Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Phương thức thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử (Trang 85 - 93)

2.2.2 .Tƣơng tác giữa toà soạn và bạn đọc

3.2.5 Các giải pháp khác

Về hình thức trình bày:

Cần sử dụng nhiều hơn ngôn ngữ phi văn tự nhất là biểu đồ, đồ thị trong việc xử lý các đề tài pháp luật. Các thông tin bổ xung cũng cần đƣợc phát huy triệt để hơn dƣới dạng hộp dữ liệu. Điều đó sẽ giúp cho các đề tài pháp luật trở nên hấp dẫn hơn.

Bên cạnh đó, cần nâng cao hơn nữ tích cực tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía độc giả để tạo nên tính hai chiều trong quá trình truyền thông. Đồng thời VietNamNet và Vtcnews dựa trên những mong muốn, nhu cầu của công chúng để có sự điều chỉnh, thay đổi chách thực thực hiện đề tài pháp luật phù hợp, có hiệu quả hơn.

Về nội dung:

Các đề tài pháp luật trên báo Vietnamnet và Vtcnews nên hạn chế thấp nhất sự xuất hiện nhiều số liệu trong một tác phẩm vì dễ gây rối mắt, ức chế, tâm lý ngại đọc. Số liệu cần đƣợc xử lý chó phù hợp tạo sự gần gũi với độc giả, giúp họ dễ hình dung, liên tƣởng đến nội dung.

Ví dụ: Qua xác minh ban đầu, trường gà này do Minh “lùn”, Trị “đầu bò” và 1 đối tượng nữa đứng ra tổ chức, điều hành mọi hoạt động. Cùng giúp sức còn có 4 đối tượng khác với vai trò làm trọng tài. Sau mỗi trận đấu ăn

thua, các con bạc phải “cống nộp” 400.000 đồng (nếu thắng) và 200.000 đồng (nếu thua) cho những người tổ chức.

( Đoạn trích tin : “Triệt phá một trƣờng gà ở ngoại thành TP.HCM 03/08/2010 06:25 của tác giả Duy Văn trên báo Vtcnews)

Đoạn trích trên cho thấy số liệu sử dụng đúng, trúng sẽ có “hồn” hơn, hay hơn, hiệu quả thông tin cao hơn rõ rệt.

Các đề tài pháp luật cần chú trọng hơn yếu tố con ngƣời. Viết về pháp luật chỉ có thể đạt hiệu quả, thu hút ngƣời đọc nếu nó đƣợc đặt trong các mối quan hệ về lợi ích với ngƣời đọc. Nói cách khác, phải xem xét đề tài pháp luật dƣới góc độ con ngƣời, vì lợi ích của công chúng thì thông tin mới có giá trị thực tế cao.

Cần tăng cƣờng những bài viết có sự phân tích sâu sắc, có tính phản biện cao, những bài viết đi sâu vào cuộc sống thƣờng nhật của ngƣời dân và hạn chế những bài viết mang nặng tính tuyên truyền, báo cáo, thông kê.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chƣơng này tác giả chỉ ra một số ƣu nhƣợc điểm khi thực hiện các đề tài pháp luật trên hai tờ báo mạng Vietnamnet và Vtcnews, trên cơ sở đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin pháp luật trên báo Vietnamnet và Vtc news nhƣ: Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thông tin pháp luật trên báo chí nói chung và báo VietNamet – Vtc news nói riêng; nâng cao chất lƣợng của đội ngũ phóng viên và biên tập viên; sửa đổi, bổ sung các văn bản luật; có cơ chế khuyến khích, khen thƣởng và xử lý phù hợp; các giải pháp khác.

Tất cả những mặt mạnh, mặt yếu, những cái làm đƣợc và chƣa làm đƣợc đã nêu trên đều gắn chặt với phẩm chất, năng lực, phong cách báo mạng điện tử Vietnamnet và Vtcnews. Nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hơn nữa của thông tin pháp luật tác giả luận văn mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhƣ: Tăng cƣờng nhận thức về vai trò, vị trí của thông tin pháp luật trên báo chí nói chung và báo trực tuyến nói riêng, nâng cao chất lƣợng của đội ngũ phóng viên, biên tập viên theo dõi mảng pháp luật, sửa đổi bổ sung các văn bản luật, xây dựng cơ chế khen thƣởng, khuyến khích và xử lý phù hợp, các giải pháp về nội dung và hình thức.

Những kiến nghị và gợi ý đƣa ra ngõ hầu nhằm giúp hai tờ VietNamNet và Vtcnews tham khảo để từ đó có cách tiếp cận mới, thu hút đƣợc đông đảo công chúng hơn, hƣớng họ tới những thông tin, giải trí lành mạnh, tăng cƣờng hiểu biết về pháp luật, hi vọng lụân văn này sẽ góp một phần nào đó giúp hai tờ báo có những điều chỉnh phù hợp hơn.

KẾT LUẬN

Đề tài pháp luật là bộ phận quan trọng của hệ thống thông tin báo chí. Ở nƣớc ta, khi điều kiện kinh tế, xã xội đang có những sự thay đổi hàng ngày hàng giờ thì các đề tài tài về pháp luật ngày càng phát triển đa dạng và phong phú hơn.

Báo mạng điện tử vẫn thƣờng đƣợc ví nhƣ chiếc “cối xay chữ khổng lồ”. Trong dòng chảy thông tin ấy, thông tin pháp luật luôn giữ và có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi tờ báo.

Cùng với những thông tin trong các lĩnh vực khác, các đề tài pháp luật đã đƣợc cụ thể hoá với những thông tin đa dạng, chính xác, cập nhật liên tục về mọi mặt của đời sống pháp luật đã góp phần tạo nên tạo nên bức tranh tổng quan về thông tin pháp luật ở mọi lĩnh vực trong nƣớc và thế giới một cách đầy đủ, sinh động, cụ thể nhất.

Đó là những thông tin về các vụ việc vi pháp pháp luật hàng ngày, các vụ việc điển hình, những văn bản, chính sách pháp luật, những bài học về giáo dục, quản lý, đạo đức làm ngƣời… giúp độc giả có thể tiếp nhận các thông tin về pháp luật một cách đầy đủ, đa dạng, sinh động và hấp dẫn.

Trong thời kì hội nhập và phát triển hiện nay Vietnamnet và Vtcnews trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của công chúng, hai tờ báo đã đang và cố gắng luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, nhanh chóng vƣơn lên là một trong những tờ báo mạng điện tử hàng đầu, khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của mình trong lòng bạn đọc ở trong và ngoài nƣớc.

Qua khảo sát phƣơng thức thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử tại hai tờ Vietnamnet và Vtcnews, chúng tôi nhận thấy các đề tài pháp luật có những sự thay đổi rõ nét trong cách thức thực hiện, trong đó cùng với sự cập nhật nhanh, liên tục các thông tin pháp luật thì hai tờ báo cũng càng ngày càng chú ý nâng cao chất lƣợng nội dung khi thực hiện các đề tài pháp

luật, đặc biệt đã lựa chọn, phát hiện đƣợc nhiều vụ việc có tiếng vang trong đời sống xã hội. Nhiều bài điều tra, nhiều tin pháp luật đã có tác động ảnh hƣởng lớn đến tâm lý tiếp nhận của độc giả và tính định hƣớng xã hội cao. Nhƣ vụ cháu Hào Anh, vụ bảo mẫu Kim Thoa, vụ cho thuê đất gây ảnh hƣởng đến an ninh quốc phòng, xây dựng các khách sạn, siêu thị không hợp lý tại Hà Nội...

Ở mỗi thời điểm khác nhau, hai tờ báo đã có những cách đề cập, khai thác chuyên sâu về các đề tài pháp luật khác nhau góp phần gióng lên hồi chuông về những hành vi, những vụ việc vi phạm pháp luật có ảnh hƣởng thiết thân đến quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi ngƣời dân, đến sự quản lý của Nhà Nƣớc, sự lãnh đạo của Đảng.

Chẳng hạn nhƣ các vấn đề: lập lờ giá xe máy tay gas của hãng HonDa đƣợc các đại lý bán cao hơn rất nhiều so với giá công bố, vụ việc giá sữa cao ngất ngƣởng , giá thuốc leo thang, vấn đề nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp, gian lận trong kinh doanh xăng dầu... . Việc đƣa tin cụ thể, đa diện, nhiều chiều về các lĩnh vực pháp luật ở nhiều khía cạch khác nhau đã giúp ngƣời dân và cơ quan chức năng nắm bắt kịp thời sự chuyển biến của đời sống pháp luật, hành lang pháp lý, không bị bất ngờ trƣớc những hoạch định, điều chỉnh về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc.

Các đề tài pháp luật còn là một kênh đấu tranh, phê phán tích cực những hạn chế, khuyết điểm trong hoạt động của các cá nhân, tổ chức. Nhƣ vụ buôn than lậu tại Quảng Ninh, loạt bài Một hạt thóc bốn mƣơi khoản đóng góp, vụ Vinashin, vụ Nguyễn Trƣờng Tô, Vụ PMU18...

Bên cạnh đó, có thể nhận thấy các đề tài về pháp luật đƣợc cụ thể hoá các tin bài cụ thể đã thể hiện tính phản biện rất cao. Đặc biệt với việc huy động đa dạng các kênh ngôn ngữ văn tự và phi văn tự, sự nhận định của các chuyên gia, số liệu sinh động, xác thực đã góp phần cho tính tƣơng tác của các

đề tài pháp luật ngày càng tốt và hiệu quả hơn. Nhờ đó mà công chúng hiểu rõ hơn về những vụ việc pháp luật vốn dĩ rất phức tạp và khô cứng.

Mặt khác, phƣơng thức thực hiện đề tài pháp luật của hai tờ Vietnamnet và Vtcnews còn góp phần tạo những tiền lệ, những kinh nghiệm làm báo quý báu, là những chuẩn mực nghề nghiệp đối với những ai đam mê, chuyên theo dõi mảng pháp luật. Và đƣơng nhiên nó sẽ rất hữu ích đối với những phóng viên trẻ, những sinh viên báo chí. Góp phần cùng các cơ quan Nhà nƣớc về báo chí có đƣợc những tiền lệ quản lý. Góp phần nâng cao chất lƣợng thông tin pháp luật trên báo mạng điện tử nói riêng trên báo chí nƣớc nhà nói chung.

Với phạm vi đề tài của đề tài, luận văn chỉ tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến đề tài: các khái niệm cơn bản, vị trí, vai trò của đề tài pháp luật, cơ sở để thực hiện nó...Trên cơ sở đó, kiến gải những vấn đề chính của đề tài từ quy trình tác nghiệp, các thể loại thƣờng dùng cơ bản, cách thức thể hiện đề tài pháp luật thông qua việc đa dạng kênh ngôn ngữ, thực hiện đề tài pháp luật qua việc xây dựng siêu liên kết. Tác giả đƣa ra những nhận xét về ƣu, nhƣợc điểm và một số đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử

Do thời gian nghiên cứu có hạn, cộng với trình độ còn hạn chế, trong nội dung của luận văn này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi mong muốn sẽ đƣợc tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này một cách sâu sắc, kỹ lƣỡng hơn trong một dịp khác. Chúng tôi cũng hy vọng những hƣớng nghiên cứu về đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử sẽ tiếp tục đƣợc quan tâm nghiên cứu nhằm đem lại sự phong phú của hệ thống lý luận về các hoạt động tác nghiệp thực tế trong từng mảng, lĩnh vực thông tin quan trọng của báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách

1. Nguyễn Thị Bình, “Nâng cao chất lượng báo chí Internet trong thời gian tới”, luận văn thạc sỹ báo chí năm 2006, TS. Nguyễn Minh Tâm hƣớng dẫn. 2. Hoàng Đình Cúc, Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

3. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

4. Hà Minh Đức (2001), Cơ sở lý luận báo chí - Đặc tính chung và phong cách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Hà Minh Đức, Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 1-6, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Vũ Quang Hào (2007, tái bản), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 7. Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo Thuỵ Điển, Bộ văn hóa thông tin Việt Nam – Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thuỵ Điển (SIDA)

8. Phạm Thành Hƣng (2007), Thuật ngữ báo chí truyền thông, Nxb Đaị học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Đỗ Quang Hƣng (chủ biên), (2001), Lịch sử báo chí Việt Nam (1865 - 1945), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Hà Thu Hƣơng, “Đặc điểm công chúng độc giả báo chí Internet Việt Nam”, luận văn thạc sỹ khoa học xã hội năm 2002 do TS. Thang Đức Thắng hƣớng dẫn.

11.Đinh Văn Hƣờng (2007, tái bản), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

12. Káp Thành Long, “K ỹ năng xử l y đề tài pháp luật trên báo in hiện nay”, luận văn thạc sỹ báo chí năm 2008, trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, PGS.TS Nguyễn Văn Dững hƣớng dẫn.

13. Luật báo chí và các văn bản hƣớng dẫn thi hành (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Phân viện báo chí và tuyên truyền (2005), 80 năm báo chí cánh mạng Việt Nam, những bài học lịch sử và định hướng pháp triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Trần Quang, (2007, tái bản), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16. Dƣơng Xuân Sơn, Đinh Văn Hƣờng, Trần Quang, (2007, tái bản), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Dƣơng Xuân Sơn, (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Tạ Ngọc Tấn, (2000), Từ lý luận đến thực tiễn Báo chí, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

19. Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên), (1995): Tác phẩm báo chí, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Nguyễn Vũ Tiến, (2005), Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

21. Trung tâm từ điển học (2007), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

22. Phan Văn Tú, “Báo trực tuyến ở Việt Nam: Một số vấn đề l y luận và thực tiễn”, luận văn thạc sỹ báo chí năm 2006, trƣờng ĐHKHXH&NV,

ĐHQGHN. PGS.TS . Đinh Văn Hƣớng dẫn.

23. Khổng Minh Tuấn, Ngô Sỹ Hiền, Phạm Xuân Thuỷ, (2006), Kỹ thuật điều tra hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Thoa, Đức Dũng (chủ biên), (2007), Phóng sự báo chí, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Thoa (Chủ nhiệm đề tài), (2007), Đề tài khoa học cấp cơ sở trọng điểm “Tổ chức và quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam”. Học viện Báo chí và tuyên truyền.

26. Ts Vũ Duy Thông (chủ biên), (2004): Mác - Ang ghen - Lênin - Hồ Chí Minh bàn về báo chí xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Nguyễn Cửu Việt, (2003), Giáo trình Nhà nước và pháp luật đại cương, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

Sách nƣớc ngoài dịch ra tiếng Việt

1. Peter Eng và Jeff Hodson, (2007), Tường thuật và viết tin sổ tay những điều căn bản, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

2. Tom Plate (2010), Lời tự thú của một nhà báo Mỹ, Đan Linh dịch, Nguyên Dƣơng Hiếu hiệu đích, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

Báo và tạp chí

1. Vietnamnet.vn, năm 2006-2010 2. Vnexpress.net, năm 2006 - 2010 3. Vtcnews.vn, năm 2006 - 2010 4. Báo Tuổi trẻ, năm 2006 - 2009 5. Báo Tiền phong, năm 2006 - 2009

6. Báo Pháp luật Việt Nam, năm 2006 - 2009 7. Báo Thanh Niên, năm 2006 - 2009

8. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006 - 2009 9. Báo Pháp luật và xã hội, năm 2007 – 2009

10. Ngƣời làm báo, Hội nhà báo Việt Nam, năm 2005-2008 11. Nghề báo, Hội nhà báo thành phố Hồ Chí Minh, 2005-2008

Website

1. http://www. Nghebao.com 2. http://www.Vja.org.vn

Một phần của tài liệu Phương thức thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)