Tác động của sự biến đổi trong nước và những yêu cầu đối với việc

Một phần của tài liệu Vấn đề định hướng dư luận xã hội trên hệ thống truyền thông thủ đô trong cơ chế thị trường (Trang 104 - 105)

việc định hướng dư luận xã hội thông qua hệ thống truyền thông

Về lĩnh vực kinh tế: Sự chuyển đổi từ nền kinh tế cũ sang nền kinh tế tồn tại lâu dài nhiều thành phần, từ chính sách kinh tế khép kín sang chính sách kinh tế mở đã quy tụ được lòng dân Thủ đô, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của mỗi người dân, mỗi đơn vị sản xuất. Nhờ đường lối đổi mới, sức sản xuất được giải phóng, những tiềm năng của đất nước, của địa phương, của mỗi gia đình và mỗi con người được phát huy. Thành tựu của những năm đổi mới vừa qua đã đem lại niềm tin của cán bộ và nhân dân Thủ đô vào sự chuyển đổi cơ chế kinh tế. Song, nảy sinh sự phân hóa về thu nhập…

Hoà hập với kinh tế thế giới để phát triển kinh tế đất nước đó là đòi hỏi tất yếu khách quan. Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế – xã hội cũng là một tất yếu khách quan và Hà Nội cũng không ra ngoài quy luật đó. Song, để giữ vững chính trị, ổn định tư tưởng khi hội nhập về kinh tế, cần thiết phải có sự định hướng một cách rõ ràng.

Những biến đổi về mặt chính trị: Một số kẻ cơ hội, cực đoan đang nhằm mũi nhọn công kích vào những yếu kém của Đảng, hạ thấp uy tín của Đảng và Nhà nước ta. Vì thế, việc bảo vệ Đảng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội từ mặt trận lý luận cũng như trong thực tế đang là vấn đề cốt yếu hiện nay.

Việc giữ vững chủ quyền quốc gia, giữ vững chế độ chính trị trong điều kiện mở rộng giao lưu, quan hệ liên doanh, hợp tác kinh tế với nước ngoài cũng trở thành mối quan tâm hàng đầu. Muốn phát triển kinh tế nhất thiết phải ổn định chính trị, muốn ổn định chính trị phải giữ vững chủ quyền quốc gia.

Những biến đổi trong xã hội: Mặc dù có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa , nền kinh tế nước ta đang đứng trước một mâu thuẫn lớn. Một mặt, sức lao động và mọi tiềm năng tài nguyên thực sự được giải phóng khi nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. Mặt khác, kinh tế thị trường lại là môi trường thuận lợi làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội.

Yêu cầu tăng trưởng kinh tế với việc thực hiện công bằng xã hội luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, mọi chủ thể trong kinh tế thị trường đều lấy lợi ích kinh tế làm mục đích.

Do tác động của cơ chế thị trường mà có sự chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp và các thành viên trong xã hội, xuất hiện phân hoá giàu nghèo trong xã hội.

Vì lợi nhuận, nên xuất hiện nhiều hiện tượng gian lận thương mại, làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng... Mọi người dân đều mong muốn các cấp chính quyền xử lý kiên quyết với những hành vivi phạm pháp luật trong thương mại, đây cũng là tư tưởng tiến bộ, tích cực ủng hộ đường lối đổi mới đất nước của Đảng và Nhà nước.

Không chỉ sự phân hoá giàu – nghèo, mà nền đạo đức có nơi, có lúc xuống cấp, hiện tượng thờ ơ ngại va chạm trước những hiện tượng côn đồ, trộm cắp, lưu manh và nhiều tệ nạn khác.... thậm chí, thực sự chi phối con người. Mặt khác, luật pháp của ta vừa thiếu, vừa không nghiêm. Những điều đó đã tạo môi trường cho tệ nạn, tiêu cực phát triển.

Hà Nội trong cơ chế thị trường lại là nơi có thể tìm ra việc làm của nhiều người lao động trong cả nước, trong khi só người thiếu việc làm ở đây chiếm tỷ lệ cao. Số người từ nơi khác đến làm ăn sinh sống, số người lang thang cơ nhỡ gia tăng, kéo theo nhiều tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu Vấn đề định hướng dư luận xã hội trên hệ thống truyền thông thủ đô trong cơ chế thị trường (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)