Hoàn thiện chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy kết nối lý thuyết và

Một phần của tài liệu Chiến lược Khoa giáo hưng quốc và những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc (Trang 87 - 89)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1.1.Hoàn thiện chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy kết nối lý thuyết và

thuyết và thực hành

Rà soát lại chương trình đào tạo, tham khảo chương trình đào tạo của các quốc gia có nền giáo dục tốt, tham khảo ý kiến của các giảng viên có kinh nghiệm; từ đó điều chỉnh, bổ sung theo hướng tăng cường của các môn học cần thiết, bổ ích và tăng tỷ lệ các môn học thực hành, thực tập để rèn luyện kỹ năng cho sinh viên.

Khảo sát ý kiến của cựu sinh viên và nhà tuyển dụng để xây dựng và điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo. Đây là hai kênh thông tin khách quan và hữu ích, vì hơn ai hết, người làm việc và nhà tuyển dụng sẽ cho chúng ta biết những gì họ cần ở người lao động để hoàn thành tốt công việc được giao.

Đổi mới phương pháp giảng dạy một cách hiệu quả, thiết thực chứ không phải hô hào, phát động một cách chung chung, phải tạo điều kiện bằng cách có chế tài cụ thể. Tạo điều kiện bằng những chủ trương, quy định như; tăng tỷ lệ quy đổi giờ chuẩn khi chuyển từ giờ niên chế sang giờ tín chỉ một cách hợp lý; tổ chức những hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy ở cấp khoa để giảng viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm một cách có hiệu quả. Chế tài bằng cách khảo sát ý kiến sinh viên về hoạt động giảng dạy của sinh viên, công khai kết quả khảo sát, cho phép sinh viên được chọn giảng viên.

Trong chương trình của bậc đại học, song song với các lớp học chính thì sinh viên còn phải tham gia các lớp học phụ đạo.

Điều khác biệt cơ bản giữa hai loại hình lớp học này là: ở các lớp học chính, người đứng lớp là các giảng viên, còn ở lớp học phụ đạo, người đứng lớp là các học viên sau đại học (thạc sĩ, NCS) hoặc thỉnh thoảng là các giảng viên tập sự và có thể là các doanh nghiệp. Về nội dung bài giảng, ở các lớp học chính, sinh viên chủ yếu tiếp nhận kiến thức mang tính lý thuyết, còn ở các lớp học phụ đạo, sinh viên phải làm nhiều bài tập dựa vào lý thuyết đã được học và tham gia thảo luận nhóm. Các lớp học phụ đạo này là một phần quan trọng giúp cho các sinh viên vận dụng lý thuyết và thực hành một cách nhuần nhuyễn, nhiều khi các lớp học phụ đạp còn bổ ích hơn nhiều so với các lớp học chính.

Trước khi tham gia các lớp học này, sinh viên phải làm các bài tập trước ở nhà, chuẩn bị những câu hỏi, những vấn đề không hiểu ở các lớp học chính. Khi đến lớp, sinh viên được thoải mái thảo luận, đặt câu hỏi đối với người đứng lớp cũng như các thành viên trong lớp học.

Ở lớp học này, những nội dung kiến thức sinh viên chưa hiểu ở các lớp học chính đều được đưa ra thảo luận chung. Không phải lúc nào tất cả mọi khúc mắc, mọi bài tập đều tìm được giải pháp thỏa đáng, nhưng ít nhất, các sinh viên có cơ hội để trình bày quan điểm riêng của mình và học hỏi từ người khác, và từ đó hiểu sâu hơn về kiến thức từ các giờ học chính.

Như đã đề cập, người đứng lớp ở các lớp học này là các học viên sau đại học, và phần lớn họ đã có kinh nghiệm làm việc. Do vậy những kinh nghiệm thực tế này là vô cùng bổ ích và quý giá đối với các sinh viên đại học. Các sinh viên đều có chung một đúc kết là điều bổ ích nhất từ giáo dục đại học của Úc đó là họ được tạo cơ hội để kết nối giữa lý thuyết và thực hành. Người đứng lớp cũng có thể là đại diện các doanh nghiệp, họ sẽ cung cấp cho sinh viên những thông tin, kiến thức thiết thực phục vụ công việc, sinh viên ra trường sẽ tham gia ngay vào công việc mà không còn bỡ ngỡ, sẽ không còn tình trạng doanh nghiệp phải đào tạo lại.

Việc có thể đưa mô hình dạy phụ đạo vào chương trình chính thức bên cạnh các giờ học chính khóa, và sử dụng một số học viên giỏi sau đại học để đứng lớp. Việc tham gia các lớp học phụ đạo có thể là một giải pháp hữu hiệu nhằm trang bị

thêm cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết khi ra làm viêc. Qua những lớp học này, các sinh viên ngoài việc được bổ sung kiến thức, họ còn có thể học được những kiến thức thực tiễn bổ ích mà không một giáo trình nào có được như: sinh viên mới ra trường thường thiếu những kỹ năng gì; hoặc các nhà quản lý cần những gì từ sinh viên mới ra trường.

Hầu hết các trường đại học ở Việt Nam đều có chương trình đào tạo sau đại học cho trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Các trường đại học có thể chọn một số học viên giỏi để dạy các lớp phụ đạo. Với những kiến thức đã học qua, họ có thể giúp đỡ một cách hiệu quả trong việc giải đáp những khúc mắc qua những giờ học chính. Quan trọng hơn nữa, phần lớn các học viên sau đại học đã có kinh nghiệm làm việc và họ có thể truyền đạt những kinh nghiệm này tới các sinh viên đại học.

Thực tế cho thấy đã có rất nhiều đánh giá rằng sinh viên chúng ta mặc dù học rất giỏi trong nhà trường nhưng lại rất lúng túng khi ra làm việc. Nguyên nhân chủ yếu có lẽ là trong quá trình đào tạo trong nhà trường, sinh viên ít được cập nhật những kiến thức thực tiễn.

Một phần của tài liệu Chiến lược Khoa giáo hưng quốc và những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học Trung Quốc (Trang 87 - 89)