Khai thác tƣ liệu

Một phần của tài liệu Phương thức thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử (Trang 30 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Khai thác tƣ liệu

2.1. Phƣơng pháp thực hiện đề tài pháp luật

2.1.2.Khai thác tƣ liệu

Trong quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí thì giai đoạn khai thác tƣ liệu có ý nghĩa quyết định đối với nội dung chi tiết và sức thuyết phục của tác phẩm.

Để có tƣ liệu đầy đủ, chính xác phục vụ cho tin, bài nói chung và các tin, bài báo về pháp luật nói riêng, phóng viên luôn luôn cần có sự chủ động, cụ thể trong kế hoạch khai thác tƣ liệu.

Qua khảo sát tại hai tờ Vietnamnet và Vtcnews, chúng tôi nhận thấy thông thƣờng quá trình khai thác tƣ liệu có các phƣơng pháp sau:

Khai thác tƣ liệu từ văn bản

Tài liệu văn bản chứa đựng thông tin pháp luật bao gồm rất nhiều loại nhƣ sách, báo, văn kiện, báo cáo, thống kê, hóa đơn, chứng từ, thƣ tín, biên bản phiên toà, cáo trạng, đơn thƣ khiếu nại tố cáo… .

Nguồn tƣ liệu đồ sộ này có thể cung cấp cho phóng viên nhiều vấn đề có liên quan đến ý đồ thể hiện tác phẩm, nhất là với những tin, bài pháp luật vốn sử dụng nhiều số liệu thống kê, văn bản luật, kết luận điều tra…

Lẽ dĩ nhiên, trong ngồn ngộn thông tin ấy, phải có những cách, những ngón nghề riêng để chắt lọc và xử lý thông tin có hiệu quả. Và điều đó, về cơ bản là do năng lực và khả năng xử lý của từng phóng viên cụ thể.

Nhiều khi tài liệu lƣu trữ lại gợi ý cho phóng viên những đề tài thú vị và giúp phóng viên từ bỏ ý định ban đầu để tránh đƣợc một chủ đề đã cũ hoặc đã có ngƣời khai thác trƣớc, không cần viết thêm nữa.

Những thông tin, những kiến thức ban đầu này sẽ tạo ra vấn đề cần thiết và trên cơ sở đó phóng viên nhanh chóng thẩm định, đánh giá chính xác về những con ngƣời, vấn đề và sự kiện mà tác giả trực tiếp chứng kiến.

Thông tin thu đƣợc từ văn bản thƣờng ổn định hơn và có độ tin cậy cao hơn so với thông tin thu đƣợc từ các phƣơng pháp khác. Tuy nhiên nhƣợc điểm là thông tin khô cứng và không mới. Đồng thời, việc thẩm định, đánh giá chính xác và hợp lý các thông tin có nguồn từ các văn bản liên quan đến pháp luật không hề đơn giản, dễ dàng và không phải phóng viên nào cũng có thể làm tốt việc này.

Quan sát hiện trƣờng

Đây là công việc lí thú nhất và cũng vất vả nhất của phóng viên.

Các hiện tƣợng trong cuộc sống thƣờng biến đổi không ngừng cho nên muốn nắm bắt đƣợc bản chất vấn đề thì kỹ năng quan sát là công việc thƣờng xuyên của phóng viên. Kỹ năng này giúp phóng viên nắm bắt đƣợc sự thay

đổi của hiện tƣợng, sự liên hệ của chúng với bản chất của vấn đề và cho nguồn tƣ liệu sinh động. Từ hiện thực về những mảng của đời sống xã hội, phóng viên sẽ thấy đƣợc hành động, thái độ của đối tƣợng khác, phát hiện những cái không bình thƣờng ẩn chứa trong những cái bình thƣờng.

Việc quan sát, nghiên cứu “dấu vết” hiện trƣờng còn giúp việc xử lý các đề tài pháp luật có chiều sâu, hiện thực hơn, chặt chẽ, hợp pháp và thuyết phục hơn. Trình độ, kinh nghiệm nghề nghiệp sẽ là điều kiện giúp phóng viên thu lƣợm đƣợc những chi tiết quan trọng nhờ vào đôi mắt tinh, đôi tai thính. Mặt khác, đôi khi, quá trình xuống hiện trƣờng quan sát còn giúp phóng viên phát hiện thêm những đề tài mới, đặc sắc khác.

Cùng với việc đọc văn bản và quan sát hiện trƣờng thì phỏng vấn những ngƣời liên quan đến vấn đề là phƣơng pháp bắt buộc trong khai thác tƣ liệu đối với các đề tài pháp luật.

Mục đích là để thu thập thông tin cần thiết, giúp ngƣời viết nắm bắt đƣợc những khía cạnh có liên quan đến con ngƣời, sự kiện.

Ngoài những câu hỏi đã chuẩn bị từ trƣớc, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế, phóng viên sẽ đặt nhiều câu hỏi khác để khai thác thông tin. Một số nhà báo có kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật tại Vietnamnet và Vtcnews đều cho rằng, để tránh tình trạng đƣa tin một chiều, thiếu khách quan tốt nhất là nên hỏi chuyện càng nhiều ngƣời càng tốt.

Qua khảo sát tại Vietnamnet và Vtcnews, chúng tôi nhận thấy đối tƣợng phỏng vấn thƣờng gồm:

Những ngƣời có thẩm quyền ở đơn vị cơ sở nơi khai thác thông tin. Những ngƣời đó cho phóng viên nguồn tin chính thống và chính xác, nguồn tin đƣợc đảm bảo an toàn và có sức thuyết phục về mặt pháp lý.

Những ngƣời trong cuộc sẽ cho nguồn tin sinh động, hấp dẫn và tác động trực tiếp vào ý thức công chúng tiếp nhận. Chẳng hạn nhƣ những nhân

vật chính trong các tác phẩm. Ví dụ nhƣ vụ cháu Hào Anh thì nhất thiết phải có phỏng vấn, hay nhƣ vụ giết ngƣời tình trong xe lexus thì những câu trả lời của Kim Anh là rất quan trọng đối với ngƣời phóng viên đi khai thác thông tin.

Bên cạnh đó, những ngƣời chứng kiến sự kiện góp phần cung cấp phần nào thông tin có liên quan cho báo chí, đồng thời họ đƣa ra những xu hƣớng đánh giá của riêng mình về vấn đề. Và vì thế, nhiều phóng viên theo dõi mảng pháp luật ví họ nhƣ một “chìa khoá thông tin”.

Các nhà chuyên môn nhƣ luật sƣ, hội luật gia Việt Nam, liên đoàn luật sƣ Việt Nam...có thể giúp phóng viên hiểu rõ vấn đề từ góc độ chuyên môn về pháp luật, tính chất đặc thù của những vụ việc pháp luật cụ thể.

Ngoài ra có thể sử dụng những phƣơng pháp khác nhƣ: Dự hội nghị, khai thác tƣ liệu qua điện thoại, thƣ tín, Internet, đóng vai thâm nhập hiện trƣờng...vv...

Để hình dung rõ hơn về việc tìm đề tài, khai thác tƣ liệu tác giả Luận văn sẽ phân tích loạt bài: “ Xem tê giác châu Phi nhởn nhơ ở miền Tây xứ Nghệ”, của nhóm tác giả Kiều Anh – Kiên Trung – Quang Cƣờng – Quốc Huy. Cập nhật lúc 06:30, ngày 21/06/2010 trên báo Vietnamnet.

Bài viết này đề cập đến vấn đề, khi cá thể tê giác ở VQG Cát Tiên bị chết vào khoảng tháng 4/2010 đã khiến cả nƣớc “mất ăn mất ngủ” gần tháng trời, các cơ quan chức năng, báo chí rầm rộ vào cuộc điều tra mới phanh phui ra nguyên nhân cái chết của cá thể này là do kẻ săn trộm sát hại để lấy sừng.

Sự kiện nêu trên gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự tận diệt loài động vật hoang dã quý hiếm này. Nhƣng ở Nghệ An, có một đại gia Việt Nam lại bỏ nhiều tỷ đồng để mua 02 cá thể tê giác về nuôi làm cảnh. Khó có thể biết số phận trong tƣơng lai của những con tê giác này sẽ ra sao? Nhóm tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp khai thác tƣ liệu sau:

Khai thác qua đọc văn bản có liên quan: Cụ thể là dựa vào Nghị định 32 và phụ lục 1 Cites, theo đó, khẳng định các loài thuộc nhóm IB (trong đó có tê giác) đƣợc xuất khẩu thƣơng mại động vật hoang dã từ trang trại gây nuôi; nhƣng chỉ từ thế hệ F2 (cá thể do bố mẹ đƣợc sinh sản trong trang trại gây nuôi) phải đƣợc đăng kí với cơ quan Cites. Từ văn bản trên tác giả đã đặt ra câu hỏi, vậy làm cách nào mà hai con tê giác trắng quý hiếm kia vào đƣợc Việt Nam, và vào bằng cách nào?

Phƣơng pháp quan sát: Quan sát con đƣờng dẫn vào “khu vƣờn quý hiếm”, rồi những con tê giác đƣợc mua về “làm cảnh”, cuộc sống hiện tại của chúng…để đƣa ra nhận xét, bình luận. Không chỉ có tê giác, khu vƣờn rộng 5ha này còn có sự hiện diện của nhiều loài thú quý hiếm nhƣ: Linh dƣơng, ngựa vằn, ngựa bạch, hổ, gấu… Câu hỏi khiến nhiều ngƣời phải suy nghĩ, vậy giá của những con vật này là bao nhiêu?

Về Phỏng vấn, các tác giả bài viết nói trên, đã phỏng vấn ông Trần Ngọc Chính, Phó chi cục trƣởng Chi cục kiểm lâm Nghệ An, để tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ và con đƣờng vào Nghệ An của hai con tê giác châu Phi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 9/4/2008, Công ty TNHH Lê Thanh Thản (địa chỉ xóm Đồng Nông, xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, Nghệ An) ủy quyền cho Công ty cổ phần dịch vụ vƣờn thú Đông Dƣơng (B24Bis Nguyễn Oanh, P. 17, Q. Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) nhập khẩu 2 con tê giác trắng. Ngày 21/8/2008, 2 con tê giác trên đƣợc nhập khẩu vào Việt Nam qua cửa khẩu Nội Bài. 2 con tê giác này xuất xứ từ Nam Phi, gồm một con đực và một con cái, mỗi con nặng 850 kg, chiều cao 150cm, dài 210cm. Cùng ngày 21/8/2008, Công ty TNHH Lê Thanh Thản mua lại 2 con tê giác trắng từ Công ty cổ phần dịch vụ vƣờn thú Đông Dƣơng với giá 1.986.977.800 đồng.

Ngày 02/10/2008, 2 con tê giác trên đƣợc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật nhập khẩu tại Cơ quan thú y vùng III (TP. Vinh,

Nghệ An). Sau 3 tháng đƣợc cơ quan thú y cách ly, theo dõi, 2 con tê giác trắng này đƣợc đƣa về nuôi trong trang trại của Công ty TNHH Lê Thanh Thản (tại xã Diễn Lâm, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An).

Các tác giả còn phỏng vấn TS. Sott Roberton Giám đốc Hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam – nhằm kiểm chứng nguồn của hai cá thể tê giác ở Diễn Châu, Nghệ An.

Từ những bằng chứng, số liệu cụ thể, đặc biệt thông qua sự nhận định, đánh giá của chuyên gia vấn đề đã dần đƣợc giải đáp mà không cần tác giả bình nhiều.

Nhìn chung muốn có tin bài pháp luật hay, có chất lƣợng và hiệu quả cao ngoài việc xác định đề tài thì ngƣời viết phải thu thập nguồn tƣ liệu dồi dào, sống động, xác thực xung quanh vấn đề.

Nếu không lấy tƣ liệu hết sức tỉ mỉ, chịu khó ghi chép, chịu khó quan sát, chịu khó tìm hiểu thì chẳng bao giờ có đề tài hay và đƣơng nhiên chẳng thể có tin, bài hay, đó là nhận định chung của các phóng viên theo dõi mảng pháp luật tại Vietnamnet và Vtcnews.

Các đề tài pháp luật, đƣợc cụ thể hoá qua các Tin bài có “đƣa” độc giả đến tận nơi diễn ra sự kiện, có làm công chúng “nhìn thấy”, “nghe thấy”, “ngửi thấy”, “cảm thấy” những gì đang diễn ra hay không là do ngƣời phóng viên có tự mình khai thác tƣ liêu cụ thể và chính xác hay không?

Một phần của tài liệu Phương thức thực hiện đề tài pháp luật trên báo mạng điện tử (Trang 30 - 35)