Nâng cao chất lƣợng nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Chiến lược Khoa giáo hưng quốc và những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc (Trang 71 - 77)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3. Nâng cao chất lƣợng nghiên cứu khoa học

Do ảnh hưởng của mô hình giáo dục Xô Viết trong một thời gian dài, đến thập niên 80, các trường đại học của Trung Quốc vẫn đặt trọng tâm công tác chỉ bó hẹp trong việc giảng dạy. Điều này ngày càng trở nên không phù hợp với thời đại. Cùng với mục tiêu xây dựng các trường đại học mô hình nghiên cứu trình độ cao được thế giới biết đến, với sự đầu tư mạnh mẽ và có định hướng rõ ràng, năng lực nghiên cứu của các trường đại học Trung Quốc đã được nâng cao đáng kể và có được những thành tựu lớn lao.

Nếu thực hiện phép so sánh với nước Mĩ, đất nước có nền giáo dục đại học hàng đầu thế giới hiện nay, ta có thể thu được những con số phản ánh những thành tựu đáng kế của giáo dục đại học Trung Quốc nói chung và của 2 công trình 211 và 985 nói riêng trên lĩnh vực nghiên cứu. Ở khía cạnh đầu tư, kinh phí nghiên cứu khoa học của các trường đại học Trung Quốc đã tăng 7 lần, theo tỉ giá năm 1995, từ tỉ suất kinh phí nghiên cứu khoa học có thể thấy, năm 2005, các trường đại học Mĩ gấp 23,4 lần so với Trung Quốc, nhưng hiện nay chỉ còn gấp 6,2 lần. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học của Trung Quốc tuy chưa thể so với nước Mĩ nhưng đã có sự thu hẹp đáng kể. Theo số lượng nghiên cứu khoa học được công bố, năm 1995, Mĩ gấp 15 lần Trung Quốc, nhưng đến năm 2005, chỉ còn gấp 3,6 lần, thậm chí con số này còn thấp hơn trong năm 2007. Về chất lượng của các nghiên cứu được công bố, tức số lượng nghiên cứu được trích dẫn, mà ở đây tiêu chuẩn là công bố trong danh mục SCI, Năm 1995, Mĩ gấp Trung Quốc 51,7 lần, năm 2005 chỉ còn gấp 6,2 lần.

Năm 1995, Trung Quốc chỉ có 10832 công bố khoa học trong danh mục tạp chí SCI21 trong khi đó chỉ riêng Đại học Havard và MIT22 con số này đã là 11750. Nhưng nay, số lượng này của Trung Quốc đã tăng lên 7 lần, trong khoảng từ năm 2000 đến 2005, số lượng công bố khoa học của các trường đại học nghiên cứu hàng đầu trong danh mục SCI đã tăng gấp đôi và có hơn 40 ngành đã tiếp cận được với trình độ tiên tiến thế giới).

Đi sâu vào các trường hợp cụ thể, so sánh một số chỉ tiêu có liên quan giữa đại học Thanh Hoa và đại học Công Nghệ Massachuset MIT có thể thấy, xét về số lượng công bố khoa học trong danh mục EI, đại học Thanh Hoa đã vượt qua MIT. Số lượng phát minh được cấp quyền sở hữu sáng chế của đại học Thanh Hoa năm 2005 là 521 còn MIT chỉ có 127, dù năm 1995, MIT đã từng gấp Đại học Thanh Hoa 2,2 lần về số phát minh được cấp bằng sáng chế.

Ngoài ra, Đại học Thanh Hoa đã có khoảng 2700 bài báo được liệt kê trong danh mục SCI năm 2003, gần bằng con số của các trường hàng đầu thuộc top 50 của thế giới. Trong đó, số bài báo đăng trên SCI của ngành khoa học tư liệu của Đại học Thanh Hoa đã xếp thứ 2 thế giới, số các bài báo được trích dẫn trên SCI xếp thứ 14 trong các trường đại học trên thế giới, số lượng các bài báo được đăng và trích dẫn của ngành hóa học của Đại học Bắc Kinh cũng được xếp vào tốp đầu của thế giới.

Các trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc cũng đã bắt đầu nhấn mạnh đến chất lượng của các công bố khoa học bằng cách khen thưởng những bài báo có tỉ lệ được trích dẫn cao hoặc xuất hiện trên những tạp chí chuyên môn danh tiếng.

Một số thành tựu nghiên cứu đáng ghi nhận của các trường đại học Trung Quốc phải kể đến như: nghiên cứu của đại học Vân Nam về quần thể động vật Trừng Giang và biến động trong kỉ Cambrian hay như Khoa địa chất của đại học Cát Lâm lần đầu tiên phát hiện “Trung Hoa cổ quả” – Cây hạt kín cổ nhất từ trước

21

Science Citation Index (viết tắt là SCI, tạm dịch Chỉ số Trích dẫn Khoa học) là một danh sách các tạp chí xây dựng dựa trên tần suất trích của các bài báo đăng trong đó. Danh sách này do Viện Thông tin khoa học quốc tế (ISI, hiện nay là một bộ phận của hãng Thomson Reuteurs) lần đầu tiên công bố vào năm 1960. Có hơn 3700 tạp chí nằm trong danh sách này, bao trùm 100 lĩnh vực khác nhau

22

đến nay (đang trên trang bìa của tạp chí “Khoa học”, một tạp chí chuyên ngành danh tiếng). Các phòng thí nghiệm trọng điểm xây dựng tại các trường đại học cũng có những phát minh minh quan trọng như sản phẩm Chip máy tính của đại học Bắc Kinh, các sản phẩm Chip điều khiển và USB di động của đại học Thanh Hoa… Không chỉ trên lĩnh vực khoa học tự nhiên, các ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng có những bước phát triển, đặc biệt trong việc kết hợp với những nghiên cứu về tình hình đất nước, cung cấp hàng loạt các văn bản, tư liệu và báo cáo tư vấn cho chính phủ để đưa ra những quyết sách.

Với những thành tựu và bước tiến như vậy, các trường đại học được đầu tư trọng điểm theo công trình 211 và 985 đã trở thành những đơn vị nghiên cứu hàng đầu và chủ yếu của đất nước. Lấy “Công trình 211” làm ví dụ, các trường đại học tham gia công trình này đã đảm trách ½ hạng mục ngân sách khoa học tự nhiên quốc gia và hạng mục 973, 1/3 hạng mục 863. Các trường đại học tham gia “Công trình 211” chỉ chiếm 6% tổng số trường của cả nước nhưng lại có 85% số ngành khoa học trọng điểm của quốc gia và 96% số phòng thí nghiệm trọng điểm, chiếm 70% kinh phí nghiên cứu khoa học [52, tài liệu mạng]. Trong năm 2002, 9 trường đại học hàng đầu của Trung Quốc đã có 295 chuyên ngành nghiên cứu trọng yếu. Cũng trong năm này các nghiên cứu do trường đại học thực hiện giành được 78% số giải thưởng quốc gia về phát minh khoa học, 49% giải thưởng quốc gia về cải tiến công nghệ. Trong số 6118 bằng phát minh sáng chế, 32,4% thuộc về các giáo sư của 9 trường đại học này. Top 9 trường hàng đầu tham gia “Công trình 985” chiếm 42,1% danh mục các bài công bố khoa học trong hai bảng SCIE23 và SSCI24, chiếm 47,3% các phòng thí nghiệm trọng yếu của quốc gia và chiếm 20,2% thu nhập từ nghiên cứu của tất cả các trường đại học và cao đẳng Trung Quốc [35, tài liệu mạng].

23

Danh mục Trích dẫn Khoa học Mở rộng (Science Citation Index Expanded SCI-E)

24

Có thể nói, các trường này với năng lực nghiên cứu ngày càng cao có vai trò rất quan trọng đối với giáo dục đại học của Trung Quốc nói riêng và công cuộc phát triển đất nước nói chung.

Trung Quốc là một quốc gia có số dân đông nhất trên thế giới và có diện tích đứng thứ hai thế giới. Sau 30 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc hiện nay đang vươn lên và khẳng định vị thế mọi mặt của mình trên trường quốc tế, trong đó, cải cách thắng lợi giáo dục đã đem lại cho Trung Quốc nhiều ưu thế và thành công trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã chứng minh chiến lược phát triển giáo dục của Trung Quốc là hoàn toàn đúng đắn.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã và đang tiến hành cải tổ mạnh mẽ hệ thống giáo dục theo hướng hiện đại hoá, phát triển mạnh các loại hình giáo dục kỹ thuật - nghề nghiệp, tập trung xây dựng các trường đại học trọng điểm đào tạo chuyên gia ở một số ngành khoa học - công nghệ mũi nhọn tiếp cận với trình độ thế giới. Trung Quốc đã lựa chọn 10 trường đại học trọng điểm trong số 100 trường đại học lớn để tập trung vào đầu tư phát triển ngang tầm với các trường đại học quốc tế trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ mũi nhọn. Thực hiện chính sách gửi học sinh, chuyên gia đi học tập nghiên cứu ở các cơ sở khoa học - công nghệ lớn, có trình độ cao ở các nước phát triển.

Có thể thấy, Trung Quốc đã có những nỗ lực nhằm xây dựng một hệ thống dịch vụ toàn diện về các mặt thông tin, nguồn lực giáo dục, chia sẻ tư liệu và thành quả nghiên cứu… qua đó đem lại những lợi ích thiết thực cho các trường đại học và những đối tượng cá nhân sử dụng không chỉ giới hạn ở phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra quốc tế.

Bên cạnh những tác động tích cực mà chiến lược “Khoa giáo hưng quốc” mang lại cho chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc thì cũng còn tồn tại rất nhiều bất cập và tiêu cực:

Thứ nhất, hệ thống giáo dục đạo đức, năng lực và tri thức của các trường đại học vẫn là một lỗ hổng lớn. Giáo dục đại học được coi là cánh cửa để bước vào đời, mục tiêu cơ bản của giáo dục là đào tạo một đội ngũ nhân tài cho xã hội, và đội ngũ

nhân tài ấy chính là động lực hạt nhân cho sự nghiệp phát triển đất nước trong tương lai. Nhưng hệ thống giáo dục tri thức của các trường đại học Trung Quốc trên thực tế vẫn xa rời xã hội và yêu cầu ứng dụng trong công việc, các kiến thức trong giáo trình đã trở nên lạc hậu so với thời đại. Một thiếu sót trong các kiến thức giảng dạy chính là những kiến thức phục vụ cho “công cuộc tìm việc” của sinh viên sau khi ra trường.

Thứ hai, chất lượng đầu ra thấp. Hiện nay sinh viên các trường đại học Trung Quốc có lịch học cả ngày. Đó cũng là một hạn chế khiến cho các sinh viên không có thời gian và cơ hội tiếp xúc với thực tiễn, va chạm xã hội. Trong khi đó các cơ quan tuyển dụng luôn yêu cầu phải có kinh nghiệm về công việc. Đó là một thực tế mà sinh viên ra trường nào cũng vấp phải. Hệ thống giáo dục của đa số các trường đại học Trung Quốc vẫn thực hiện phương thức kiểm tra viết. Mặc dù đây là phương thức có thể kiểm tra được những kiến thức mà sinh viên thu được trong quá trình học tập, tuy nhiên nó lại có nhược điểm không phát huy được năng lực sáng tạo của sinh viên, họ chỉ có một lựa chọn với một đáp án.

Thứ ba, nghịch lý của sự gia tăng số lượng Thạc sỹ, Tiến sỹ. Do áp lực tìm việc, do ảnh hưởng của cơ chế xã hội hiện đại, hiện nay Trung Quốc có rất nhiều Thạc sỹ, Tiến sỹ. Tuy nhiên các đơn vị tuyển dụng vẫn không tìm được nhân tài đáp ứng yêu cầu mà họ đưa ra. Nghịch lý ở đây chính là học vị cao nhưng không tỷ lệ thuận với năng lực làm việc. Đây là một thực tế không thể không đối mặt và đáng để suy ngẫm.

Thứ tư, đi đôi với những mục tiêu và con số mà Trung Quốc đặt ra cho mỗi công trình, mỗi kế hoạch để thực thi chiến lược “khoa giáo hưng quốc” chính là hiện tượng đua theo phong trào, chạy theo thành tích. Kéo theo đó là sự lãng phí nguồn kinh phí của tương lai và hy vọng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Chương 2 của luận văn tập trung trình bày những thành tựu nổi bật mà nền giáo dục đại học Trung Quốc đã đạt được kể từ sau khi thực thi chiến lược “Khoa giáo hưng quốc”: cơ chế quản lý giáo dục đại học, hoạt động đào tạo, chất lượng đội

ngũ giảng viên, năng lực nghiên cứu khoa học, nâng tầm ảnh hưởng quốc tế, cơ sở vật chất. Từ đó thấy được những tác động tích cực của chiến lược đối với chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc. Với những thành tựu này, giáo dục đại học Trung Quốc đã có một bước tiến dài trong việc tìm kiếm một chỗ đứng trong hàng ngũ những nền giáo dục hàng đầu thế giới. Và đây là những nền tảng vững chắc cho những bước phát triển về sau của giáo dục đại học Trung Quốc nói riêng và của tổng thể nền giáo dục nói chung của đất nước đông dân nhất thế giới này. Bên cạnh đó những thành tựu, luận văn cũng tóm lược một số tồn tại trong giáo dục đại học của Trung Quốc.

CHƢƠNG 3

LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Chiến lược Khoa giáo hưng quốc và những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)