Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thông tin pháp luật trên báo chí

Một phần của tài liệu Phương thức thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử (Trang 80 - 81)

2.2.2 .Tƣơng tác giữa toà soạn và bạn đọc

3.2.1Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thông tin pháp luật trên báo chí

trên báo chí nói chung, báo Vietnamnet và Vtcnews nói riêng

Các đề tài pháp luật có liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và tác động rộng lớn đến mọi đối tƣợng. Nên việc tăng cƣờng nhận thức, nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của thông tin pháp luật trên báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng là rất cần thiết.

Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhiều khi còn chƣa có sự quan tâm, đánh giá đúng mức về tầm quan trọng của thông tin pháp luật nên trong quá trình cung cấp thông tin cho báo chí chƣa chu đáo, nhiệt tình, còn tồn tại tình trạng buông lỏng quản lý, quản lý chƣa sát sao việc đƣa tin, bài pháp luật.

Thứ hai, cơ quan báo chí cần phải có chiến lƣợc, kế hoạch cụ thể trong việc đƣa thông tin chính xác, khách quan, công bằng, đáp ứng nhu cầu của công chúng. Cần có cơ chế chính sách thu hút các luật sƣ, các chuyên gia tƣ pháp, pháp luật, kết hợp chặt chẽ với Hội luật gia, Liên đoàn luật sƣ Việt Nam nhằm nâng cao chất lƣợng và sự đa dạng của các tin, bài pháp luật.

Thứ ba, phóng viên cần đề cao trách nhiệm hơn nữa trƣớc những tin, bài pháp luật đƣợc đăng tải, tăng cƣờng mối quan hệ với các đơn vị cung cấp thông tin, với các hiệp hội, các cơ quan ban nghành đoàn thể, đặc biệt là các cơ quan pháp luật nhằm bổ sung cho tin bài tạo sự hấp dẫn, thiết thực và có tính khách quan hơn nữa.

Phóng viên cũng cần phải nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị bởi đây là một trong những trở ngại cho báo chí nói chung và phóng viên pháp luật khi tiếp cận và tuyên truyền về luật pháp. Vì thiếu sự nhạy bén chính trị cần thiết, khi tiếp cận và phân tích các sự kiện, thông tin pháp luật, phóng viên sẽ không biết sử dụng các góc độ, đƣa các chi tiết vào tin, bài.

Để có đƣợc sự nhạy bén này phóng viên pháp luật phải luôn bám sát chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, luôn đặt các hiện tƣợng pháp luật trong mối quan hệ về lợi ích: cá nhân – toà soạn - tổ chức - cộng đồng - quốc gia để xem xét, phân tích, đánh giá trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Chính vì vậy, có thể coi sự nhạy bén chính trị trong khi đƣa tin về các vấn đề luật pháp là một trong những tiêu chí hàng đầu của phóng viên pháp luật hiện nay. Phóng viên cần phải biết tự làm mới mình thông qua những tác phẩm, cần xây dựng cho mình một phong cách riêng.

Đề tài pháp luật trên hai báo dù đã phong phú, đa dạng nhƣng mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu từ phía công chúng. Cuộc sống luôn biến đổi không ngừng, công chúng thì ngày càng đòi hỏi thông tin sâu hơn và rộng hơn.

Hai tờ báo cũng cần phải có chiến lƣợc dài hơi (nhƣ đổi mới nội dung thông tin, hình thức thể hiện, khai thác triệt để tính đa phƣơng tiện và những ƣu thế khác của báo mạng điện tử...) mới có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin ngày càng khắt khe của công chúng.

Một phần của tài liệu Phương thức thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử (Trang 80 - 81)