường như: Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường vàng, ngoại tệ, đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân, giúp nhân dân có thông tin và có sự lựa chọn trong quyết định đầu tư ở các thị trường nói trên. Bản tin Kinh tế, tài chính của Đài PT-TH HN và các trang kinh tế của báo HNM đã giúp nhân dân có thêm hiểu biết, nhất là đối với những thị trường sơ khai như thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, có những bài viết đưa ra nhiều giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán, tiêu biểu như bài “Vì sao các doanh nghiệp chưa mặn mà với việc lên sàn giao dịch ở Trung tâm chứng khoán Hà Nội” phát trên sóng phát thanh và truyền hình tháng 3/2006. Trong những tháng đầu năm 2008, với sự biến động thất thường trên thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, báo HNM, đài PT-TH HN đã có những bài viết, thông tin về chủ trương của Chính phủ, góp phần ổn định tư tưởng của nhà đầu tư.
Đặc biệt, từ năm 2007, với sự tăng giá đột biến của các mặt hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm cũng đã được báo HNM, đài PT-TH HN phản ánh thường xuyên. Đài PT-TH HN phản ánh trong các bản tin thời sự, bản tin chuyên đề về kinh tế… Bên cạnh việc phản ánh sự biến động của giá, nhiều bài viết tuyên truyền về sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, điều đó có tác dụng góp phần ổn định tư tưởng cho nhân dân, nhất là vào những dịp cuối năm. Báo HNM ngày 9/11/2007, có bài “Bình ổn thị trường trong những tháng cuối năm” đã đưa ra những giải pháp, chủ trương của các cấp các ngành trong kiềm chế việc gia tăng của giá cả.
Những vấn đề về buôn lậu, gian lận thương mại cũng được “phanh phui” trước công luận. Báo HNM (18/11/2004) có bài “Khám phá đường dây
làm giả giấy tờ, hợp thức hoá xe có nguồn gốc bất hợp pháp đặc biệt nghiêm trọng”, cho biết các đối tượng của vụ án đã thực hiện hành vi làm giả hồ sơ đăng ký xe với số lượng lớn, diễn ra trong thời gian khá dài.
Ngoài ra, nhờ có những thông tin giải thích, có tính định hướng của báo HNM và đài PT-TH HN cùng các cơ quan báo chí khác, nên những chủ trương như tăng giá kinh doanh nước sạch, tăng giá cước xe buýt từ 1/4/2005 đã được dư luận nhân dân đồng tình ủng hộ.
Chuyên mục “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh” của báo HNM và chuyên mục “Người tốt, việc tốt” của Đài PT-TH HN đã giới thiệu nhiều cá nhân, tập thể đơn vị sản xuất kinh doanh, khắc phục mọi khó khăn vươn lên làm ăn có hiệu quả như ngành công nghiệp, xây dựng, ngân hàng, cơ khí…