Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Chiến lược Khoa giáo hưng quốc và những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc (Trang 91 - 96)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1.3. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất tối thiểu phải đáp ứng: hệ thống internet, trang thiết bị nghe nhìn hiện đại ở các phòng học, cung cấp cho sinh viên giáo trình/bài giảng của học phần, thư viện phải đáp ứng đầy đủ tài liệu tham khảo.

3.2.1.3.1. Đẩy nhanh tiến trình tin học hóa giáo dục

Ngày nay công nghệ thông tin được công nhận là một bộ phận không thể thiếu được trong giáo dục. Internet không những là một kho tàng thông tin, một thư viện bách khoa vĩ đại của nhân loại mà còn là một trường đại học của cộng đồng thế giới. Mạng Internet đã và đang làm thay đổi hầu như trong mọi vận hành, kể cả cách thức giảng dạy và nghiên cứu, trong tất cả các trường Đại học ở phương Tây. Thật là khó tưởng tượng các đại học này sẽ hoạt động như thế nào nếu không có mạng Internet. Trong khi đó, số lượng Học sinh, Sinh viên và các nhà khoa học trong nước có điều kiện truy nhập vào mạng Internet còn quá ít. Do đó, giúp đỡ và tạo điều kiện cho các Nhà nghiên cứu, Sinh viên, Học sinh trong nước tham gia vào

cuộc cách mạng về công nghệ thông tin này cần phải được đưa lên một trong những quốc sách hàng đầu trong nền giáo dục. Nhà nước nên dành một khoản ngân sách xứng đáng cho tất cả các trường Đại học được nối vào một mạng chung, và giúp đỡ giảng viên và sinh viên ở các trường Đại học hay viện nghiên cứu được truy nhập mạng Internet miễn phí hay với chi phí tối thiểu, để cho họ có được những thông tin khoa học mới nhất hay có cơ hội trao đổi ý kiến với đồng nghiệp trên thế giới.

* Đẩy nhanh xây dựng thiết bị cơ sở công nghệ tin học cho giáo dục

Kĩ thuật thông tin có ảnh hưởng mang tính cách mạng đối sự phát triển giáo dục, cần được dành sự coi trọng thích đáng. Đưa tin học hóa giáo dục vào chiến lược tổng thể phát triển công nghệ thông tin quốc gia, mạng tin học về giáo dục giáo dục phải vượt hiện nay. Hình thành hệ thống tin học giáo dục phủ khắp thành thị, nông thông, các cấp và các loại hình trường học. Thúc đẩy hiện đại hóa nội dung giáo dục, phương pháp và cách thức giảng dạy. tận dụng hết mức các nguồn lực chất lượng cao và kĩ thuật tiên tiến, đổi mới cơ chế vận hành và mô thức quản lý, kết nối các nguồn lực hiện có, hình thành các thiết bị, cơ sở giáo dục số hóa tiên tiến, hiệu quả cao và thực dụng. Đẩy nhanh phổ cập thiết bị thu phát, thúc đẩy xây dựng khuôn viên số hóa trong các trường học, thực hiện truy cập mạng liên thông bằng nhiều phương thức. Trọng điểm là tăng cường xây dựng các cơ sở tin học hóa giáo dục nông thôn, thu hẹp khoảng cách số hóa giữa thành thị và nông thôn. Đẩy nhanh nâng cấp và hiện đại hóa mạng lưới liên thông về nghiên cứu khoa học và giáo dục. Chế định tiêu chuẩn cơ bản tin học hóa giáo dục, thúc đẩy liên kết, liên thông giữa các hệ thống tin học.

* Tăng cường khai phá và ứng dụng các nguồn lực giáo dục chất lượng cao

Tăng cường xây dựng hệ thống mạng về nguồn lực giảng dạy. Thu hút các nguồn lực giảng dạy số hóa chất lượng cao từ nước ngoài. Khai thác chương tình học tập học tập điện tử. Xây dựng thư viện số và phòng thí nghiệm giả định. Xây dựng cơ sở dịch vụ công cộng về nguồn lực giáo dục mở và linh hoạt, thúc đẩy phổ cập và chung hưởng các nguồn lực giáo dục chất lượng cao. Đổi mới mô thức giảng dạy qua mạng, triển khai giáo dục chính quy từ xa có trình độ và chất lượng cao.

Tiếp tục thúc đẩy giáo dục từ xã bậc trung và tiểu học ở nông thôn, để giáo viên và học sinh nông thôn có thể được hưởng các nguồn lực giáo dục chất lượng cao.

Đẩy mạnh ứng dụng kĩ thuật tin học. Nâng cao trình độ ứng dụng tin học của giáo viên, đổi mới quan niệm giảng dạy, cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả giảng dạy, khuyến khích học sinh tận dụng các phương pháp tinh học, chủ động học tập, tự chủ học tập, tăng cường năng lực vận dụng kĩ thuật tin học để phân tích và giải quyết vấn đề. Đẩy nhanh phổ cập và ứng dụng kĩ thuật tin học trong toàn dân.

* Hình thành hệ thống tin học quản lý giáo dục quốc gia

Chế định yêu cầu quản lý tin học cơ sở trong trường học, đẩy nhanh tiến trình tin học hóa quản lý trường học, thúc đẩy chuẩn hóa, quy phạm hóa quản lý trường học. Thúc đẩy tin học hóa quản lý giáo dục của nhà nước, tích lũy cơ sở dữ liệu, nắm vững tình hình tổng thể, tăng cường giám sát những biến động, nâng cao hiệu lực quản lý. Tập hợp các nguồn lực quản lý giáo dục các cấp, các loại hình. Xây dựng nền tảng dịch vụ công cộng quản lý giáo dục quốc gia, cung cấp căn cứ khoa học cho các quyết sách vĩ mô, cung cấp thông tin giáo dục công cộng cho quần chúng, không ngừng nâng cao trình độ hiện đại hóa quản lý giáo dục.

3.2.1.3.2. Đầu tư xây dựng hệ thống thư viện hiện đại

Hệ thống thư viện, giáo trình, tài liệu là một trong những tiêu chí để đánh giá trong kiểm định chất lượng trường đại học; là điều kiện quan trọng đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học. Do đó, quá trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam phải song hành với quá trình đổi mới các thư viện đại học nhằm thỏa mãn tốt nhất, thuận lợi nhất nhu cầu thông tin khoa học cho người dạy, người học.

Điều lệ Trường Đại học ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, tại điều 45 đã quy định: “Trường đại học phải có thư viện và các trung tâm thông tin tư liệu chuyên ngành phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ. Thư viện và các trung tâm thông tin tư liệu có trách nhiệm quản lý, bổ sung và cung cấp thông tin, tư liệu khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài thuộc các lĩnh vực hoạt động của Trường, thu thập và

bảo quản các sách, tạp chí, băng, đĩa, các tài liệu lưu trữ, các luận văn, luận án đã bảo vệ tại trường, các ấn phẩm của trường. Thư viện và các trung tâm thông tin tư liệu chuyên ngành hoạt động theo quy chế do Hiệu trưởng ban hành”. Vì vậy, việc tăng cường đầu tư và phát triển hệ thống thư viện của các trường đại học là vấn đề cần được quan tâm.

Những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động thông tin - thư viện của các trường đại học đã có nhiều đổi mới và chuyển biến mạnh mẽ phục vụ tốt hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học. Bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống thư viện của các trường đại học hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong chính sách đầu tư và phát triển như: xây dựng trụ sở, nâng cấp trang thiết bị, nguồn học liệu... Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ, phần đánh giá những bất cập yếu kém đã khẳng định: “Thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và các phương tiện dạy học chưa đảm bảo về số lượng, chủng loại và chất lượng so với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là ở các trường đại học”. Nghị quyết số 05-NQ/BCSĐ ngày 06/1/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2010-2012 cũng chỉ rõ: “Thư viện các trường còn nghèo, giáo trình tài liệu chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng”. Tại hội nghị thư viện các trường đại học, cao đẳng lần thứ nhất do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lich phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Thành phố Đà Nẵng (10/2008), đã nhận định: “Thư viện các trường đại học đang phải đối diện với nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, những khó khăn tập trung vào: Nguồn lực thông tin còn nghèo nàn, cần được tăng cường; công nghệ phát hiện tài nguyên thông tin hiện đại, qui trình và nghiệp vụ quản lý chưa được thống nhất và chuẩn hóa; Bên cạnh đó sự phối hợp liên kết, liên thông giữa các thư viện còn yếu nên chưa tạo ra được một sức mạnh tập trung”. Đây chính là những quan điểm chỉ đạo, cơ sở pháp lý và định hướng cần được các Bộ, ban, ngành, các cấp, các trường đại học nghiên cứu, triển khai thực hiện nghiêm túc để đưa ra các giải pháp khắc phục những tồn

tại, hạn chế nêu trên; đồng thời có chính sách phù hợp để phát triển hệ thống thư viện các trường đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới giáo dục nước nhà.

Đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học. Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Iterrnet. Lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước.

Hếtsức coi trọng vị trí thư viện trường đại học trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học; nâng cấp thư viện các trường đại học; xây dựng mới, tu bổ lại trụ sở thư viện, tạo cho các thư viện hiện đại về cơ sở vật chất và trang thiết bị; phong phú về tài liệu. Xây dựng một hệ thống thư viện đại học mạnh, phát triển theo hướng hiện đại, thư viện điện tử, thư viện số. Có khả năng đáp ứng các nhu cầu thông tin của người sử dụng một cách dễ dàng, nhanhchóng

Để đảm bảo nguồn thông tin, tài liệu phục vụ cho hoạt độngđào tạo và nghiên cứu khoa học, các trường đại họccần phải được đầu tư kinh phí thích đáng để nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó để có thêm kinh phí hoạt động, thư viện các trường đại học cần đẩy mạnh các hoạt động xã hội hoá nhằm thu hút nguồn tài trợ, đóng góp từ các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Trên thực tế hiện nay, việc có rất ít số lượng cán bộ, giáo viên đặc biệt là các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học đến sử dụng thư viện đều có chung một lý do chính đó là: nguồn tài liệu có giá trị nghiên cứu khoa học trong thư viện các trường đại học còn hạn chế, đặc biệt nguồn tài liệu ngoại văn, những phát minh khoa học ở các nước tiên tiến, các tài liệu chuyên ngành sâu về một lĩnh vực khoa học.... Mặt khác việc đầu tư nâng cấp trụ sở, cung cấp các trang thiết bị thư viện hiện nay vẫn còn thiếu đồng bộ, vì vậy các thư viện đại học chưa phát huy hết vai trò: “là giảng đường thứ 2 của trường đại học”.

Hiện tại, dù đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu tin cho người dạy và người học, nhưng việc phát triển nguồn lực thông tin, hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin trong hệ thống thư viện các trường đại học vẫn chưa đủ mạnh; số lượng và chất

lượng nguồn tin trao đổi thấp, do hoạt động còn manh mún, tuỳ tiện; việc phối hợp, liên kết vẫn mang nặng tính hình thức, kém hiệu quả, thiếu chính sách phát triển khoa học, nhất quán. Tăngcường năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện ở các trường; hình thành hệ thống thư viện điện tử kết nối các trường trên cùng địa bàn, cùng một vùng và trên phạm vi toàn quốc; Thiết lập mạng thông tin toàn cầu và mở rộng giao lưu quốc tế cho tất cả các trường đại học, cao đẳng trong nước; Quy hoạch, sắp xếp lại công tác xuất bản giáo trình, sách và tài liệu tham khảo. Trên tinh thần đó, phát triển và xây dựng thư viện các trường đại học vùng, đại học trọng điểm tại Thái Nguyên, Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, thành các thư viện trung tâm (hạt nhân) thực hiện liên kết trong vùng, khu vực, tiến tới liên kết trong toàn hệ thống. Thực hiện nội dung trên nhằm tăng cường tính đầu tư hiệu quả, đồng thời phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước trong công tác thư viện và quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Chiến lược Khoa giáo hưng quốc và những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)