Tăng cường bồi dưỡng chính trị, gắn với nâng cao nghiệp vụ, chuyên

Một phần của tài liệu Vấn đề định hướng dư luận xã hội trên hệ thống truyền thông thủ đô trong cơ chế thị trường (Trang 120 - 130)

chuyên môn

Để làm tốt công tác định hướng dư luận xã hội đúng đắn, hiệu quả, cần có kế hoạch bồi dưỡng chính trị và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên của các báo, đài Hà Nội. Từng báo, đài phải có kế hoạch và tiến hành rà soát đội ngũ cán bộ, phóng viên của báo mình. Từ đó xác lập kế hoạch đào tạo, nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, phóng viên về cả nhận thức chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo “vừa hồng vừa chuyên”.

Thứ nhất: Giáo dục và bồi dưỡng lý luận cơ bản một cách có hệ thống (về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh), trang bị cho phóng viên thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học; trên cơ sở đó, nâng cao tầm nhận thức, khả năng phản ánh, phân tích, lý giải thuyết phục, chính xác, kịp thời các sự kiện chính trị kinh tế, văn hoá xã hội mới nảy sinh phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước cũng như trên thế giới.

Những kiến thức lý luận này là nền tảng giúp phóng viên không ngừng bồi dưỡng niềm tin, lý tưởng, kiên định lập trường chính trị của Đảng. Đồng thời, đó cũng là điều kiện cơ bản để phóng viên nhận thức đúng

đắn về nội dung, tính chất, đặc điểm, bản chất, ý nghĩa, tác dụng và tính tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô và đất nước.

Thứ hai: Bồi dưỡng một cách cơ bản, hệ thống về quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt là hệ thống quan điểm của Đảng, hành lang pháp lý của Nhà nước về công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước đã được Đảng, Nhà nước ta xây dựng, khẳng định trong hơn 20 năm qua, Nghị quyết Đại hội X và các nghị quyết của BCH Trung ương... Nhóm tri thức quan trọng này sẽ giúp cho phóng viên có quan điểm đúng khi xem xét, phân tích, giải thích quá trình vận động của các cơ sở và các hiện tượng xã hội; có căn cứ để tỏ rõ thái độ ủng hộ, biểu dương các nhân tố tích cực, phê phán các biểu hiện tiêu cực và thực hiện thông tin đúng định hướng của Đảng, Nhà nước; có điều kiện, cơ sở để tổng kết kinh nghiệm thực tiễn góp phần giúp Đảng, Nhà nước, Thành phố hoàn thiện các chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Thứ ba: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức thực tiễn về quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô, cụ thể là hiểu biết sâu sắc nội dung Nghị quyết Đại hội thứ XIV của Đảng bộ thành phố; các chương trình công tác lớn của Thành uỷ, các chỉ thị, nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố, các chủ trương, chương trình kế hoạch của các cấp, các ngành... Đây là nhóm kiến thức đặc biệt quan trọng giúp cho phóng viên thâm nhập thực tiễn, bám sát cơ sở, thông tin phản ánh được những sự kiện “nóng hổi” của quá trình vận động, đổi mới ở Thủ đô. Sự tiếp cận các chủ trương của Thành phố và thực tiễn sinh động của các cơ sở chẳng những tạo điều kiện cho phóng viên thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của báo chí địa phương mà còn góp phần quan trọng vào việc đưa nghị quyết vào cuộc sống.

Thứ tư: Bồi dưỡng nâng cao trình độ khoa học, ngoại ngữ giúp phóng viên có khả năng tiếp cận được sự phát triển của khoa học, công nghệ nói chung, công nghệ làm báo hiện đại của thế giới nói riêng: khuyến khích, tạo điều kiện để phóng viên học tập, phấn đấu đạt đủ trình độ đại học về báo chí và chuyên ngành và có trình độ ngoại ngữ cần thiết đủ để khai thác thông tin và giao tiếp với phóng viên nước ngoài. Thực tế đã chứng minh sẽ không thể có cây bút giỏi nếu chỉ dừng lại ở trình độ hiện tại. Những hạn chế trong thông tin, bình luận của các báo đài chủ yếu do phóng viên thiếu hiểu biết về ngành nghề chuyên môn...

*

* *

Để thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, của Thành ủy Thành phố Hà Nội về phát triển hệ thống truyền thông nói chung và báo chí Hà Nội nói riêng; để tăng cường nâng cao chất lượng định hướng DLXH trên hệ thống truyền thông của Thủ đô, thông qua hệ thống báo chí, cần bám sát những quan điểm của Đảng, của Thành phố Hà Nội đối với báo chí. Xác định những yêu cầu, thách thức đối với hệ thống truyền thông nói chung và báo chí Hà Nội nói riêng trong cơ chế thị trường, trong đó có những yếu tố bên ngoài và bên trong, nhằm đưa ra những phương hướng, giải pháp định hướng DLXH phù hợp với tình hình thực tiễn. Bên cạnh những nội dung tuyên truyền, định hướng mang tính nguyên tắc, báo chí Hà Nội cần có những giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tế xu hướng, nhu cầu tâm lý của công chúng. Để nâng cao chất lượng định hướng DLXH trên hệ thống truyền thông, trực tiếp là hệ thống báo chí, cần có những giải pháp không chỉ định hướng cho báo chí mà còn cần những giải pháp xây dựng lực lượng những người làm báo. Đội ngũ những người làm báo Thủ đô cần được định hướng về mặt tư

tưởng, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, cần có những giải pháp nhằm phát triển toàn diện hệ thống thông tin đại chúng của Thủ đô, góp phần thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ định hướng DLXHình trong cơ chế thị trường, trong giai đoạn hiện nay. Những kiến nghị đưa ra được cụ thể hóa, để những phương hướng, giải pháp có tính khả thi.

KẾT LUẬN

Kể từ khi thực hiện chủ trương đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự quản lý của Nhà nước, đã đem lại cho đất nước ta một diện mạo mới. Bên cạnh đó, sự mở cửa thông thương, mở rộng quan hệ, giao lưu quốc tế, việc phá bỏ “hàng rào” cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam… đã càng thúc đẩy sự hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam không nằm ngoài xu hướng toàn cầu hoá trên các mặt đời sống kinh tế, xã hội. Sự đổi mới, hội nhập, toàn cầu hoá ảnh hưởng tới các lĩnhvực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động lớn tới đời sống của các tầng lớp nhân dân. Song song với những ưu việt của nó, là rất nhiều mâu thuẫn nảy sinh, không ít những tiêu cực xảy ra và ngày càng gia tăng, nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ và toàn diện.

Qua quá trình chuyển đổi nền kinh tế hoạt động theo cơ chế mới – cơ chế thị trường, đã bộc lộ sự tác động, ảnh hưởng tới nhiều mặt đời sống xã hội. Trong đó, lĩnh vực tư tưởng, DLXH là lĩnh vực chịu tác động, ảnh hưởng rất lớn. Sự tác động tới tư tưởng, DLXH cũng theo 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực. Nếu không có sự giám sát, định hướng rõ ràng sẽ dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Báo chí nước ta nói chung và báo chí Hà Nội nói riêng, có vai trò chủ đạo trong hệ thống truyền thông đại chúng. Báo chí có tác động, ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành và định hướng DLXH. Thủ đô là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, là nơi diễn ra nhiều luồng tư tưởng khác nhau, đồng thời cũng chịu nhiều tác động, ảnh hưởng từ cơ chế thị trường, từ sự hội nhập, từ nhiều vấn đề trong và ngoài nước... Do vậy, việc

định hướng DLXH trên hệ thống truyền thông nói chung và hệ thống báo chí nói riêng của Thủ đô là rất quan trọng.

Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn coi trọng việc định hướng DLXH thông qua hệ thống truyền thông, nhất là hệ thống báo chí. Song, sự cần thiết và định hướng như thế nào đối với DLXH thông qua hệ thống truyền thông, cụ thể là qua hệ thống báo chí ở Thủ đô là vấn đề không đơn giản và hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong giai đoạn hội nhập sâu rộng như hiện nay.

Đề tài “Vấn đề định hướng dư luận xã hội trên hệ thống truyền thông Thủ đô trong cơ chế thị trường” nghiên cứu những vấn đề lý luận về DLXH, về truyền thông, báo chí, nêu lên mối quan hệ giữa chúng và vai trò của truyền thông, báo chí trong quá trình hình thành và định hướng DLXH, nhất là trong cơ chế thị trường. Việc nghiên cứu được thực hiện thông qua khảo sát, đánh giá chất lượng nội dung thông tin, định hướng DLXH dưới hai hình thức: Tổ chức nghiên cứu ý kiến công chúng về các chương trình, thông tin của báo và của đài; phân tích đánh giá những nội dung cụ thể qua các bài viết, chương trình. Qua đó, thấy được sự cần thiết, những vấn đề đặt ra đối với việc định hướng DLXH trên hệ thống truyền thông Thủ đô.

Đề tài nghiên cứu quá trình định hướng DLXH trên 4 loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình) ở 2 cơ quan báo chí của Hà Nội là: Báo HNM và đài PT-TH HN, vì đây là 2 cơ quan báo chí lớn nhất của Hà Nội, có tác động và ảnh hưởng lớn tới việc hình thành và định hướng DLXH trên địa bàn Thủ đô. Thời gian nghiên cứu được giới hạn từ năm 2004 đến hết tháng quý III/2008.

Bên cạnh việc khảo sát, nghiên cứu những thông tin tuyên truyền, định hướng qua những bài viết, chương trình của báo HNM và đài PT-TH HN, đề tài đã tiến hành khảo sát ý kiến công chúng đối với việc định hướng thông tin

của các báo, đài trên, đề tài còn nghiên cứu về xu hướng, nhu cầu thông tin của công chúng trong cơ chế thị trường. Qua đó, đề tài đã tiến hành phân tích, nghiên cứu đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn cho việc định hướng DLXH trên hệ thống truyền thông của Thủ đô. Đồng thời, đề tài đề xuất kiến nghị với Thành phố, với cơ quan chủ quản, với các cơ quan quản lý báo chí (Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Văn phòng UBND Thành phố, sở Thông tin và Truyền thông, Hội nhà báo Thành phố) để thực hiện những giải pháp đó, nhằm nâng cao chất lượng định hướng DLXH trong cơ chế thị trường trên hệ thống truyền thông của Thủ đô hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Thanh Bình, Báo chí truyền thông và kinh tế - văn hóa – xã hội

(NXB Văn hóa – Thông tin Hà Nội 2005)

[2] Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS.TS. Nguyễn Văn Phúc, Mấy vấn đề đạo đức trong điền kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (NXB Chính trị Quốc gia 2003)

[3] Vũ Hiền, Chống “Diễn biến hoà bình” trên các phương tiện thông tin đại chúng (NXB Chính trị Quốc gia 2000)

[4] Vũ Đình Hoè, Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo và quản (NXB Chính trị Quốc gia 2000)

[5] Võ Đại Lược, Kinh tế Việt Nam đổi mới và phát triển (NXB Thế giới 2007)

[6] Mai Quỳnh Nam, Những vấn đề xã hội học trong công cuộc đổi mới

(NXB Chính trị Quốc gia 2006) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[7] Trần Quang Nhiếp, Định hướng hoạt động và quản lý báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (NXB Chính trị Quốc gia - 2002)

[8] Phan Quang, Về diện mạo báo chí Việt Nam (NXB Chính trị Quốc gia 2001)

[9] Nguyễn Văn Sanh, Giáo trình đại cương về xã hội học (NXB Tài chính 2008)

[10] Vũ Duy Thông, Mác – Ănghen – Lênin, Hồ Chí Minh bàn về báo chí xuất bản (NXB Chính trị Quốc gia 2004)

[11] Lưu Minh Trị, Một số vấn đề về công tác tư tưởng và nghiên cứu dư luận xã hội ở Hà Nội (NXB Chính trị Quốc gia 1997)

[13] Dự thảo Lịch sử báo chí Hà Nội 1905 – 2000 – BCĐ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội (NXB Chính trị Quốc gia 2004)

[14] Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 - 2006) - Trường Đại học KTQD (NXB Đại học Kinh tế quốc dân 2006)

[15] Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành (NXB Chính trị Quốc gia 2006)

[16] Những vấn đề lý luận và phương pháp tâm lý học (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2000)

[17] Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng - Ban Tư tưởng văn hoá TW, Hội Nhà báo Việt Nam (NXB Chính trị Quốc gia 2004)

[18] Tư tưởng Hồ Chí Minh về Báo chí cách mạng – Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (Nhà xuất bản chính trị Quốc gia 2004)

[19] Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ Thành phố Hà Nội - 2001

[20] Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ Thành phố Hà Nội - 2006

[21] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (NXB Chính trị Quốc gia 2001

[22] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (NXB Chính trị Quốc gia 2006)

[23] Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 12/2007 [24] Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 3/2006 [25] Tạp chí cộng sản số 14 (5/2002)

[26] Tạp chí cộng sản số 21 (11/2001) [27] Tạp chí cộng sản số 22 (11/2001) [28] Tạp chí cộng sản số 9 (5/2005)

[29] Tạp chí cộng sản số 12 (6/2004) [30] Tạp chí cộng sản số 15 (8/2004) [31] Tạp chí Người làm báo (3/2002) [32] Tạp chí Người làm báo (4/2002) [33] Tạp chí Xã hội học số 1 – 2008 [34] Tạp chí Xã hội học số 2 - 2001 - Các văn bản: + Chỉ thị 22 - Bộ Chính trị (17/10/1997)

+ Nghị quyết TW5, Khoá VIII về xây dựng nền Văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

+ Thông báo Kết luận số 162/TB-TW 1/10/2006 của Bộ Chính trị về một số giải pháp tăng cường, lãnh đạo và quản lý báo chí trong tình hình hiện nay

+ Thông báo Kết luận 41/TB-TW 1/2/2004 của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo, quản lý báo chí.

+ Quy định 75 QĐ-TW về bổ nhiệm, miễn nhiệm đội ngũ lãnh đạo cơ quan báo chí

+ Quy định 165 QĐ-TW của Ban Bí thư (21/4/2006) về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong cơ quan báo chí.

+ Nghị quyết Trung ương 5, Khoá X (5/2007) về công tác tư tưởng lý luận cho báo chí trước yêu cầu mới.

+ Báo cáo số 34 BC/TTVH (ngày 4/1/2007) của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Sơ kết 2 năm thực hiện Thông báo Kết luận 162 – TB/TW của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo, quản lý báo chí. + Báo cáo số 43 CV/BCS (ngày 3/1/2007) của Bộ Văn hoá – Thông tin

Chính trị về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay.

+ Quyết định 153 QĐ/TW (ngày 21/4/2008) của Ban Chấp hành Trung ương, ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Tuyên giáo Trung ương với ban cán sự đảng, đoàn các bộ, ngành các cơ quan Trung ương thuộc lĩnh lực tuyên giáo và các cơ quan liên quan.

+ Quyết định 155 QĐ/TW (ngày 23/4/2008) của Ban Chấp hành Trung ương, ban hành Quy định về sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí.

+ Quyết định 157 QĐ/TW (ngày 29/4/2008) của Ban Chấp hành Trung ương, ban hành Quy định về chỉ đạo, định hướng chính trị, tư tưởng, nhất là đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm trong nội dung thông tin của báo chí.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vấn đề định hướng dư luận xã hội trên hệ thống truyền thông thủ đô trong cơ chế thị trường (Trang 120 - 130)