7. Kết cấu của luận văn
1.2. Khái niệm về xã hội hóa và xã hội hóa truyền hình
Theo Macionis John, XHH là “một khái niệm của nhân loại học và xã hội học được định nghĩa là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời, qua đó cá nhân phát triển khả năng con người và học hỏi các mẫu văn hóa của mình”. Nói cách khác, đó chính là quá trình con người liên tục tiếp thu văn hóa vào nhân cách của mình để sống trong xã hội như là một thành viên.
Những năm gần đây ở Việt Nam, thuật ngữ xã hội hóa thường được dùng để chỉ sự quan tâm cũng như đóng góp của toàn xã hội như xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế... (cho tư nhân đấu thầu những công trình, cơ sở của nhà nước, nhân dân và kinh phí qua sự thâu vé vào cửa các xa lộ, di tích, khu du lịch hay mua công khố phiếu,...), cách hiểu này khác với bản chất của xã hội hóa.
Các nhà xã hội học thì cho rằng “Xã hội hóa là quá trình qua đó chúng ta có thể tiếp nhận được nền văn hóa của xã hội mà trong đó chúng ta đã được sinh ra mà nhờ nó chúng ta đạt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử, được coi là thích hợp trong xã hội của chúng ta [7, tr.27].
Trong kinh tế - chính trị học, XHH được hiểu là chuyển cái riêng thành cái chung, cái cá thể thành cái xã hội; XHH ruộng đất chuyển tư hữu thành công hữu; XHH (lao động) là quá trình từ hợp tác giản đơn lên trình độ hợp tác có phân công, chuyên môn hóa trên phạm vi toàn xã hội.
Theo từ điển tiếng Anh, “Socialize: act in a sociable manner” có nghĩa là làm một việc gì đó theo cách hòa đồng, hòa mình theo cách chung của xã hội hay “make social”: làm thành của chung, của tập thể hoặc “organize on socialistic principles”: tổ chức theo cách chung của xã hội.
Theo từ điển tiếng Việt, XHH là “Làm cho trở thành của chung của xã hội”. Ở nước ta, cụm từ “xã hội hóa” xuất hiện khoảng cuối thập niên 90 của thế kỷ trước và trở thành một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, phổ biến và thịnh hành trong xã hội hiện nay. Có thể hiểu XHH là huy động nguồn lực xã hội, các tầng lớp nhân dân tham gia vào một lĩnh vực, một hoạt động nào đó mà trước kia chỉ có các đơn vị nhà nước tham gia.
XHH theo cách hiểu thuật ngữ thị trường là tư nhân tham gia vào một số lĩnh vực thuộc nhà nước quản lý để huy động tiềm năng, chất xám và khả năng của họ, tạo ra những sản phẩm có giá trị phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước, phục vụ cộng đồng, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh.
Từ những khái niệm về xã hội hóa nêu trên, chúng tôi đưa ra một khái niệm theo quan điểm của mình như sau: “Xã hội hóa là một quá trình huy động các nguồn lực trong xã hội để cùng tham gia vào sản xuất hay tạo ra một sản phẩm mà ở đó phát huy được trí tuệ tập thể, đồng thời đưa ra những sản phẩm ngày càng hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của xã hội”.
Giống như nhiều lĩnh vực, truyền hình được xác định là một ngành kinh tế - dịch vụ nên nó cũng cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nguồn lực xã hội khác nhau.
Cụm từ “Xã hội hóa” đã được đề cập trong nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000. Theo quan điểm của Nghị quyết, XHH có thể được hiểu là một hoạt động
nhằm mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội; phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm tạo điều kiện phát triển một số lĩnh vực. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức đầy đủ rằng, thực hiện xã hội hóa không phải là giải pháp tạm thời, tình thế mà cần thực hiện lâu dài nhằm thu hút tiềm năng to lớn từ xã hội. Mặc dù có những cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung, dù ở lĩnh vực nào thì khái niệm này vẫn không nằm ngoài mục đích thu hút nguồn lực xã hội để đóng góp vào sự phát triển cho một lĩnh vực. Như riêng trong hoạt động xã hội hóa văn hóa thông tin cũng là để huy động mọi nguồn lực xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Hoạt động xã hội hóa ở lĩnh vực giáo dục, y tế, thể thao hay văn hóa thông tin cũng đều cần có những cơ chế, tiêu chí, quy định cụ thể nhằm phát huy tốt vai trò của xã hội hóa. Xã hội hóa nhưng vẫn trong khuôn khổ chính sách, định hướng chung của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Có như vậy, xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thông tin hay xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình nói riêng mới không tách khỏi mục đích, tiêu chí chung, bảo đảm đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.
“Xã hội hóa truyền hình” không phải là một khái niệm mới trong trong lĩnh vực truyền hình, quá trình xã hội hoá công tác truyền hình đã diễn ra từ rất lâu đối với các nước có sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực truyền hình. Theo TS. Trần Đăng Tuấn – TGĐ Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu AVG, nguyên Phó Tổng giám đốc Thường trực Đài Truyền hình Việt Nam, nghĩa rộng của quá trình này chính là “sự tham gia vào quá trình sản xuất chương trình từ bên ngoài ngành truyền hình”. Tức là trong các khâu sản xuất, hình thành tác phẩm của một chương trình truyền hình có sự tham của một hoặc nhiều đơn vị, cơ quan không liên quan đến nhà đài. TS. Trần Đăng Tuấn diễn giải thêm:
“XXH trong truyền hình là chủ trương chấp nhận nhiều người ngoài các đài truyền hình tham gia vào quá trình làm ra sản phẩm chất lượng cho người xem. Quá trình đó có thể chia ra nhiều loại, nhiều hình thức tham gia khác nhau. Có hình thức tham gia sản xuất chương trình tạo ra sản phẩm
truyền hình, có dạng tạo ra nguồn lực về kinh phí, kỹ thuật, nhân lực phục vụ cho quá trình đó thì đều là XHH” [Phụ lục PVS 1.2].
Với cách hiểu trên, xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình hay trong sản xuất chương trình truyền hình cũng chính là để thu hút nguồn lực bên ngoài ngành truyền hình để thu hút các nguồn lực bên ngoài ngành truyền hình tham gia vào các hoạt động của lĩnh vực này.
Trong thời kỳ đầu, hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình theo hình thức liên kết, hợp tác giữa các đài truyền hình và đối tác để sản xuất một chương trình truyền hình hay một công đoạn trong quy trình sản xuất. Ví dụ các đài truyền hình đã thu hút được các đối tác như Công ty TNHH BHD, Công ty TNHH Tư vấn Quảng cáo Cát Tiên Sa, Công ty Truyền hình Giải trí FPT, Công ty Đông Tây Promotion, Công ty CP Latsta… để cùng sản xuất một loạt các phim truyền hình được nhiều người yêu thích như: Cô gái xấu xí (VTV1), Lập trình Trái tim (VTC3) hay các chương trình giải trí như Bước nhảy Hoàn vũ (VTV3), Hát với Ngôi sao (HTV7)…
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, xã hội hóa ở lĩnh vực truyền hình không chỉ dừng lại ở việc thu hút nguồn để sản xuất chương trình truyền hình đơn thuần mà còn có các mô hình hợp tác, liên kết cả kênh phát sóng với nhiều thể loại đa dạng phong phú, nội dung hấp dẫn. Chẳng hạn toàn bộ chương trình phát sóng mới trên Kênh YanTV (SCTV2) là do Công ty CP Công nghệ và Tầm nhìn yêu âm nhạc sản xuất, Đài THVN chỉ là người duyệt và xếp lịch phát sóng; tương tự toàn bộ các chương trình trên Kênh TodayTV (VTC7), Kênh VITV (VTC8), Let’sViệt (VTC9) lần lượt là sản phẩm của các đơn vị như Công ty Cổ phần Quốc tế IMC, Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông VITV, Công ty Cổ phần Latsta là đối tác xã hội hóa của Đài TH KTS VTC.
Sự phát triển của khoa học, công nghệ, trong đó công nghệ truyền dẫn cũng đã tác động quan trọng trong nhận thức và hướng đi của người làm truyền hình trong việc triển khai các hoạt động xã hội hóa.Trong điều kiện cần sớm hòa nhập với xu thế phát triển công nghệ thế giới, đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp nhận
tiếp nhận thông tin của khán giả bằng nhiều phương thức đa dạng, thuận tiện và chất lượng cao, các đơn vị truyền hình bắt buộc phải ứng dụng công nghệ truyền dẫn, phát sóng mới theo lộ trình số hóa của thế giới. Vì vậy, vào năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020. Theo đó, đến năm 2020, về cơ bản sẽ ngừng phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ tương tự (analog) để chuyển sang phát sóng truyền hình công nghệ số (digital) khi 95% số hộ gia đình có máy thu hình có khả năng thu được các kênh chương trình truyền hình quảng bá bằng những phương thức truyền dẫn, phát sóng số khác nhau; ngừng sử dụng công nghệ truyền hình cáp tương tự trước năm 2020 để chuyển hoàn toàn sang công nghệ số với 100% các mạng cáp dọc các tuyến đường phố chính tại trung tâm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Mặc dù xuất hiện sau truyền hình số vệ tinh khi mãi tới năm 2000, truyền hình số mặt đất mới được triển khai và phát sóng nhưng đây lại là mô hình được nhiều nước đang phát triển trên thế giới lựa chọn, trong đó có cả Việt Nam. Bởi mô hình này sẽ đòi hỏi chi phí đầu tư thấp hơn cũng như ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết như truyền hình số vệ tinh. Bên cạnh đó, truyền hình số mặt đất còn tận dụng được tối đa cơ sở hạ tầng có sẵn của công nghệ analog như cột phát sóng, ăn ten ... Đặc biệt chi phí từ người dùng cho loại hình này cũng rẻ hơn rất nhiều so với truyền hình số vệ tinh và IPTV. Đây cũng là mô hình thích hợp tại Việt Nam, bởi các đài truyền hình tại nước ta từ trước tới nay vẫn chủ yếu phát sóng trên nền công nghệ và cơ sở hạ tầng của analog. Vì vậy với truyền hình số mặt đất, các đài truyền hình vẫn có thể phát song song các kênh analog và các kênh số. Hướng đi này cũng tiết kiệm đáng kể chi phí dành cho số hóa truyền hình. Không những thế, số hóa truyền hình sẽ nâng cao chất lượng của các chương trình truyền hình. Người xem có thể thưởng thức hình ảnh với độ sắc nét lớn hơn nhiều so với công nghệ analog hiện có cùng với mức chi phí hợp lý. Đây cũng là nền tảng giúp người xem trải nghiệm các dịch vụ truyền hình 3D, HDTV ... những thứ không thể có tại truyền hình analog. Việc xã hội hóa công đoạn truyền dẫn phát sóng trong lộ trình số hóa truyền hình
dưới sự kiểm soát của nhà nước sẽ góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong việc phát triển, đầu tư nâng cấp hạ tầng truyền dẫn truyền hình, từ đó có thể tập trung sử dụng nguồn vốn cho việc phát triển nội dung chương trình.
Như vậy, bản chất và quy mô của hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể xuất phát từ những lý do chủ quan và tác động khách quan. Đến thời điểm hiện nay, hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực truyền hình bao gồm: xã hội hóa sản xuất chương trình và xã hội hóa truyền dẫn phát sóng với yêu cầu, mục tiêu cao nhất vẫn là sự phát triển sự nghiệp truyền hình, cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm truyền hình chất lượng cao phục vụ lợi ích và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Để đảm bảo tính định hướng và vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực truyền hình, cho đến thời điểm này, mặc dù đã thực hiện xã hội hóa ở cả hai lĩnh vực liên quan đến nội dung và hạ tầng kỹ thuật nhưng nội dung chương trình được phát sóng vẫn do các đài t r u y ề n h ì n h k i ể m s o á t v à c h ị u t r ác h n h i ệ m v ề s ả n p h ẩ m l i ê n k ế t .
1.3. Chức năng kinh tế - dịch vụ của báo chí trong nền kinh tế thị trƣờng
Báo chí cách mạng Việt Nam có nhiều chức năng như thông tin giao tiếp, tham gia công tác tư tưởng, tham gia quản lý và giám sát xã hội, văn hóa - giáo dục - giải trí và một chức năng không kém phần quan trọng đó là chức năng kinh tế - dịch vụ.
Công cuộc đổi mới khởi động từ năm 1986 đã dẫn dắt nền kinh tế - xã hội nước ta từng bước bước vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vấn đề kinh tế báo chí dù ít được nói đến, đặc biệt là trong các văn bản pháp luật, song đằng sau sự đa dạng, phong phú về số lượng, nội dung, hình thức, một số cơ quan báo chí nói chung, người làm báo nói riêng vẫn vô tình hoặc cố ý vì mục tiêu lợi nhuận đơn thuần mà quên đi chức năng và các nguyên tắc hoạt động của báo chí cánh mạng. Thực tế đã diễn ra không ít các hoạt động vi phạm đạo đức nghề nghiệp như phản ánh sai sự thật, dùng uy tín của cơ quan, của bản thân để hù dọa, thậm chí tống tiền cơ sở. Những việc làm như vậy là không thể tồn tại trong
một nền báo chí hiện đại và dân chủ. Trong thời kỳ đổi mới, thực tế phát triển của báo chí nước ta cho thấy, quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước là phát triển thông tin báo chí phải đi đôi với việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thực tiễn đã chứng minh rằng sự phát triển kinh tế báo chí không thể tách rời nhiệm vụ chính trị với nhiệm vụ phát triển kinh tế. Trong tình hình hiện nay, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị - tư tưởng diễn ra ngày càng gay go, phức tạp. Vì vậy, muốn giành thế chủ động, vấn đề phát triển kinh tế báo chí cần phải được nghiên cứu kỹ để từ đó có giải pháp phù hợp nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của báo chí trên lĩnh vực tư tưởng, phục vụ hiệu quả nhất sự nghiệp phát triển đất nước. Muốn vậy, trước hết cần tìm giải pháp giúp báo chí thoát khỏi cơ chế “xin - cho”, tạo cơ chế mới để báo chí phát huy mọi tiềm năng, chủ động, sáng tạo, “làm kinh tế” trong khuôn khổ luật pháp quy định; lấy “đòn bảy kinh tế” làm động lực, khắc phục sự trì trệ trong tư duy và trong công việc, kể cả ở đội ngũ lãnh đạo.
Thực tiễn vận động của nền kinh tế thị trường đã chỉ ra những điều mang tính chân lý, rằng các hoạt động kinh tế báo chí xuất phát từ nhu cầu thiết thân, nhu cầu sống còn và phát triển của nền kinh tế thị trường. Báo chí cũng góp phần quan trọng trong việc tạo nên giá trị kinh tế và làm nên các dịch vụ kinh tế trong xã hội.
Trước kia chức năng kinh tế - dịch vụ của báo chí chỉ được gói gọn trong vai trò, chức năng quảng cáo sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có hiệu quả nhất; thông qua vai trò này để có thể đóng góp thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Tuy nhiên, không phải sản phẩm báo chí nào cũng có lợi thế và cơ hội đóng góp vai trò quảng cáo đối với sự phát triển kinh tế cũng như cơ may để tăng “hầu bao” tài chính và phát triển chiến lược nguồn thu. Vai trò và cơ hội này phụ thuộc chủ yếu vào chỉ số phát hành và nhóm công chúng hướng tới (đối với báo in và tạp chí), chỉ