7. Kết cấu của luận văn
2.2. Cách thức thực hiện đề tài pháp luật qua việc xây dựng siêu liên kết
2.2.1. Siêu liên kết giữa các tin bài có liên quan
Nhờ công nghệ siêu liên kết (Hyperlink) báo mạng điện tử có khả năng truyền tải, lƣu trữ thông tin khổng lồ giúp thông tin đƣợc mở rộng đa chiều và không bị giới hạn trong một hệ thống, một trang báo, một tờ báo. Các siêu liên kết tổ chức thông tin thành từng lớp, tạo mối quan hệ giữa thông tin mới nhất với các thông tin tham chiếu, bổ sung trong một vấn đề.
Các tin bài liên quan là những tin, bài cùng chủ đề đƣợc đăng tải trƣớc đó. Thông qua hệ thống siêu liên kết công chúng có thể dễ dàng tìm kiếm, tìm
kiếm nhanh và cùng một lúc tiếp cận đƣợc rất nhiều thông tin về cùng một chủ đề. Điều đặc biệt là chỉ cần click vào một tít tin, bài cụ thể độc giả có thể thấy hàng loạt những thông tin liên quan, đầy đủ và toàn diện nhất về vấn đề đang tìm kiếm mà không phải mất công lục tìm lại nhƣ ở báo in. Tính năng này chỉ tìm thấy ở báo mạng điện tử.
Tin, bài liên quan thƣờng ở cuối hoặc một góc nào đó của tác phẩm. Đó có thể là những tin, bài của báo hoặc của các báo khác, hệ thống siêu liên kết sẽ giúp độc giả tiếp cận ngay lập tức với những bài báo này.
Khi thực hiện các đề tài pháp luật, cả Vtcnews và Vietnamnet sử dụng khá nhiều siêu liên kết các tin bài liên quan và đặc biệt chú trọng đến liên kết trong (chủ yếu là liên kết giữa trang Pháp luật, phóng sự điều tra và các trang khác nhƣ Xã hội, Chính trị... về cùng một chủ đề, đề tài).
Ví dụ nhƣ loạt bài về khoáng sản ở Cao Bằng: Bài 8:
'Tối hâ ̣u thƣ' nhiệt tình đòi 'bức tử' một vùng đất?
Cập nhật lúc 07:32, Thứ Năm, 20/05/2010 (GMT+7)
- Điều khó hiểu, tại dự án khai thác mỏ vàng tại Bản Um – Pác Háo (xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), trong khi chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân kiên quyết giữ đất, thì tỉnh lại liên tục “nã” huyện và xã phải nhanh chóng hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) để bàn giao đất cho chủ đầu tƣ.
Bài 1: Nín thở theo chân ngựa thồ quặng lậu vƣợt biên Bài 2: Xâm nhập chợ quặng lậu vùng biên
Bài 3: Những vùng đất chết khi chƣa kịp... "sống" Bài 4: "Tùng xẻo" cả đất nông nghiệp để đào vàng Bài 5: Tiết lộ động trời chuyện "chạy" dự án ở Cao Bằng Bài 6: Quyết tâm "xẻ thịt" cả "Đà Lạt của vùng Đông Bắc"
Bài 7: Xin đƣợc "chỉ mặt", "ăn tát" để đào bới lòng đất Bài 8: Cám ơn lời nói thật của một quan chức
Clip 1: Trắng đêm theo ngựa thồ quặng lậu vƣợt biên Clip 2: Chợ quặng lậu "hiên ngang" họp giữa ban ngày Clip 3: Đi qua những "vùng đất chết" miệt biên viễn
2.2.2.Tƣơng tác giữa toà soạn và bạn đọc
Theo lý thuyết truyền thông, tƣơng tác qua lại giữa công chúng và tòa soạn qua kênh thông tin phản hồi là một yếu tố quan trọng thể hiện hiệu quả truyền thông đồng thời tạo cơ sở để tòa soạn điều chỉnh nội dung, hình thức thông tin theo chiều hƣớng tăng cƣờng chất lƣợng. Mặt khác, tính tƣơng tác cũng là sợi dây liên kết chặt chẽ công chúng với tờ báo, với bài báo, thậm chí với mỗi nhà báo.
Tính tƣơng tác có thể hiểu là việc tạo nên mối quan hệ qua lại giữa công chúng và tòa soạn, công chúng với công chúng.
Nếu nhƣ báo in có chuyên trang, chuyên mục: “Bạn đọc viết, chúng tôi có ý kiến”, truyền hình có “Hộp thƣ truyền hình, với khán giả VTV3”, phát thanh có “Tiếp chuyện bạn nghe đài”… để độc giả có thể chia sẻ, đóng góp ý kiến phản hồi của mình thì hiện nay hầu hết các báo mạng điện tử đều xây dựng một địa chỉ Email (hòm thƣ điện tử) riêng trong nỗ lực tạo quan hệ chặt chẽ, mật thiết giữa bạn đọc với bản báo. Nhƣng có thể nói rằng độ nhanh nhạy về tính tƣơng tác của các loại hình báo trên không thể bằng báo mạng điện tử đƣợc. Với ƣu điểm nổi bật là tốc độ nên ngay khi bài báo đƣợc đăng tải bạn đọc có thể đăng nhập vào mục “Ý kiến của bạn” và viết nội dung cần chia sẻ. Tòa soạn tức thời nhận đƣợc những thông tin phản hồi từ phía ngƣời đọc, nhờ thế nhanh chóng đƣa ra những biện pháp điều chỉnh nội dung hình thức bài viết sao cho phù hợp với nhu cầu của ngƣời đọc.
Hơn bất kì một loại hình báo chí nào khác, báo mạng điện tử là loại hình báo chí có tính tƣơng tác cao, thể hiện rõ tính đại chúng và thỏa mãn đƣợc nhu cầu
thông tin đa chiều của ngƣời đọc. Đặt trong mối tƣơng quan so sánh khả năng tƣơng tác của báo mạng điện tử với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng khác thì báo mạng điện tử có nhiều ƣu thế hơn hẳn. Báo mạng điện tử do tận dụng đƣợc các tính năng của Internet đã thiết lập đƣợc một kênh thông tin phản hồi tốc độ nhanh, tin cậy và đặc biệt hiệu quả.
Hai tờ Vietnamnet và Vtcnews cũng đã huy động tất cả các kênh để giao tiếp, liên lạc với công chúng nhƣ: Thƣ từ, điện thoại, gặp gỡ trực tiếp hoặc giao tiếp trên nền Internet: Email,web nhằm thu hút, khuyến khích tối đa sự tham gia của công chúng vào quá trình làm báo.
Cuối mỗi tin, bài quan trọng đều có mục “Ý kiến của bạn” để công chúng quan tâm có thể bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về nội dung mà bài báo đề cập.
Tƣơng tác là một trong những yêu cầu quan trọng của cơ quan báo chí đặc biệt là với báo chí hiện đại thì tiêu chí này càng đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Bởi làm báo là tạo ra mối quan hệ chặt chẽ với công chúng, thực hiện tốt việc đƣa thông tin tới công chúng, vì công chúng mà tồn tại.
Ví dụ nhƣ trƣờng hợp sau:
Cám ơn lời nói thật của một quan chức
Cập nhật lúc 05:08, Thứ Tƣ, 19/05/2010 (GMT+7)
, – Hàng ngàn phản hồi của độc giả khắp cả nƣớc đã chia sẻ với VietNamNet về loạt bài phản ánh thực trạng cũng nhƣ những góc khuất trong quản lý, khai thác khoáng sản của Cao Bằng. Nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự cảm phục về bà Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình (Cao
Bằng) dám nói thẳng sự thật.
Loạt bài điều tra của nhóm phóng viên VietNamNet về thực trạng bức xúc trong khai thác – quản lý và cấp phép mỏ khai thác khoáng sản tại tỉnh
Cao Bằng đã nhận đƣợc sự quan tâm của hàng triệu bạn đọc khắp cả nƣớc và nƣớc ngoài suốt thời gian qua.
VietNamNet đã nhận đƣợc nhiều nội dung phản hồi của bạn đọc về việc bức xúc trƣớc những thông tin mà VietNamNet đăng tải. Đối với họ, đó là sự bức xúc và bất ngờ về việc tài nguyên thiên nhiên quý giá của đất nƣớc chƣa đƣợc khai thác một cách có hiệu quả. Không những thế, nó còn phá vỡ nghiêm trọng môi sinh, môi trƣờng.
Đau xót nhất, đó là vai trò quản lý nhà nƣớc của chính quyền địa phƣơng tỉnh Cao Bằng.
Bức xúc, bất ngờ, bàng hoàng…
Bạn đọc Hoàng Lan Anh ( địa chỉ email emgai_dantruong1987@): "Là một ngƣời con của đất Cao Bằng, tôi không khỏi bức xúc trƣớc những hành động nhƣ vậy. Điều đó chứng tỏ vì sao, Cao Bằng vẫn còn nghèo".
Bạn đọc Hiệp (frozennight_84@): "Qua phóng sự của nhóm phóng viên điều tra VietNamNet có thể thấy đƣợc nạn đào vét khoáng san nghiêm trọng đến thế nào đã và đang xảy ra trên đất nƣớc ta. Còn đâu nữa rừng vàng biển bạc, điều mà chúng ta vẫn tự hào dạy dỗ các em khi đến trƣờng. Hãy học nƣớc Nhật, điều mà họ dạy con cháu họ hoàn toàn khác chúng ta.
Bạn Bùi Nguyên Đức (buiduc_1974@): Tôi đã từng làm việc ở trong mỏ quặng mangan huyện Trà Lĩnh, xã Quang Hán, thôn Khau Phải và bản Mặc. Các bạn phóng viên cứ vào thôn Khau Phải mà xem, thực tế hiện nay các đoàn ngựa thồ quặng đi sang Trung Quốc bán hàng ngày, ban ngày chứ không phải đêm. Tôi thống kê một ngày có khoảng gần một trăm con ngựa thồ quặng mangan sang Trung Quốc bán.
Nếu các bạn ở cả tối để xem thì, ngựa thồ quặng sang TQ bán, rồi lại thồ lá thuốc lá về (tất nhiên là nhập lậu).
Hiện tƣợng ngựa thồ quặng đi TQ này cho đến ngày hôm nay 12/5/2010 vẫn còn nguyên. Mong các phóng viên vào cuộc để cho nguồn tài nguyên của đất nƣớc không bị lãng phí. Nhà nƣớc cấm xuất khẩu quặng thô, doanh nghiệp khai thác thì phải nộp thuế tài nguyên nhƣng không khai thác đƣợc trên chính phần mỏ của mình vì dân cản trở".
Cảm ơn lời nói thật của bà Chủ tịch huyện
Những thông tin của Chủ tịch huyện Nguyên Bình, bà Mã Thị Ình khi trao đổi với VietNamNet đã đƣợc hàng ngàn bạn đọc bày tỏ sự khâm phục, kính trọng về một bà chủ tịch huyện trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật với tinh thần trách nhiệm thực sự vì nƣớc, vì dân.
Bạn Lê Công Khanh (khanhdaigia52@): "Đọc bài phóng sự tôi rất khâm phục bà chủ tịch huyện Nguyên Bình, vì dám nói những ý nguyện của dân. Cái dũng cảm ở đây là ý nguyện của dân khác với ý nguyện của “quan trên” và thậm chí có thể ảnh hƣởng đến lợi ích cá nhân của bà chủ tịch. Tôi rất khâm phục bà chủ tịch huyện Nguyên Bình".
Bạn Minh Quang (bebeton@): Một vị Chủ tịch huyện nhƣ bà đây là hiếm. Dám thẳng thắn nói lên sự thật là đức tính quý. Hy vọng còn nhiều vị lãnh đạo đƣợc nhƣ bà đây.
Tôi thực sự buồn và xót xa khi bằng những hành động nghèo lƣơng tri này, họ đang biến Cao Bằng thành một khai trƣờng nham nhở.
Tôi mong, rất mong các đơn vị có thẩm quyền qua những bài báo, những nỗ lực của phóng viên VietNamNet đã mở đƣờng có thể khoét đi khối u này, trả Cao Bằng lại với hình ảnh đẹp nhƣ xƣa...
Cảm ơn nhóm PV VietNamNet đã chọc thủng khối u này, và mong nhiều phần chìm khác sẽ đƣợc đƣa ra ánh sáng".
VietNamNet cảm ơn những đóng góp chia sẻ của bạn đọc khắp cả nƣớc.
VietNamNet mong tiếp tục đƣợc nhận đƣợc những chia sẻ của bạn đọc, cùng VietNamNet nói lên tiếng nói để các cơ quan chức năng vào cuộc, quản lý và sử dụng có hiệu quả bền vững đối với tài nguyên khoáng sản – nguồn lực phát triển của Quốc gia.
Báo VietNamNet Ý KIẾN CỦA BẠN
Họ và tên: (cần phải nhập)
Địa chỉ:
Email: (không hiện lên trang) Điện thoại: (không hiện lên trang)
Nhận xét của bạn: (gõ tiếng Việt có dấu, không quá 1000 chữ)
Tƣơng tác giữa toà soạn và bạn đọc còn có thể cung cấp những thông tin bổ sung mà bài viết chƣa đề cập đến. Nhiều ý kiến hay của độc giả sẽ đƣợc đăng tải nhƣ một tác phẩm báo chí (sau khi đã đƣợc biên tập, sửa chữa câu văn). Sau nữa một bài viết của tác giả chỉ là ý kiến cá nhân của tác giả đó hoặc có thể khảo sát một vài nơi, đƣa ra ý kiến của một vài ngƣời. Sự tham gia của độc giả sau mỗi bài viết có thể mở ra nhiều ý kiến khác nhau, đôi khi là những chia sẻ mà họ đã trải qua.
Bên cạnh đó, hai tờ Vietnamnet và Vtcnews còn tạo ra diễn đàn có sức hút lớn với độc giả về một vấn đề thời sự nổi cộm, đang là mối quan tâm của dƣ luận xã hội. Ở các diễn đàn này, độc giả có thể gửi thƣ điện tử bày tỏ quan điểm, chính kiến, thái độ phản ứng… trƣớc một sự kiện, vấn đề do tòa soạn hoặc chính họ đặt ra.
Diễn đàn là môi trƣờng cho những ngƣời có chung mối quan tâm, sở thích gặp gỡ nhau, tạo nên sự giao lƣu giữa công chúng với công chúng. Là
nơi nảy sinh, phát sinh nhiều vấn đề, đề tài mới, đôi khi còn gợi mở cho sự ra đời một tác phẩm hay và hấp dẫn. Diễn đàn đƣợc coi là một mỏ thông tin vì trong đông đảo công chúng có một số ngƣời giỏi, uyên bác về lĩnh vực mà tác giả đang bàn luận.
2.2.3. Tƣơng tác trong phản hồi của độc giả
Đối tƣợng tiếp nhận các đề tài pháp luật rất đa dạng và phong phú, thuộc mọi giới, mọi thành phần, vùng miền, tôn giáo... khác nhau. Chính vì thế, khi đứng trƣớc những thông tin pháp luật có ảnh hƣởng lớn đến dƣ luận xã hội thì những độc giả sẽ có những ý kiến trao đổi với nhau, trao đổi với toà soạn ngay lập tức.
Khi thông tin về các vấn đề pháp luật nổi cộm, hai tờ Vietnamnet và Vtcnews còn tạo môi trƣờng tốt giúp công chúng có thể trao đổi với nhau một cách hiệu quả về các vấn đề pháp luật mà họ quan tâm.
Chính vì vậy, tƣơng tác trong cộng đồng độc giả của hai tờ báo thể hiện rõ nhất ở việc công chúng có thể tham gia trực tiếp viết báo. Việc công chúng tham gia viết báo đã làm thay đổi quan niệm về báo chí, thay đổi số phận bài báo.
Các loại hình báo khác và báo mạng điện tử đều dành “đất” cho độc giả: bạn đọc viết, ý kiến, blog, mục tâm sự... . Đó là nơi bạn đọc đƣợc bày tỏ, chia sẻ thông tin, chính những bài viết, ý kiến của công chúng đƣợc công chúng khác chia sẻ đã hình thành “cộng đồng công chúng làm báo”.
Đây cũng là nơi đăng tải những bài viết của công chúng, nơi công chúng trong vai trò “nhà báo công dân” đƣa ra những nhận định, phân tích, đánh giá, bình luận... một cách rất riêng về mọi mặt của đời sống xã hội, những ảnh hƣởng từ các vụ án, các thông tin pháp luật. Những chuyên mục này trở thành cầu nối giữa độc giả với những ngƣời làm báo mạng, qua đó
công chúng có thể nói lên ý kiến khen, chê, ủng hộ, phản đối, góp ý, phê bình về các tin bài đƣợc đăng tải.
Thực tế cho thấy rất nhiều vụ tham nhũng, lạm dụng chức quyền đã đƣợc báo chí làm sáng tỏ nhờ sự phản ánh của công chúng.
2.3. Cách thức thể hiện đề tài pháp luật thông qua đa dạng kênh ngôn ngữ ngữ
2.3.1. Ý nghĩa của việc đa dạng kênh ngôn ngữ
Phƣơng thức đa dạng các kênh ngôn ngữ là xu hƣớng khai thác sâu hơn những yếu tố truyền thống và sử dụng nhiều hơn những yếu tố mới trong việc tổ chức tác phẩm truyền thống.
Xu hƣớng này bắt nguồn từ chính yêu cầu của độc giả với báo chí khi mà lƣợng thông tin ngày càng dày đặc và nhiều tầng lớp, công chúng cần thông tin nhƣng ít có thời gian đọc.
Để giúp độc giả lựa chọn thông tin thì những cột văn bản (chính văn) không đủ mà cần có đồ thị, biểu đồ, danh sách, phần tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau mới có thể đem lại thông tin bổ ích cho bạn đọc.
Hơn nữa, đa dạng các kênh ngôn ngữ sẽ giúp bài viết trình bày bắt mắt hơn, hình thức đẹp và sáng sủa hơn. Đồng thời còn tăng khả năng tƣơng tác, tạo mối quan hệ qua lại với bạn đọc, bạn đọc có “đất” để viết, bày tỏ quan điểm, ý kiến…
Một căn bệnh nan y của các tin, bài pháp luật là “tham” số liệu, đa dạng các kênh ngôn ngữ cũng tăng hiệu quả thông tin hơn, giúp công chúng dễ tiếp nhận những thông tin mang tính khô cứng đó.
Ví dụ:
Trong vụ án “xác chết không đầu” do hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa gây ra. Khi thông tin theo diễn biến của vụ án, cứ mỗi tin bài lại luôn có sự kết nối với nhau, có những thông tin bổ trợ, sử dụng tổng hợp cả ngôn ngữ viết, hành ảnh,
video, có ý kiến của những ngƣời có liên quan, có những nhận xét, đánh giá, phản hồi của độc giả.
2.3.2. Kênh ngôn ngữ văn tự
Kênh ngôn ngữ văn tự bao gồm các yếu tố: Tít, sapô, chính văn, phỏng vấn, hộp dữ liệu.
Tít (headline, tittle) hay còn gọi là tiêu đề, đầu đề, nhan đề của bài báo.
Tít có chức năng bắt mắt độc giả, cung cấp thông tin chính, nêu bật đƣợc chủ đề bài viết và giúp độc giả lựa chọn có nên đọc bài đó hay không.
Tít của tin, bài pháp luật phải đáp ứng một số yêu cầu: ấn tƣợng, lôi cuốn, ngắn gọn, làm bật thông tin trọng tâm, có thể dùng câu trích dẫn nhƣng