2.2.2 .Tƣơng tác giữa toà soạn và bạn đọc
3.2.2 Nâng cao chất lƣợng của đội ngũ phóng viên và biên tập viên mảng
mảng pháp luật
Viết về pháp luật khó hơn viết về các mảng khác rất nhiều, nó đòi hỏi ngƣời viết phải có kiến thức về pháp luật, có bề dày kinh nghiệm nên không phải ai cũng có khả năng viết về đề tài này.
Thế mới biết viết về một đề tài nào đi nữa, đặc biệt là viết về pháp luật ngƣời viết cần phải đứng ở góc độ của luật sƣ để phân tích vấn đề, có kiến thức về kinh tế để đánh giá, có am hiểu nhạy cảm về chính chị để lựa chọn đề tài... Làm báo về pháp luật cần phải có cái đầu luôn luôn lạnh để đƣa thông tin chính xác, tránh đƣợc những cạm bẫy, những hậu quả thông tin có thể xảy ra.
Với sự phát triển không ngừng của xã hội, các phƣơng thức tội phạm ngày càng tinh vi, quỷ quyệt. Vì vậy, các cơ quan báo chí cần liên tục xây dựng đội ngũ phóng viên và biên tập viên giỏi về nghiệp vụ, chắc về kiến thức pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
Muốn vậy, khâu đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ, tạo điều kiện cho phóng viên tham gia những lớp nghiệp vụ chuyên môn về các lĩnh vực đang theo dõi nhƣ lớp nghiệp vụ về luật dân sƣ, luật kinh tế, luật quốc tế, tranh chấp đất đai, thừa kế là cực kỳ quan trọng.
Bên cạnh đó, cần coi trọng công tác đào tạo, đào tạo lại giúp phóng viên tránh đƣợc tình trạng chủ quan, tự hài lòng với mình.
Nhà nƣớc cần dành một khoản ngân sách nhất định cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhà báo, phóng viên pháp luật coi đây là sự hỗ trợ cần thiết cho nhu cầu thông tin của cá nhân, tổ chức và cả xã hội.
Viết về lĩnh vực pháp luật thì phông kiến thức về luật là rất quan trọng. Chính vì vậy, phóng viên muốn hiểu đúng, hiểu sâu về các hồ sơ vụ án, những thông tin trái chiều. Điều đó đòi hỏi ngƣời phóng viên thì phải có tầm nhìn sâu rộng, óc quan sát, thấu hiểu về luật. Đây là những kiến thức có tính cơ sở cho mỗi phóng viên pháp luật để có cái nhìn khách quan, đánh giá đúng bản chất của sự kiện, hiện tƣợng. Những kiến thức này phải đƣợc củng cố, trau dồi thƣờng xuyên thành một khối kiến thức và kinh nghiệm sống động về các vấn đề pháp luật của phóng viên.
Mặt khác, mỗi phóng viên cũng phải tự rèn luyện kỹ năng trong quá trình tác nghiệp: kỹ năng tiếp cận nguồn tin, kỹ năng lựa chọn và xử lý thông tin, kỹ năng sáng tạo tác phẩm.
Kiến thức về tin học và ngoại ngữ là nhu cầu cấp bách của phóng viên để tiếp cận với thông tin pháp luật quốc tế. Ngoài khả năng giao tiếp thông thƣờng bằng ít nhất một ngoại ngữ, phóng viên cũng cần có khả năng phân tích các hồ sơ dữ liệu trong thời đại công nghệ thông tin.
Phóng viên pháp luật cần phải yêu nghề, say nghề mới có thể cho ra đời những tác phẩm có chất lƣợng. Phải biết nghe, nhìn, phát hiện, chọn lọc và phản ánh thật nhanh nhạy những vấn đề pháp luật xã hội luôn nảy sinh hàng ngày trong đời sống dân chúng. Nhƣng muốn “biết” nhƣ thế, rất cần một điểm tựa nghề nghiệp đặc thù: “Phải có mắt sáng, lòng trong, bút sắc”. Và hơn hết, phải xuất phát từ tinh thần dân chủ, phải thông tin vì quyền lợi dân chúng, phải đại diện cho công chúng báo chí, với quyền đƣợc nhận thông tin.
Vấn đề rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và đề cao trách nhiệm xã hội của báo chí và phóng viên pháp luật cũng cần đƣợc chú trọng: "Mỗi chữ viết, mỗi lời nói phải thể hiện một tƣ tƣởng, một ƣớc ao của nhân dân” (Chủ tịch Hồ Chí Minh). “Nghề nào cũng cần đạo đức, đối với nghề báo đạo đức phải là cái gốc” (nguyên Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời). Từ đó càng đòi hỏi cao hơn ở đó đạo đức và trách nhiệm của phóng viên nói chung và phóng viên pháp luật nói riêng. Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội trở thành thƣớc đo và có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của phóng viên pháp luật.
Trong thời gian vừa qua việc vi phạm đạo đức báo chí, lạm dụng nghề nghiệp để hƣởng lợi, trục lợi bất chính có dấu hiệu tăng lên.