Chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Chiến lược Khoa giáo hưng quốc và những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc (Trang 81 - 87)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.2.2. Chương trình đào tạo

Trong quá trình đào tạo, chương trình đào tạo là một trong những yếu tố cốt lõi, quyết định chất lượng của quá trình đào tạo, nhất là đối với đào tạo đại học. Hiện tại, chương trình đào tạo bậc đại học của chúng ta kéo dài từ 4 hoặc 5 năm (một số nước trên thế giới chỉ có 3 năm), nhưng chất lượng sinh viên tốt nghiệp không cao. Lý do đơn giản là trong chương trình có nhiều môn học không sát, không thật sự cần thiết đối với ngành đào tạo và đặc biệt là tỷ lệ giữa các môn lý thuyết và thực hành chưa cân đối, phù hợp mà thiên về lý thuyết nhiều hơn. Do vậy, mặc dù thời gian học Đại học kéo dài, nhưng các môn học cần thiết cho ngành nghề đào tạo chưa được cung cấp đầu đủ và nhất là kỹ năng không được rèn luyện, trau dồi. Điều này dẫn đến hệ quả là sinh viên tốt nghiệp rất bỡ ngỡ, lung túng khi tiếp xúc với công việc và để làm được việc phần lớn phải qua đào tạo lại. Triết lý “Học

đi đôi với hành”, điều này “Xưa như trái đất”, ai cũng biết, nhưng giáo dục đại học của chúng ta chưa xem trọng.

Các giảng viên Việt Nam thường ít cập nhật kiến thức chuyên môn liên quan đến nhu cầu thực tế. Bài giảng của thầy đôi khi không còn phù hợp với tình hình xã hội hiện tại. Nếu sinh viên chỉ học ở trường, không có điều kiện va chạm với cuộc sống bên ngoài thì khả năng thích ứng với nhu cầu xã hội là thấp vì khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế là khá xa.

Kiến thức chuyên ngành sinh viên được học quá ít. Ví dụ, một chương trình cử nhân, bao gồm 125-130 tín chỉ tất cả các môn, trong đó có khoảng 80-90 tín chỉ là môn chung. Các môn chung của ngành cũng khoảng 20 tín chỉ nữa. Cho nên những kiến thức sẽ học để sau này sinh viên đi làm thực tế chỉ còn khoảng 20 tín chỉ nữa, tương đương với 4-5 môn

3.1.2.3.Chất lượng đào tạo

Theo quan niệm chung, một trường Đại học tốt, bao giờ cũng phải là một trường có tỷ lệ sinh viên ra trường nhận được việc làm cao, và theo đúng ngành học, bậc học, với tiền lương cao.

Cho tới giờ, hầu như chưa có một trường Đại học nào ở Việt nam đưa ra được những con số thống kê đáng tin cậy về các chỉ tiêu đó. Do vậy, khi tuyển dụng, cá nhân từng doanh nghiệp tin rằng, chất lượng đào tạo của các trường, nhìn chung là thấp.

Đứng trước thực trạng phát triển của nền giáo dục đại học hiện nay đã có nhiều cái nhìn bi quan. Nhiều lãnh đạo, chuyên gia, các nhà giáo và cả sinh viên cũng đã chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng yếu kém về chất lượng đó. Nếu nói về yếu tố con người, dân tộc Việt Nam được đánh giá là một dân tộc thông minh, nhạy bén. Về thầy dạy, chúng ta không thiếu thầy giỏi, về người học, chúng ta có nguồn sinh viên thông minh, ham học hỏi. Điểm yếu quan trọng nhất của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là thiếu một hệ thống lý luận chặt chẽ và khoa học về vai trò, tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của giáo dục đại học. Bên cạnh đó, việc thiếu các văn bản có tính quy phạm và chuẩn mực quản lý càng làm cho việc phát triển của các trường đại học luôn ở trong tình trạng tự phát và manh mún.

Nói một cách khách quan, giáo dục đại học Việt Nam từ sau Đổi mới đã có nhiều thay đổi tích cực từ hình thức đến nội dung đào tạo và nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu so với trình độ phát triển của giáo dục đại học thế giới thì khoảng cách giữa họ và ta vẫn còn khá rộng. Để có thể cải tiến và thúc đẩy tốc độ phát triển, điều mà các nhà quản lý và giáo dục thường làm là xác định mục tiêu, hoạch định chiến lược, cơ chế quản lý, phương pháp và thực hiện, và cuối cùng là đánh giá kết quả.

Muốn làm tốt việc cải tổ một nền giáo dục, nhiều người nghĩ đến sự đổi mới toàn diện. Đây là một việc làm vô cùng khó khăn, dài hạn và chưa phải ai cũng muốn. Để tránh làm một cuộc cách mạng không cần thiết, chúng ta chấp nhận sự thay đổi từng bước. Bước thứ nhất của quá trình thay đổi này là việc xác định những mặt còn yếu kém của giáo dục đại học. Bước thứ hai, việc xác định các mục tiêu lâu dài và trước mắt là vô cùng cần thiết. Điều này cũng giống như việc định hướng chiến lược, làm cơ sở cho các bước kế tiếp là vạch ra các bước, các kế họach thực hiện, chuẩn bị nguồn lực, phân công trách nhiệm và đánh giá việc thực hiện.

Nếu so sánh với nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, có thể dễ dàng nhận ra sự yếu kém của chúng ta trong việc quản lý giáo dục đại học. Trong khi thế giới đang tiến nhanh đến việc phát triển các giá trị mang tính toàn cầu cho các thế hệ tương lai của nhân loại, thì chúng ta còn loay hoay với các khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục đại học. Sự hội nhập của các hệ thống quốc gia trong lĩnh vực giáo dục đại học thành một hệ thống giáo dục toàn cầu là sự đóng góp của giáo dục và khoa học trong công cuộc hình thành nên một nền văn minh nhân loại một cách toàn diện, vào sự tiến bộ của nền dân chủ, vào tiến trình hoà bình và tự do. Vì vậy, chúng ta cần nhanh chóng cải tiến từ tư duy cho đến hành động để hướng tới một nền giáo dục mà trong đó chú trọng đến tính nhân bản và tính toàn diện. Đó chính là mục đích chiến lược và bản chất của nền giáo dục đại học mà cả thế giới và Việt Nam đang hướng đến.

Nói tóm lại, nhìn lại diện mạo của giáo dục đại học Việt Nam trong những năm gần đây có thể dễ dàng nhận thấy còn có quá nhiều vấn đề. Nhận thức tầm quan trọng của giáo dục đại học thì lại càng không thể thờ ơ trước những vấn đề như vậy, cần có

những giải pháp thực sự thiết thực để đưa các đại học Việt Nam thực hiện được đúng và hiệu quả chức năng của nó đối với kinh tế xã hội đất nước và xa hơn nữa là vươn lên tầm thế giới để tạo nên những đột phá trong phát triển đất nước.

Nhìn sang nước bạn Trung Quốc, họ cũng đã bắt đầu với những khó khăn tương tự chúng ta: sự thiếu hụt đầu tư, cơ sở vật chất, sự yếu kém trong nghiên cứu, sự thiếu thốn đội ngũ giảng viên chất lượng cao, chất lượng đào tạo không được đánh giá cao... Tuy nhiên, với các kế hoạch rõ ràng, sau hơn 10 năm, họ đã có được những thành công rõ rệt. Nhìn thẳng vào những thành công đó, cũng như đánh giá một cách khách quan những hạn chế còn tồn tại của Trung Quốc trong công cuộc xây dựng các trường đại học uy tín quốc tế, ta có thể có những liên hệ nhất định đối với giáo dục đại học của Việt Nam. Đây là những liên hệ có tính khái quát, còn đi vào cụ thể và chi tiết, thì phải có những nghiên cứu chuyên biệt trên các lĩnh vực để tạo nên những chính sách và biện pháp riêng phù hợp và mang đặc sắc của Việt Nam. Bởi lẽ trên thực tế, không có sự rập khuôn hay bắt chước máy móc nào đem lại hiệu quả thực sự cả. Con đường đi của mỗi quốc gia, trên cơ sở các nền tảng và tiêu chuẩn chung phải gắn liền với những đặc điểm riêng của nó mới có thể có được giá trị cao nhất.

3.1.3.Chất lượng nghiên cứu khoa học

Trong những năm vừa qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của ngành giáo dục và nền khoa học nước nhà. Nhiều sáng kiến, phát minh được áp dụng vào thực tế, nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào các lĩnh vực đã tạo ra hiệu quả nhất định trong đời sống kinh tế- xã hội… . Song, với sự phát triển nhanh chóng của đất nước như hiện nay thì có thể đánh giá một cách thẳng thắn: đội ngũ cán bộ khoa học nói chung, lực lượng giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu (cả về số lượng và chất lượng) để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Theo công bố mới nhất của Viện SCImago (Tây Ban Nha – một tổ chức có uy tín về xếp hạng và đánh giá khoa học), vị trí của các viện, các trường đại học của

Việt Nam tiếp tục tụt hạng. Theo bảng xếp hạng năm 2012, có 4 đơn vị là Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Bách khoa Hà Nội lọt vào bảng xếp hạng của SCImago. Nếu tính theo quốc gia, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đứng đầu Việt Nam, kế đến là Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Bách khoa Hà Nội (xếp thứ 4 quốc gia, 857 khu vực và 3.160 thế giới) [13, tr.2].

Trong 2 năm (2008- 2009), toàn Khối đã triển khai và nghiệm thu 70 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, hơn 2.000 đề tài cấp Bộ và tương đương, nhiều công trình khoa học và những cải tiến ứng dụng được đăng trên các tạp chí danh tiếng thế giới…; song ta nhận thấy vẫn có một tình trạng khá phổ biến, đó là:

- Số lượng giảng viên tham gia (và được tham gia) nghiên cứu không nhiều, một tỷ lệ khá lớn trong số đó chưa thật nhiệt tình và say mê nghiên cứu; vì thế, nhiều công trình nghiên cứu, dù ở những cấp cao như đề tài cấp Bộ… vẫn còn hạn chế về chất lượng nghiên cứu với hàm lượng khoa học thấp.

- Tình trạng đối phó trong nghiên cứu khá phổ biến: Theo quy định của hầu hết các trường, giảng viên phải thực hiện một số lượng giờ nghiên cứu khoa học nhất định, từ đó quy ra phải có bao nhiêu bài báo, đề tài… mang tính chất khoán. Do đó nhiều công trình nghiên cứu không có giá trị

Chất lượng thấp của các công trình còn thể hiện qua số lượng các bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế. Theo số liệu của GS. Nguyễn Văn Tuấn - Đại học New South Wales – Australia, tại một Hội thảo do Dự án Giáo dục 2 tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12/2010 thì trong vòng 10 năm (1996- 2005), tổng số bài báo khoa học mà Việt Nam công bố là 3456 bài, trong đó nhiều nhất là thuộc lĩnh vực Y sinh (24,3%), rồi đến Vật lý, Hoá học, Nông nghiệp…, còn khối Kinh tế, Khoa học xã hội và Công nghệ sinh học chỉ có lần lượt 2,5%, 1,6% và 1,3% (Bảng 5) Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta chỉ có hơn 345 bài báo được công bố, đó là chưa tính đến số lượng và số lượt các bài được trích dẫn cũng rất thấp (23,1% chưa được trích dẫn lần nào, 44,5% được trích từ 1 – 5 lần).

Bảng 3.1: Phần trăm các bài báo khoa học 1996 – 2005 tính cho từng nƣớc và phân theo lĩnh vực nghiên cứu [43, tài liệu mạng]

Lĩnh vực nghiên cứu

Việt Nam Thái Lan Malayxia Indonexia Philipin Singapo

Y sinh học 24.3 42.8 22.4 29.5 25.0 16.6 Toán 11.0 0.8 2.3 0.5 2.1 3.8 Vật lý 12.9 1.5 2.0 4.4 2.1 6.8 Kỹ thuật 10.5 16.4 22.2 14.8 9.3 40.4 Nông nghiệp 12.6 9.2 10.0 14.7 28.7 0.9 Hóa học 12.9 13.6 20.0 13.0 5.0 11.9 Vật liệu 5.8 5.1 10.9 3.6 2.8 11.4 Môi trường 4.0 5.3 3.7 11.9 14.5 1.8 Kinh tế 2.5 1.2 2.5 4.0 3.5 3.4 Công nghệ sinh học 1.3 2.3 2.2 1.7 3.8 0.9 Khoa học xã hội 1.6 1.3 1.4 1.3 2.7 1.7 Tổng cộng 100 (n=3456) 100 (n=14594) 100 (n=9742) 100 (n=4389) 100 (n=3901) 100 (n=45633 )

(Vì làm chẵn, cho nên khi cộng lại tổng số có thể trên hoặc dưới 100%; n là tổng số bài báo trong thời gian 1996 – 2005)

Bảng 3.2: Số lần trích dẫn và không trích dẫn của các bài báo khoa học từ Việt Nam phân tích theo lĩnh vực nghiên cứu [43, tài liệu mạng]

Lĩnh vực nghiên cứu Số bài báo

1996 - 2005 Số lần trích dẫn (% tổng số bài báo) Chưa trích dẫn 1 – 5 lần 6 lần trở lên Y sinh học 1149 17.8 39.9 42.2 Toán 452 43.8 43.8 12.4 Vật lý 450 30.9 46.7 22.4 Kỹ thuật 406 43.8 38.4 17.7 Nông nghiệp 406 31.3 43.6 25.1 Hóa học 385 17.4 43.9 38.7

Vật liệu 288 28.8 50.7 20.5 Môi trường 228 25.9 50.4 23.7 Kinh tế 141 31.9 52.5 15.6 Công nghệ sinh học 67 26.9 38.8 34.3 Khoa học xã hội 69 21.7 58.0 20.3 Tổng cộng 3456 23.1 44.5 32.4

Một phần của tài liệu Chiến lược Khoa giáo hưng quốc và những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)