Môi trường học tập kết hợp lý thuyết với thực hành

Một phần của tài liệu Chiến lược Khoa giáo hưng quốc và những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc (Trang 58 - 71)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1.Môi trường học tập kết hợp lý thuyết với thực hành

Chính phủ Trung Quốc không chủ trương việc bản thân một trường đại học xây dựng một xí nghiệp bình thường nào đó, nhưng khuyến khích cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu của trường đại học đi sáng lập các xí nghiệp có công nghệ cao, tạo các điểm liên hệ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và sản xuất; chuyển khoa học công nghệ vào sản xuất phục vụ các xí nghiệp quốc hữu. Nếu xây dựng thì phải xây dựng xí nghiệp có hàm lượng công nghệ cao. Xây dựng các xí nghiệp trong trường đại học và việc gắn đào tạo đại học với nghiên cứu khoa học và sản xuất. Cả nước có khoảng trên 1.000 trường đại học, doanh thu của tất cả các xí nghiệp, doanh nghiệp thuộc các trường này năm 2000 là 36.8 tỷ NDT.

Bộ Giáo dục và Bộ Khoa học – Kỹ thuật đã tổ chức một Đại hội sáng tạo của các trường đại học. Hai Bộ hợp tác thành lập một Ủy ban chỉ đạo công tác khoa học công nghệ của các trường đại học, thành lập các “Vườn khoa học – công nghệ”. Các

vườn khoa học – công nghệ một mặt có thể đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất nhanh, mặt khác có thể đào tạo nhân tài cho các xí nghiệp. Hiện có 15 Vườn khoa học – công nghệ trong cả nước, thu hút được nhiều vốn của xã hội và giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động.

* Các cách làm chính của các trường đại học xây dựng xí nghiệp:

- Khống chế cổ phần, tham gia cổ phần hoặc niêm yết, phát hành cổ phần trên thị trường chứng khoán

Trường đại học Bắc Kinh có gần 80 doanh nghiệp, xí nghiệp các loại, trong đó có 4 tập đoàn lớn dẫn đầu là tập đoàn Phương Chính, Thanh Nhiễu, Tư Nguyên, Vỵ Danh. Tập trung vào các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, kinh doanh nhà đất và xây dựng “vườn khoa học – công nghệ”. Các xí nghiệp nhỏ (khoảng 70 xí nghiệp) hoặc do Đại học Bắc Kinh xây dựng, hoặc liên kết với các xí nghiệp ngoàii trường, nhưng Đại học Bắc Kinh nắm quyền khống chế cổ phần; các tập đoàn lớn đều phát hành cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán Hồng Kông, Thượng Hải, nhờ đó thu hút vốn của xã hội cho hoạt động của tập đoàn ( năm 2000 thu hút được 1.5 tỷ NDT, năm 2001 được trên 2 tỷ NDT). Sự hình thành các xí nghiệp trong trường đại học có vai trò thúc đẩy công tác giáo dục, nghiên cứu khoa học, đưa kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất kinh doanh nhanh chóng và ngược lại kết quả sản xuất kinh doanh hỗ trợ kinh phí cho công tác giáo dục, nghiên cứu khoa học của trường (riêng phần kinh phí do sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ đóng góp cho trường Đại học Bắc Kinh năm 2000 đạt 91.3 triệu NDT, năm 2001 đạt khoảng 115 triệu NDT, bằng đúng mức kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động của trường các năm đó). Doanh thu của các doanh nghiệp thuộc Đại học Bắc Kinh năm 2000 là 12 tỷ NDT, năm 2001 đạt trên 15 tỷ NDT.

- Các trường đại học cung cấp công nghệ, kỹ thuật hoặc một phần vốn để cải tạo các xí nghiệp quốc hữu

Thường lựa chọn các xí nghiệp quốc hữu vừa và nhỏ, sát nhập rồi xây dựng thành những xí nghiệp có hàm lượng công nghệ cao. Các xí nghiệp của các trường đại học lớn (Ví dụ như Đại học Bắc Kinh) đều có bản quyền tri thức của mình, do

đó các doanh nghiệp này không gặp khó khăn lắm về vấn đề này khi Trung Quốc gia nhập WTO.

- Các trường đại học và xí nghiệp cùng nhau hợp tác xây dựng trung tâm phát triển khoa học công nghệ hoặc trung tâm nghiên cứu – sản xuất

Trường có nhiệm vụ chính đào tạo cán bộ kỹ thuật, đào tạo tại chức cho cán bộ, công nhân của xí nghiệp hợp tác đó. Ngược lại, các doanh nghiệp, tập đoàn (nhất là các doanh nghiệp công nghệ cao) cũng phối hợp với các trường tuyển, tạo điều kiện để các nghiên cứu sinh của trường vào doanh nghiệp thực tập, triển khai đề tài nghiên cứu và hưởng kinh phí đào tạo các nghiên cứu sinh này từ ngân sách của trường; đồng thời, một số công ty, doanh nghiệp tự bỏ kinh phí đào tạo nghiên cứu sinh (số này sau khi tốt nghiệp về nguyên tắc phải làm việc cho doanh nghiệp đó). Thí dụ, tập đoàn Phương Chính của Đại học Bắc Kinh hàng năm đầu tư kinh phí đào tạo khoảng 50 nghiên cứu sinh.

- Các trường đại học tăng cường hợp tác với các địa phương

Việc này làm cho các trường đại học vừa trực tiếp tham gia giải quyết các vấn đề của địa phương, vừa nhận được sự hỗ trợ của các địa phương về tài chính và bảo đảm hậu cần cho hoạt động của các nhà trường. Sự hợp tác này trên 2 phương diện:

(1). Các địa phương tạo điều kiện cho các trường đại học, nhất là các trường đại học lớn và các doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ cao môi trường thuận lợi để đầu tư tại địa phương mình, tạo điều kiện thuận lợi để họ đầu tư vào các khu ưu tiên phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao với chính sách “3 miễn, 3 giảm”: 3 năm đầu miễn thuế, 3 năm tiếp theo giảm thuế. Vì thế hầu hết các trường đại học lớn như Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa…đều có các chi nhánh của các tập đoàn hoặc các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp cao, các đặc khu kinh tế. Quốc Vụ Viện có chính sách giảm thuế cho các ngành sản xuất phần mềm vi mạch chỉ phải nộp 3% thuế lãi ròng (nếu là lĩnh vực khác phải nộp thuế suất là 38%). Chính sách chung của các trung ương và địa phương là nâng đỡ các doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ cao nói chung, trong đó có các doanh nghiệp thuộc các trường đại học.

(2). Không kể các trường đại học thuộc tỉnh quản lý, các trường đại học của trung ương đóng ở các địa phương cũng nhận được sự giúp đỡ và có phối hợp chặt chẽ với các địa phương. Thí dụ, trường trung ương như trường Đại học Nam Kinh (tỉnh Giang Tô), khi kết hợp với địa phương cũng được tỉnh hỗ trợ nhiều; trong 3 năm tới, ngân sách do Bộ Giáo dục cấp cho trường Đại học Nam Kinh là 600 triệu NDT thì tỉnh Giang Tô cũng cấp cho trường 600 triệu NDT. Hoặc như các trường Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa thuộc Bộ Giáo dục trước đây chính quyền thành phố Bắc Kinh không đầu tư cho các trường này, nay đã đầu tư (kinh phí, điều kiện về đất đai tại các khu công nghệ cao) và cả hai trường này đều góp phần tích cực tham gia giải quyết các vấn đề của Bắc Kinh.

- Xây dựng các “trạm lưu động hậu tiến sĩ” để đào tạo và sử dụng nhân tài trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật gắn với nghiên cứu khoa học và sản xuất

Trung Quốc đã áp dụng kinh nghiệm của các nước tiên tiến về khoa học – kỹ thuật phương Tây, bắt đầu thử nghiệm xây dựng chế độ “hậu tiến sĩ”, tạo điều kiện cho các tiến sĩ xuất sắc được nghiêm cứu trong điều kiện được đầu tư đặc biệt của Nhà nước nhằm đào tạo và sử dụng có hiệu quả đội ngũ nhân tài khoa học công nghệ. Các trạm lưu động hậu tiến sĩ có thể gồm hai cấp: cấp siêu đẳng gồm những người có thể tự tìm hướng mới trong khoa học, công nghệ, giữ vai trò đầu đàn, dẫn dắt người khác trong nghiên cứu; cấp nhất đẳng là một bộ phận các tiến sĩ xuất sắc ngay sau khi bảo vệ các luận văn của mình được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công trình của mình (chỉ với những đề tài phù hợp, được lựa chọn) dưới sự định hướng của các giáo sư, nhà nghiên cứu đầu đàn (nhưng không hướng dẫn cách xử lý công trình, họ phải tự dựa vào kiến thức của mình và các điều kiện được tạo ra để hoàn thành công trình nghiên cứu). Các “trạm” này có thể được đặt trong các trường đại học lớn, các cơ sở nghiên cứu khoa học trọng điểm hoặc các cơ sở sản xuất có hàm lượng khoa học, công nghệ cao mới. Nghiên cứu của “hậu tiến sĩ” cần khoảng thời gian từ 2 – 6 năm. Một tiến sĩ giỏi có văn bằng “hậu tiến sĩ” sẽ có thể trở thành một nhà khoa học, một tổng công trình sư xuất sắc.

Những năm qua, ở Trung Quốc đã hình thành hàng trăm “trạm lưu động hậu tiến sĩ” như vậy, thu hút hàng nghìn thành viên tham gia, tạo môi trường nghiên cứu khoa học gắn với sản xuất do đội ngũ các nhà khoa học công nghệ trẻ, tạo thành thế cạnh tranh đề nhân tài được sử dụng đúng ngành nghề đào tạo; các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan ứng dụng, sản xuất có thể thông qua các “trạm” này để tuyển người; làm cho lực lượng nhân tài khoa học công nghệ trẻ luôn luôn được lưu động, phát huy tác dụng đối với sự phát triển giáo dục, khoa học công nghệ và phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Chính sách của Nhà nước đối với các “hậu tiến sĩ” là khuyến khích và nâng đỡ. Nhà nước đầu tư cho một người làm việc trong “trạm hậu tiến sĩ” là 40.000 NDT/năm, trong đó 20.000 NDT chi cho cơ sở đào tạo, 20.000 NDT chi cho chính bản thân “hậu tiến sĩ”. Người làm “hậu tiến sĩ” phải ở trong khu vực nghiên cứu, họ được cấp căn hộ (có 2 phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc và các khu phụ) với các đồ dùng gia đình. Họ được tạo điều kiện làm vệc thuận lợi trong cơ sở nghiên cứu, tạo điều kiện làm việc (chuyển công tác nếu cần) cho vợ hoặc chồng và học tập cho con cái, chuyển hộ khẩu cho gia đình về sinh sống tại thành phố nơi họ đang làm “hậu tiến sĩ”. Họ còn có thể có thu nhập xứng đáng khi tham gia vào các đề tài khoa học, các dự án, tham gia giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp, xí nghiệp…

Chính sách sử dụng nhân tài trong giáo dục và khoa học nói riêng, trong các lĩnh vực kinh tế xã hội của Trung Quốc hiện nay nói chung cũng có sự thay đổi. Đó là nhờ chủ trương chung thay đổi chế độ nhân sự và chế độ phân phối. Trước đây, các chế độ này dựa theo thâm niên làm việc và vị trí công tác. Nay thực hiện theo năng lực làm việc, chất lượng và hiệu quả công việc để bố trí và đãi ngộ cán bộ. Ở tỉnh Giang Tô, lương của một giáo viên xuất sắc có thể cao hơn lương của cán bộ chính quyền, lương của hiệu trưởng trường tiểu học nông thôn có thể đạt 3.000 NDT/ tháng, gấp đôi lương của bí thư huyện ủy; lương bình quân của một giảng viên đại học khoảng 3.000 NDT/tháng, của giáo sư 8.000 – 10.000 NDT/tháng. Đảng và Chính phủ Trung Quốc thực hiện nghiêm túc chính sách thường xuyên luân chuyển cán bộ, đặc biệt chú ý đưa các cán bộ trẻ, có năng lực ở các cơ quan

trung ương và cấp tỉnh xuống địa phương làm việc, thử thách; sau một vài năm có thể rút về hoặc đề bạt làm cán bộ lãnh đạo chủ chốt cho địa phương ở vị trí cao hơn. Trong việc này, đội ngũ cán bộ của các trường đại học và các viện nghiên cứu khoa học xã hội là trọng điểm ưu tiên lựa chọn.

2.2.2.Xây dựng các ngành khoa học trọng điểm

Một số ngành khoa học cụ thể trên thực tế đã tiếp cận và đạt đến trình độ tiên tiến quốc tế, Trung Quốc đã cơ bản xây dựng được hệ thống ngành trọng điểm thích ứng với công cuộc hiện đại hóa đất nước. Trung Quốc tiến hành quy hoạch các hạng mục xây dựng ngành trọng điểm trên cơ sở xoay quanh các yêu cầu về mục tiêu quốc gia, phát triển khu vực… cách phân bố các ngành phải phù hợp với tình hình cụ thể của Trung Quốc và quy luật phát triển các ngành khoa học của quốc tế. Trong số các ngành khoa học này, đương nhiên là có các ngành khoa học cơ bản… Đồng thời, các ngành khoa học xã hội cũng được tăng cường xây dựng đáng kể. Từ đó thu đuợc nhiều thành quả đáng ghi nhận.

Ví dụ khoa vật lý của trường Đại học Khoa học Kĩ thuật Trung Quốc lần đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công thí nghiệm vật lý lượng tử 量子博弈( quantum game), được các tạp chí chuyên ngành uy tín quốc tế đánh giá cao. Đại học Phúc Đán đã tận dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để xây dựng thành công hệ thống thông tin lịch sử địa lý Trung Quốc cho phép tạo dựng được tất cả các bản đồ về diễn biến cương vực, khu hành chính của Trung Quốc trong suốt hơn 2000 năm. Đây cũng là một thành tựu đáng ghi nhận có giá trị không chỉ đối với riêng người Trung Quốc mà còn đối với cả những hoạt động nghiên cứu có tính quốc tế.

Ngoài các ngành khoa học cơ bản và nền tảng, vấn đề ứng dụng các ngành khoa học cũng rất phát triển. Trung Quốc ưu tiên hỗ trợ các hạng mục xây dựng các ngành khoa học ứng dụng có liên quan đến các lĩnh vực như tài nguyên môi trường, con người và sức khỏe, năng lượng và giao thông, khoa học chế tạo và các ngành khoa học mới.

Khoa vật liệu của trường đại học Trung Nam, thông qua quá trình đầu tư, xây dựng đã giành được những thành tựu đột phá trong kĩ thuật chế tạo vật liệu làm hãm phanh máy bay giành được giải nhất cấp quốc gia.

Các công trình cầu đường của trường đại học Đồng Tế, đặc biệt trên lĩnh vực xây dựng các cây cầu quy mô lớn luôn đạt đến trình độ tiên tiến thế giới.

Ngoài các ngành khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng ra, sự phát triển của các ngành có tính giao thoa cũng diễn ra nhanh chóng, hình thành các ngành khoa học tổ hợp, đi đầu trong các ngành khoa học, giải quyết các vấn đề trọng đại của đất nước.

Ví dụ Đại học Hàng không Bắc Kinh kết hợp các ngành như điều khiển tự động, kĩ thuật tự động hóa, khí động học, thủy lực học, thông tin, vật liệu để cùng nghiên cứu về kĩ thuật ẩn dạng của thiết bị bay, hình thành một điểm khởi đầu mới cho các ngành liên quan đến lĩnh vực phỏng sinh thủy lực học đối với các thiết bị bay nhỏ, giành được những thành tựu đột phá, đóng góp và có quan hệ mật thiết đến lĩnh vực quốc phòng an ninh của Trung Quốc.

Một số ngành có thể chưa đạt đến trình độ hàng đầu thế giới thế giới nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với Trung Quốc và có những đặc sắc riêng nổi bật. Trung Quốc đặc biệt coi trọng việc phát huy tính đặc sắc của các ngành, đẩy mạnh các ưu thế này, tạo lập các ngành khoa học có đặc sắc, đặc điểm riêng, từ đó không chỉ nắm bắt được các kĩ thuật tiên tiến thế giới mà còn có những sáng tạo mang đặc sắc Trung Quốc.Ví dụ Đại học Trung Nam, một trường có truyền thống nghiên cứu về kim loại màu và khoa học về vật liệu, thông qua xây dựng trọng điểm đã tập trung phát triển các kĩ thuật về kim loại màu quý hiếm, vật liệu dạng bột và kĩ thuật thăm dò nhanh, qua đó hình thành một ngành khoa học về tài nguyên và vật liệu kim loại màu thành thục trên các lĩnh vực như địa chất, khoáng sản, khai mỏ, tuyển khoáng, luyện kim, chế biến vật liệu và cơ khí; đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển ngành công nghiệp của Trung Quốc; được nhiều công ty quốc tế lớn đánh giá cao và đề nghị hợp tác. Đại học Thanh Hoa, đại học hàng đầu của Trung Quốc hiện nay đã hướng tới những nhu cầu chiến lược trong phát triển đất nước,

tiến hành điều chỉnh bố cục đối với các ngành vật liệu, năng lượng thông tin, thúc đẩy hình thành các tổ hợp ngành. Đại học Nam Kinh lựa chọn mô thức đặc khu ngành, tạo nên các nhóm ngành cục bộ để có thể đầu tư và quản lý một cách sâu sát. Ngành vật liệu của đại học Thanh Hoa là một ngành rất mạnh, có ưu thế trên nhiều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chiến lược Khoa giáo hưng quốc và những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc (Trang 58 - 71)