Đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Chiến lược Khoa giáo hưng quốc và những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc (Trang 78 - 80)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.1.2. Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và có chất lượng là một nhân tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo của một trường đại học. Do đó việc tuyển chọn, đánh giá và bố trí giảng viên một cách có hiệu quả là điều cần thiết. Hiện tại, do số lượng các trường đại học thành lập quá nhiều, chỉ tiêu tuyển sinh tăng hàng năm, dẫn đến thiếu đội ngũ giảng viên có trình độ và năng lực đáp ứng công tác giảng dạy và nghiên cứu. Vì vậy, có tình trạng một giảng viên đứng tên của nhiều trường đại học, giảng viên phải “chạy sô” giữa các trường. Hơn nữa chúng ta chưa có chính sách, chế tài đánh giá giảng viên một cách thường xuyên, nhằm tạo “áp lực tích cực” để giảng viên rèn luyện, nâng cao kiến thức chuyên môn. Quan trọng hơn là môi trường làm việc (tiền lương và điều kiện làm việc) của giảng viên không tương xứng, dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” và không tuyển được người giỏi làm giảng viên.

Môi trường làm việc ở đây gồm hai yếu tố:

Thứ nhất, là tiền lương, giảng viên phải có tiền lương tối thiểu để trang trải cuộc sống, ổn định gia đình khi đó mới toàn tâm toàn ý cho công tác giảng dạy nghiên cứu khoa học.

Giảng viên là những người trực tiếp đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ đại học cho xã hội. Những kỳ họp của Quốc hội, khi thảo luận về chính sách tiền lương cho giáo viên đều nhận định: lương của giáo viên phải cao nhất trong xã hội. Nhưng thực tế hiện nay, ngoài phụ cấp đứng lớp, lương chính của giáo viên cũng bằng với lương các ngành khác. Nếu nhìn mặt bằng chung, giáo viên là đối tượng có thu nhập trung bình

trong xã hội. Vì vậy, Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng chính sách tiền lương phù hợp nhằm khuyến khích người lao động.

Thứ hai là điều kiện làm việc, cơ sở vật chất và cơ hội học tập, thăng tiến về mặt chuyên môn. Hiện tại, ở hầu hết các trường đại học, ngay cả GS, PGS vẫn chưa có phòng làm việc riêng. Tình hình chung hiện nay ở các trường đại học là mỗi khoa, bộ môn chỉ có một phòng họp; giảng viên đến trường nếu không lên lớp giảng dạy thì không biết ngồi đâu để làm việc.

Hơn nữa đội ngũ giảng viên của các trường đại học Việt Nam đang lão hóa. Thời Giáo sư Tạ Quang Bửu làm Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp việc chọn người gửi đi đào tạo tại các nước xã hội chủ nghĩa rất được coi trọng, kết quả là chúng ta có được một đội ngũ cốt cán làm nòng cốt cho việc đào tạo Đại học và sau Đại học cho đến nay. Nhưng từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ khi hệ thống xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, quan hệ giao lưu quốc tế thay đổi lớn, đội ngũ cán bộ kia liền tỏ ra bất cập, vì phần lớn không có điều kiện tiếp xúc với môi trường Đại học Âu - Mỹ. Trung Quốc cũng có tình trạng như ta, nhưng họ nhanh chóng chuyển hướng: đưa hàng loạt cán bộ khoa học đào tạo trong nước và ở các nước xã hội chủ nghĩa (cũ), vốn đã có trình độ, đi đào tạo lại dưới hình thức thực tập sinh tại các nước Âu Mỹ. Làm như thế họ đạt được ba mục đích. Một là trang bị lại ngoại ngữ, hai là trang bị lại kiến thức và ba là xây dựng các quan hệ hợp tác khoa học mới. Nhờ thế, thế hệ cốt cán vừa duy trì vị thế, vừa có điều kiện đổi mời chương trình và giáo trình đào tạo, rút ngắn khoảng cách tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới.

Chúng ta cũng có một thế hệ như thế, nhưng đã bị bỏ roi, đế cho tự tàn lụi. Họ ít có điều kiện tiếp cận vời trình độ phương Tây, học trò do họ đào tạo ra vì thế mà cũng không theo kịp trình độ của thời đại, đặc biệt là các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Thế hệ cốt cán nói trên nay đã về hưu hoặc ngấp nghé về hưu, và xảy ra tình trạng hẫng hụt nghiêm trọng đội ngũ giảng viên có chất lượng. Đội ngũ giảng viên cốt cán hiện nay chủ yếu được đào tạo trong nước, học trò của thế hệ thứ nhất. Nhược điểm trầm trọng của họ là không tinh thông ngoại ngữ, ít vốn liếng văn hoá

Âu Mỹ và ít có quan hệ khoa học với các trường Đại học Âu Mỹ. Nếu bỏ rơi nốt thế hệ này thì sự hẫng hụt giảng viên sẽ kéo dài thêm trong vài thập kỷ nữa. Độ tuổi của thế hệ này trung bình từ 35 - 50 tuổi. Cần có kế hoạch gấp rút cho thế hệ này được đi tu nghiệp ở các nước Âu Mỹ trong vòng từ 1 - 3 năm, trang bị lại ngoại ngữ và kiến thức khoa học, trên cơ sở đó họ sẽ co đủ điều kiện phát huy vai trò cốt cán trong đào tạo cho đất nước trong khoảng 10 - 15 năm tới. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo Đại học trước mắt thì phải có chính sách đúng đắn đối với thế hệ cốt can hiện nay. Tiếp theo cần có chính sách đào tạo các thế hệ kế tiếp.

Một phần của tài liệu Chiến lược Khoa giáo hưng quốc và những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)