Xử lý thông tin

Một phần của tài liệu Phương thức thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử (Trang 35 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3.Xử lý thông tin

2.1. Phƣơng pháp thực hiện đề tài pháp luật

2.1.3.Xử lý thông tin

Theo từ điển Tiếng Việt năm 2007 thì: “Xử lý là áp dụng những thao tác nhất định để nghiên cứu sử dụng” [21. tr.55].

Qua tìm hiểu tại Vietnamnet và Vtcnews, chúng tôi nhận thấy việc xử lý thông tin khi thực hiện các đề tài pháp luật bao gồm:

Lựa chọn và sử dụng tài liệu, các bài phát biểu, các cuộc trò chuyện, phỏng vấn, các nguồn tin từ báo chí trong nƣớc và nƣớc ngoài đặc biệt là hồ sơ pháp luật, hồ sơ vụ án...vvv...

Việc lựa chọn chi tiết, tình tiết, dữ liệu, con số, ý chính, ý phụ, nhân chứng có ý nghĩa rất quan trọng tới nội dung tác phẩm và nó góp phần làm nổi rõ tính chất của đề tài pháp luật. Điều này có nghĩa là đã phân loại các tƣ liệu có cùng giá trị thông tin về một nhóm.

Xử lý thông tin còn là sắp xếp thông tin thành một hệ thống nhất định cho phù hợp với ý tƣởng, cấu trúc bài viết tránh sự trùng lặp, lộn xộn không cần thiết. Thực tế cho thấy việc phỏng vấn, đọc, quan sát... sẽ giúp cho tác giả thu lƣợm đƣợc rất nhiều thông tin khác nhau trong khi dung lƣợng tin, bài lại có hạn. Vì thế, việc xử lý thông tin đã thu thập đƣợc sẽ góp phần loại bỏ những thông tin không thực sự cần thiết và có ít giá trị hơn, từ thông tin “thô” sàng lọc ra thông tin “tinh”.

Đối với xử lý thông tin ở tin, bài pháp luật trên Vietnamnet và Vtcnews, dù lƣợng bài viết rất lớn đƣợc cập nhật liên tục trong ngày nhƣng Vietnamnet và Vtcnews vẫn luôn tuân thủ nguyên tắc thông tin đảm bảo khách quan, trung thực, chính xác, nhanh chóng. Các đề tài pháp luật đƣợc thể hiện trên báo có tác động xã hội rộng lớn nên chỉ cần sai sót “nhỏ” về con số, số liệu thì hậu quả và mức độ ảnh hƣởng của nó là khôn lƣờng.

Ví nhƣ việc gây nhầm lẫm do trùng họ tên, ở cùng một thôn trong một tin đƣa về một vụ hiếp dâm ở Đông Anh khiến cho cả gia đình kéo sang toà soạn phản đối. Hay nhƣ vụ nhầm lẫn, không xác minh chính xác thông tin, chƣa có sự đối chiếu thẩm định trong vụ “trứng gà tẩy trắng”.

Qua tìm hiểu tại hai tờ Vietnamnet và Vtcnews, chúng tôi nhận thấy, về cơ bản, ngay sau khi phát hiện thông tin, đề tài là có thể triển khai thành các tin, bài. Muốn tin, bài đƣợc triển khai nhanh chóng thì công việc quan trọng là phải kiểm chứng lại thông tin đã nhận đƣợc theo nhiều cách khác nhau. Nếu

Thông tin có thể sử dụng đƣợc thì tuỳ theo lĩnh vục đƣợc phân công của Phóng viên, Ban Thƣ ký sẽ có chỉ đạo cụ thể. Hoặc cũng có thể, phóng viên chủ động đề xuất các phƣơng án xử lý thông tin khác nhau.

Đặc thù của những bài viết pháp luật là sử dụng nhiều số liệu nên đối với phóng viên pháp luật việc am hiểu pháp luật là rất cần thiết. Xử lý thông tin pháp luật cũng nên căn cứ vào tính chất quan trọng của thông tin nhận đƣợc, thông tin quan trọng đƣợc đăng lên trƣớc. Trong một số trƣờng hợp, có khi căn cứ vào định hƣớng tuyên truyền của cơ quan chủ quản về vấn đề nào đó mà có sự ƣu tiên trong việc đăng tải thông tin, trên cơ sở đó sẽ có những đề tài đƣợc ƣu tiên thực hiện trƣớc và hầu nhƣ các đề tài pháp luật luôn nằm trong số đề tài đƣợc ƣu tiên thực hiện trƣớc. Hoặc cũng có thể dựa vào đặc thù vùng miền để tránh sự chênh lệch thông tin giữa các vùng, tạo sự cân đối, đa dạng trong thông tin.

Nhìn chung các thông tin về pháp luật ẩn chứa trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, đến xã hội, văn hóa, thể thao. Nhƣng cho dù trong lĩnh vực nào thì trong quá trình xử lý vẫn chú trọng những đề tài pháp luật có tác động dƣ luận xã hội mạnh mẽ, đƣợc công chúng đặc biệt quan tâm thì đƣa nhanh, cụ thể và nhiều hơn, kỹ và sâu hơn.

Qua khảo sát, thống kê, phân loại tác giả nhận thấy trung bình một ngày Vietnamnet đăng tải ít nhất 10 tin, bài và Vtcnews cũng đăng lƣợng tin, bài pháp luật với số lƣợng tƣơng ứng. Nhƣ vậy, mỗi một tháng hai tờ Vietnamnet và Vtcnews sử dụng khoảng 600 tin, bài pháp luật và trong một năm hai tờ này sử dụng gần 7000 tin, bài pháp luật. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ đánh giá mang tính tổng quan về số lƣợng tin, bài nói trên và sẽ đặc biệt chọn ra khoảng 600 tin, bài pháp luật tiêu biểu trong thời gian gần đây này để khảo sát, nhận định và đánh giá, từ đó rút

ra những kết luận về phƣơng thức thực hiện đề tài pháp luật trên hai tờ báo mạng điện tử Vietnamnet và Vtcnews.

Dƣới đây là bảng số liệu khảo sát đƣợc tại Vietnamnet và Vtcnews: Số lƣợng tin bài pháp luật Tin, bài có ảnh Tin, bài có hộp (box) dữ liệu Tin, bài có phản hồi Tin, bài có biểu đồ, đồ thị Tin, bài có siêu liên kết (hyperlink) Tin, bài có video 600 98% 82% 80% 25% 85% 20%

Qua khảo sát, tác giả luận văn có mấy nhận xét về việc cụ thể hoá các đề tài pháp luật thành tin, bài trên Vietnamnet và Vtcnews nhƣ sau:

- Các đề tài pháp luật đƣợc sử dụng rất đa dạng và phong phú

- Các đề tài pháp luật xuất hiện rải rác trong nhiều chuyên mục khác nhau chứ không nhất thiết chỉ ở trong chuyên trang pháp luật

- Các đề tài pháp luật sử dụng nhiều ảnh kèm theo và rất chú trọng tới yếu tố chú thích ảnh. Nó là thông tin bổ trợ hiệu quả cho bài viết, trung bình một tin, bài về luật có thể sử dụng 1-5 ảnh, cá biệt có bài có tới hơn chục bức ảnh. Gần nhƣ các tin, bài về pháp luật đều có ảnh kèm chú thích ảnh.

- Do đặc thù đề tài pháp luật sử dụng nhiều số liệu, văn bản luật, các quy định, hai tờ Vietnamnet và Vtcnews đã phát huy động triệt để hộp tƣ liệu trong bài viết (82% tin, bài có hộp dữ liệu), đôi khi có những bài viết về pháp luật có đến 3 hộp dữ liệu (dƣới dạng số liệu và trích dẫn treo).

- Với những đề tài là vấn đề “nóng”, có ý nghĩa xã hội rộng lớn thì hầu hết các tin, bài đều dành “đất” cho công chúng bày tỏ quan điểm của mình. Đây là một trong những thế mạnh của báo mạng điện tử so với các loại hình báo chí khác, đặc biệt là báo in. Bởi thế có khoảng 80% tin, bài pháp luật trên

chuyên trang khác nhau đều có phản hồi. Đặc biệt những đề tài gây “sốc” cho công chúng thì 100% đều có thông tin phản hồi.

- Nhƣ mọi báo mạng điện tử khác, Vietnamnet và Vtcnews cũng sử dụng có hiệu quả siêu liên kết (khoảng 85% tin, bài). Đó có thể là liên kết trong (siêu liên kết đƣợc thực hiện giữa các trang web trong một hệ thống) hay liên kết ngoài (siêu liên kết đƣợc thực hiện giữa các trang web thuộc các website khác). Việc sử dụng những siêu liên kết này giúp mở rộng thông tin đa chiều và không giới hạn trong hệ thống một tờ báo, trang báo. Các đề tài pháp luật càng hấp dẫn thì càng có nhiều siêu liên kết có liên quan.

- Đề tài pháp luật có video đi kèm chiếm 20%, cũng đã góp phần làm tăng tính hấp dẫn, đa dạng trong cách thể hiện cho các đề tài pháp luật. Bởi nội dung của những clip kèm theo tin, bài giúp công chúng tiếp nhận thông tin một cách chân thực nhất. Đặc biệt, đối với những vụ việc nghiêm trọng gây xôn xao dƣ luận thì các video là một yếu tố bắt buộc.

Ví dụ nhƣ: Vietnamnet đƣa video quay cảnh móc túi tại bến xe bus trƣớc cổng trƣờng đại học Giao thông vận tải tại Cầu Giấy, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phương thức thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử (Trang 35 - 39)