7. Kết cấu của luận văn
2.4.4. Quy trình sản xuất và quản lý nội dung các chương trình có yếu tố xã hội hóa
- Về các yêu cầu
Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC chịu trách nhiệm kiểm duyệt toàn bộ nội dung chương trình và quyết định việc lên sóng các chương trình truyền hình liên kết. Quy trình kiểm duyệt nội dung phải đảm bảo chặt chẽ, không để các chương trình không đạt chất lượng, các thông tin thiếu định hướng chính trị, thông tin không phù hợp với văn hoá, đạo đức truyền thống và trái với pháp luật Việt Nam
lên sóng. Bên cạnh đó, quy trình kiểm duyệt của Đài VTC đặt ra là phải đáp ứng được yêu cầu nhanh nhạy của thông tin báo chí, không gây khó khăn, cản trở cho hoạt động sản xuất của đối tác liên kết.
- Về các quy định cụ thể
Kiểm duyệt khung chương trình phát sóng năm, khung chương trình tháng, khung chương trình tuần, khung chương trình ngày.
Bên B (đối tác xã hội hóa) đăng ký khung chương trình phát sóng với bên A (Đài TH KTS VTC). Khung chương trình năm tiếp theo đăng ký chậm nhất là vào ngày 31 tháng 11 hằng năm để bên A đăng ký khung chương trình với cơ quan quản lý. Khung chương trình yêu cầu thể hiện rõ: tên chương trình, thể loại, thời lượng, thời gian phát mới, thời gian phát lại.
Đối với Khung phát sóng chương trình hằng tháng bên B đăng ký khung với bên A (Ban Quản lý các kênh truyền hình liên kết thuộc Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC) chậm nhất vào ngày 27 tháng trước.
Đối với khung chương trình hằng tuần, bên B đăng ký với bên A trước 15h thứ 6 tuần trước. Khung chương trình hằng ngày bên B đăng ký với bên A trước trước 15h hôm trước. Bên A có trách nhiệm kiểm duyệt, sắp xếp thực hiện khung chương trình bên B đăng ký đã được duyệt
- Đăng ký định dạng chương trình
Khi muốn lên sóng chương trình mới; khi thay đổi định dạng một chương trình sang một định dạng khác hoặc thay đổi khung phát sóng, bên B phải thông báo bằng văn bản với bên A. Khung chương trình và chương trình mới khi lên sóng phải được bên A thẩm định, duyệt định dạng và đồng ý lên sóng.
- Thời gian, yêu cầu tiếp nhận và trả lại chương trình
Chương trình truyền hình hoàn chỉnh hậu kỳ được bên B (đối tác xã hội hóa) chuyển về Server của bên A (Đài TH KTS VTC) theo công thức sau ngày phát
sóng (viết tắt là N): Chương trình chuyên đề N-2 (tức là trước 2 ngày phát sóng theo khung chương trình đã được duyệt), kèm theo bài viết; Chương trình phim N- 5, kèm theo hồ sơ (bản quyền phim, các thủ tục pháp lý liên quan) và bản tóm tắt nội dung phim, bản thuyết minh tiếng Việt; Chương trình sự kiện phát sóng trực tiếp N-5 (gửi kịch bản chi tiết và các thủ tục pháp lý về tổ chức sự kiện ngoài trời, nơi công cộng); Các chương trình khác N-5 (kèm theo bài viết); Các bản tin hằng ngày không phát trực tiếp, chương trình chuyển về Server trước thời điểm lên sóng 2h (kèm theo bài viết); Các bản tin phát trực tiếp, gửi bài viết về Đài trước thời điểm lên sóng 1h.
Đài VTC và đối tác phải cử nhân sự làm đầu mối giao nhận chương trình. Sau khi tiếp nhận, bên A tiến hành kiểm duyệt, nghiệm thu và thực hiện phát sóng theo khung chương trình đăng ký.
Đối với những chương trình không đủ điều kiện phát sóng, chương trình phải sửa chữa hoặc phải thay thế một phần, bên A sẽ thông báo ngay bằng hình thức điện thoại hoặc trao đổi trực tiếp cho đầu mối giao nhận của bên B biết chậm nhất trước 2 ngày lên sóng đối với các chương trình quy định nộp kiểm duyệt N - 5; trước 1 ngày đối với chương trình quy định nộp kiểm duyệt N – 2; trước 1h đối với các bản tin hàng ngày không phát sóng trực tiếp; trước 30 phút đối với chương trình bản tin phát sóng trực tiếp.
Sau khi tiến hành sửa chữa hoặc thay thế chương trình, đầu mối giao nhận của bên B chuyển chương trình cho bên A để thay thế khung phát sóng. Trường hợp không đủ thời gian để bên A thay thế khung hoặc việc thay thế khung không đủ thời gian đảm bảo an toàn sóng thì bên A có quyền chủ động thay thế khung. Khi đưa ra yêu cầu sửa chữa hoặc thay thế chương trình do bên B cung cấp, bên A đồng thời đưa ra lý do cụ thể. Trường hợp bên B chưa đồng tình với lý do của bên A thì chương trình sẽ được đưa ra thảo luận tập thể sau đó giữa hai bên nhưng quyết định việc lên sóng hay không lên sóng theo khung chương trình đăng ký tại
thời điểm đó vẫn do người chịu trách nhiệm nội dung cao nhất của bên A quyết định.
Quy trình kiểm duyệt nội dung sẽ được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa Đài và đối tác nhằm đáp ứng các qui định của cơ quan quản lý báo chí và yêu cầu đảm bảo an ninh thông tin, an toàn phát sóng.
Ngoài quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan thông qua việc chỉ đạo về mặt định hướng, quy hoạch phát triển thì để sản phẩm được thực hiện theo hình thức liên kết xã hội hóa đạt chất lượng tốt để phát sóng, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước là rất quan trọng. Đặc biệt là ở khâu xây dựng ý tưởng, duyệt kịch bản và nghiệm thu chương trình.
Đơn vị hợp tác trước khi sản xuất phải trình ý tưởng, kịch bản cho đơn vị phụ trách chương trình đó của đài xét duyệt. Tất cả các sản phẩm truyền hình đối tác hoàn thiện đều phải qua duyệt, nghiệm thu.
Đối với Đài THVN, lãnh đạo cấp Ban được lãnh đạo Đài thừa ủy quyền quyết định nội dung trước khi phát sóng. Nếu chương trình đạt chất lượng sẽ được ký duyệt phát sóng. Tuy nhiên trong một số thời điểm, nếu chương trình có vấn đề, lãnh đạo các Ban xem xét quyết định thậm chí dừng phát sóng nếu chương trình đó không phù hợp với các tiêu chí đã được đề ra theo thỏa thuận hợp đồng đã được ký kết. Trong trường hợp, nhiều chương trình do đối tác sản xuất liên tục không đạt chất lượng, không đảm bảo về nội dung, lãnh đạo Đài là người quyết định dừng hợp tác sản xuất với đối tác xã hội hóa đó.
Việc nghiệm thu các sản phẩm được sản xuất theo hình thức xã hội hóa với những sản phẩm đơn chiếc (ở mức độ xã hội hóa chương trình hoặc một phần chương trình) của Đài TH TP. HCM và các đài truyền hình địa phương cũng tương tự như quy trình kể trên, tức là phải qua ít nhất 3 lần thẩm duyệt trước khi lên sóng (cấp Phòng của Đài TH Việt Nam tương đương với cấp Ban của các đài địa phương và cấp Ban của Đài THVN tương đương với cấp Đài của đài địa phương).
Hình 9.1: Quy trình nghiệm thu chương trình xã hội hóa của Đài THVN
So với các đài truyền hình kể trên, việc quản lý và kiểm duyệt kênh xã hội hóa cho cả kênh của Đài VTC có sự khác biệt.
Trước tháng 11/2011, sản phẩm của đối tác được duyệt theo quy trình như các đài khác nhưng từ sau tháng 11/2011, quy trình có thay đổi phức tạp hơn: đối tác xây dựng chương trình xong chuyển lên hội đồng nghiệm thu kênh duyệt
chuyển lên hội đồng nghiệm thu Đài duyệt chuyển giám đốc kênh duyệt, ký
chuyển Trưởng ban truyền hình XHH (Phó Giám đốc Đài làm trưởng ban) duyệt, ký phát sóng.
Nguyên nhân của việc thay đổi theo mội mô hình chặt chẽ hơn như trên là do sự việc “lọt sóng” về hình ảnh thác Bản Giốc (Cao Bằng) trên Kênh liên kết VTC8 được bắn bar chữ chú thích là “thuộc Trung Quốc”. Điều này bị đánh giá là thiếu nhãn quan chính trị và sơ suất nghiêm trọng trong việc kiểm duyệt nội dung trước khi lên sóng. Do vậy cần phải qua một khâu kiểm duyệt là hội đồng nghiệm thu
Đài để đảm bảo sản phẩm phát sóng một cách an toàn. Điều này cũng nhằm mục đích tăng độ khách quan của sản phẩm thông qua sự kiểm soát của Đài.
Những thành viên tham gia khâu xét duyệt nghiệm thu chương trình của Đài hiện nay thường là những người có thâm niên trong lĩnh vực truyền hình và đặc biệt không thể thiếu sự có mặt của lãnh đạo cấp Kênh, Đài. Thực tế số lượng đội ngũ làm công tác nghiệm thu không nhiều (khoảng 25 người) nhưng yếu tố quyết định những người giữ trọng trách “cầm cân nảy mực” này là năng lực, trình độ của đội ngũ này.
Hình 10.1: Quy trình nghiệm thu chương trình xã hội hóa của Đài TH KTS VTC trước tháng 11/2011
Hình 11.1: Quy trình nghiệm thu chương trình xã hội hóa của Đài TH KTS VTC sau tháng 11/2011.
2.5. Đánh giá nhận định về các mô hình xã hội hóa của Đài TH KTS VTC
Mặc dù là một cơ quan báo chí ra đời sau so với nhiều đài phát thanh – truyền hình nhưng Đài VTC lại là một trong những đơn vị “đón đầu” được xu hướng xã hội hóa với nhiều thành công nổi bật. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành và phát triển, XHH truyền hình cũng đặt ra không ít thách thức đối với Đài VTC nói riêng và công tác quản lý báo chí nói chung. Theo ông Lưu Vũ Hải – Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC – nguyên Cục trưởng Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông):
“Từ thực tiễn hoạt động xã hội hóa và công tác quản lý nhà nước trong thời gian vừa qua, hoạt động xã hội hóa trong sản xuất chương trình thể hiện tính hai mặt tích cực và tiêu cực, trong đó tích cực là chủ đạo” [Phụ lục PVS 1.4].
Hoạt động xã hội hóa của Đài VTC cũng thu được nhiều thành công với những mô hình liên kết kênh nổi bật đem lại hiệu quả kinh tế và thương hiệu lan tỏa, bên cạnh đó cũng chứng minh sự thất bại của một số mô hình do không có sự chuẩn bị kỹ về tài chính cũng như nhận thức của một số đối tác xã hội hóa không phù hợp với ngành truyền hình, chính vì thế đã dẫn tới những thất bại.
Hình 12.1: Rating năm 2010 đến 07/2011 trên toàn quốc (Nguồn:TNS)
và
Hình 13.1: Rating năm 2010 tại: TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội (Nguồn:TNS)
Trong đó có hai kênh xã hội hóa của VTC là VTC7, VTC9 và một kênh do chính VTC tự sản xuất (VTC1) thì có thể thấy được tỷ lệ người xem giữa hai loại kênh này có sự chênh lệch rất rõ rệt. Vào giai đoạn năm 2010, kênh VTC7 có tỷ lệ
người xem ở khu vực TP. HCM đạt tỷ lệ 0.9 tương đương với kênh VTV1, trong khi đó tỷ lệ người xem của Kênh VTC1 luôn duy trì ở mức thấp khoảng 0.1, thậm chí có những thời điểm là 0.0. Điều đó cho thấy sức lan tỏa của các kênh xã hội hóa của VTC là không thể phủ nhận.
Hình 14.1: Doanh thu năm 2010 của các kênh truyền hình (Nguồn: TNS Media Viet Nam )
Hình 15.1: Doanh thu 6 tháng đầu năm 2011 của các kênh truyền hình (Nguồn: TNS Media Viet Nam)
VTV3 HTV7 Vinh Long 1 HTV9 VTV1 VTV9 VTC 9 HTV3 HaNo i1 VTC 7 Triệu US D 0 200 T riệu US D 152 81 36 36 33 27 27 24 21 18 VT V3 HT V7 VinhL ong1 HT V9 VT V1 VT V9 VT C 9 HT V3 HaNoi1 VT C 7