ĐI VÀO KHÁM PHÁ ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CON NGƢỜI TRONG MỌI MẶT CỦA CUỘC SỐNG, THỂ HIỆN CHẤT NHÂN VĂN

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 60 - 66)

TRONG MỌI MẶT CỦA CUỘC SỐNG, THỂ HIỆN CHẤT NHÂN VĂN TINH TẾ VÀ CAO CẢ

Cũng giống những nhà văn cùng phong cách khác, Thanh Tịnh quan tâm nhiều tới việc phơi bày đời sống nội tâm tinh tế, phong phú của nhân vật. Những biến cố, sự kiện bề ngoài của cuộc sống chỉ là cái cớ cho sự bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật. Ông viết về những việc thông thƣờng, nhỏ nhặt, cỏn con trong tập tục, sinh hoạt của chốn hƣơng thôn miền Trung với chất liệu dung dị, tƣởng nhƣ không có gì đáng nói, đó không phải là những tình huống cô đặc, chói sáng để tạo nên những bùng nổ giàu kịch tính mà đơn giản chỉ là những lát cắt, những khoảnh khắc của cảm xúc và tâm trạng. Đằng sau những hiện tƣợng tƣởng nhƣ bình thƣờng, nhỏ bé bao giờ cũng nhƣ ẩn chứa cả một thế giới bao la, âm ỉ những cảm xúc, những khát vọng, những nỗi vui buồn, những suy tƣ, chiêm nghiệm.

Điểm làm nên sự riêng biệt trong truyện ngắn của Thanh Tịnh so với các nhà văn trữ tình nói riêng và các nhà văn thuộc phong cách khác nói chung, đó là ông chú ý đến việc miêu tả đời sống nội tâm của người dân

thôn quê. Thông thƣờng ngƣời ta cho rằng ở những con ngƣời có đời sống

hiện thực đơn giản, chất phác nhƣ những ngƣời dân quê thì đời sống tâm hồn của họ cũng đơn giản, mộc mạc. Họ sẽ khó mà có đƣợc một cuộc sống

nội tâm phức tạp, tinh tế, nhiều ngóc ngách, lắm bí hiểm nhƣ của những ngƣời dân thành thị đƣợc tiếp xúc nhiều với xã hội văn minh, càng không thể bằng đƣợc những ngƣời có học, hay các nhà trí thức lắm kiến thức sách vở. Họ chỉ cần lo sao cho cuộc sống đủ cơm ăn áo mặc chứ ít khi quan tâm đến đời sống tinh thần của mình, với họ dƣờng nhƣ không có cả cái khái niệm về đời sống tinh thần đó. Cái phức tạp trong tâm hồn con ngƣời đƣợc Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Châu, Khái Hƣng, Nhất Linh… miêu tả thƣờng là ở những nhân vật trí thức, những con ngƣời của đời sống thành thị, những học trò, nhà văn,… - tức là những con ngƣời ít nhiều có học thức. Với Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, ngƣời nông dân chỉ đơn giản là những anh Pha, chị Dậu - những ngƣời nông dân nghèo khổ bị áp bức bóc lột bởi các thế lực cầm quyền trong một xã hội đen tối. Hiếm có đƣợc những hình ảnh ngƣời nông dân đƣợc nhà văn quan tâm tới đời sống tâm hồn nhƣ Chí Phèo, Tƣ Cách Mõ, Lang Rận,… trong thế giới của Nam Cao. Nhƣng nhà văn Nam Cao cũng chủ yếu quan tâm tới việc phân tích, lý giải sự tác động của xã hội, của môi trƣờng bên ngoài góp phần tạo nên, hoặc biến đổi nhân cách, phẩm giá của một con ngƣời, thậm chí có thể quyết định sự sống chết của con ngƣời đó nhiều hơn là đi vào phân tích đời sống nội tâm của họ. Về bản chất, nhân vật nông dân của Nam Cao là những ngƣời hiền lành, lƣơng thiện, nhƣng hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh cuộc sống, các thiết chế của xã hội, áp lực của cuộc sống đã biến họ thành những con ngƣời có nhân cách khác. Và Nam Cao chọn những sự kiện, những điểm nút trong diễn biến truyện làm cao trào để diễn tả, lý giải sự thay đổi đó. Ở Chí Phèo, đó là sự biến đổi sau cuộc rƣợu buổi chiều của anh ta với kẻ tri kỉ cuồng - Tự Lãng, sau cuộc gặp buổi đêm với kẻ tri âm của đời anh ta - Thị Nở, và sáng hôm sau Chí tỉnh, tỉnh khỏi cơn say mênh

mông suốt đời, tỉnh khỏi kiếp sống sinh vật, kiếp sống không phải của con ngƣời. Ngƣời nông dân của Thanh Tịnh thì khác. Dù họ không có học, dù cuộc sống hiện thực của họ rất đơn giản, dù những hiểu biết về xã hội của họ cũng ít ỏi nhƣ bao ngƣời nông dân Việt Nam khác nhƣng họ vẫn có một đời sống nội tâm phong phú và tinh tế. Những cô Duyên (Bên con đường sắt) vẫn tinh tế đến thế này khi biết ngƣời dân làng coi thƣờng mình: “Vì cô chán biết không ai muốn tin tấm lòng nhi nữ lại có thể ẩn đƣợc thanh bạch trong tấm lều tranh mục nát. Nhƣng lúc cô vừa đặt mình xuống giƣờng thì tự nhiên hai mắt cô lại chan hoà nƣớc mắt.”; cô Thảo (Quê mẹ) biết nhắc chồng một cách bóng gió, xa xôi, tế nhị: “Cô tự nghĩ nhắc chồng ngày giỗ ở nhà mình là một việc chƣớng lắm. Thật tự nhiên để cho chồng nhớ thì lại hơn”; cô Hoa (Con so về nhà mẹ) khi biết chiều lòng chồng: “Và thấy chồng nói chuyện may rủi với giọng say sƣa, cô cũng không muốn đến gieo sự buồn nản”…

Một đêm xuân kể về tâm trạng ngƣời tu hành trong những khoảnh khắc giao thời giữa năm mới với năm cũ ở một cái am nhỏ trên núi cao: “Giữa một trái núi bốn mùa mây phủ, một mái am tranh nƣơng nhẹ mình trên một toà đá cheo leo. Chung quanh là đất thẳm trời xa mờ mịt vây tròn trong cảnh mông mênh của gió lộng”. Cảnh “thuyền ngƣ phủ đã trở lái về quê hƣơng” và cảnh “rừng mai sau triền núi Thệ hôm nay cũng trổ hoa trắng cả trời” đã gợi dậy trong tâm hồn trầm lặng của nhà sƣ già bao nỗi buồn nhớ tƣởng chừng đã ngủ yên sau những năm tháng tu hành “Dứt đƣợc một cuộc đời nhọc nhằn, đen tối, không ngờ lòng sƣ phụ còn giây quyến luyến với quê hƣơng”. Con ngƣời đã rời xa cuộc sống trần tục, nƣơng náu nơi cửa Phật lâu nay, bao đêm gõ mõ tụng kinh trong am nhỏ

trên triền núi vắng ngƣời, tâm hồn tĩnh tại trƣớc thời cuộc, chỉ biết làm bạn với quyển kinh, tràng hạt, với cỏ cây, mây núi, chim chóc, mà giờ đây “lòng sƣ cụ tự nhiên thấm đƣợm một nỗi buồn man mác. Bao nhiêu kỷ niệm xa xăm về Tết đều sống lại vơi đầy trong lòng sƣ cụ. Sƣ cụ muốn quên, cố quên thì những ý nghĩ ấy lại nảy nở dồi dào và rõ ràng hơn nữa. Sƣ cụ buồn. Một thứ buồn lạ lùng trên gƣơng mặt chỉ biết bình tĩnh và trầm ngâm”. Cái triết lý sắc sắc không không nhà Phật dƣờng nhƣ cũng lui bƣớc trƣớc khoảnh khắc này, khi mà trái tim ngƣời tu hành cũng giống “Muôn ngôi sao đang run rẩy trên tầng không”, khi mà lòng ngƣời với cảnh vật nhƣ hoà quyện vào một, “Trƣớc mái am tranh cây sơn trà ngập ngừng thả rơi từng chiếc lá một”. Vậy là quê hƣơng, gia đình, “những vụn đời xa cách” đã trở về trong tâm trí nhà sƣ trong thời điểm giao thời, khi đất trời đang chuyển mình đón một cuộc sống mới. Tâm hồn con ngƣời quả nhiên không dễ hiểu. Trong một giây phút, một khoảnh khắc, hiện tại quen thuộc lại dƣờng nhƣ trở nên xa lạ, nhƣờng chỗ cho những hồi ức xa xăm, nỗi khát khao mong chờ những khuôn mặt thân quen trong quá vãng. Ngƣời tu hành tƣởng nhƣ đã quen làm bạn với nỗi cô đơn, đã tự lựa chọn cuộc sống cô đơn cho bản thân mình bỗng nhiên thấy mình cô đơn hơn bao giờ hết “ Xa xa trên đồi liễu có vài ngọn lửa hồng đang tƣng bừng bùng cháy. Nhƣng vài ngọn lửa ngàn không sƣởi nổi cả một trời sƣơng”.

Tình trong câu hát “là lối giới thiệu ngầm của hai tâm hồn xa lạ, hay mẩu chuyện đời góp nhặt kể cho nhau nghe” để tìm “tình đời giữa dòng sông”. Truyện chỉ là khoảnh khắc ngắn ngủi của một lần gặp gỡ trên sông giữa Đạt - một ngƣời goá vợ - với một con thuyền lạ. Đi với nhau một quãng sông, thổ lộ cảnh ngộ, tâm tình bằng những câu hát, đến ngã ba sông đôi thuyền đôi ngả “lẳng lặng cách ra xa dần nhƣ rẽ quạt”. Giữa cái

khung cảnh đã cũ của cuộc đời sông nƣớc, đã “làm chứng cho việc tình xƣa”, bất chợt tâm hồn Đạt bỗng bàng hoàng, thao thức trƣớc giọng hò Vĩnh Trị mà chàng đã nghe quen - giọng hò của ngƣời cùng làng với vợ chàng xƣa. Đạt đã cất tiếng hò, không phải vì thói quen thƣờng ngày mà vì lòng chàng thấy rung động. Những câu hò trao đổi qua lại đã không còn vẻ bình thƣờng vô tƣ, và ngƣời hò không còn hồn nhiên diễn tả “nỗi cô đơn của lòng họ” nữa. Khi mới bắt gặp chiếc thuyền ai đang “rẽ nƣớc giống hệt với thuyền Liên”, lòng Đạt đã “bồi hồi một cách lạ”, Đạt “kéo thêm một buồm nữa để đuổi theo và chính Đạt cũng không biết để làm gì” - một hành động dƣờng nhƣ vô thức. Đến trƣớc ngã ba sông, khi con thuyền kia quay mũi phía Kim Long, Đạt đã lƣỡng lự một chút, nhƣng rồi lại “đƣa tay đẩy mạnh đòn bánh lái cho thuyền xuôi về Đại Lƣợc”. Hành động này vừa nhƣ vô thức, vừa nhƣ có ý thức. Duyên mà câu hò trên sông đƣa lại cũng đến lúc phải chia biệt. Cảnh giã biệt nơi ngã ba sông đã không chỉ là cảnh từ biệt của những con thuyền xa lạ nữa mà nó là “Đến đây là chỗ rẽ của lòng / Gặp nhau còn biết trên sông bến nào”, câu hò quen thuộc đã khiến cho Đạt “tự nhiên thấy nghẹn ngào trƣớc cảnh biệt ly. Nhớ đến Liên, nhớ đến ngƣời bạn mới trong đêm, Đạt gục đầu ôm mặt khóc rƣng rức”.

Đọc xong Bến Nứa, gấp trang sách lại, ngƣời ta nhƣ vẫn nghe văng vẳng bên tai câu gọi đò của Phƣơng “Ai về Viễn Trình thì xuống mà về”. Câu gọi đò tƣởng chừng bâng quơ mà dồn nén, chứa đựng biết bao đợi chờ khắc khoải, bao hy vọng mỏng manh và đau đớn không cùng trong lòng ngƣời thiếu phụ. Cuộc gặp gỡ tình cờ với ngƣời khách trẻ đi đò một đêm mƣa cuối thu đã khiến lòng Phƣơng không còn hoang vắng nhƣ xƣa, từ khi ngƣời chồng phận yểu đã không may bỏ cô lại một mình với đứa con thơ. Cảnh trời đất vắng vẻ, mƣa gió hôm đó khiến lòng cô lái đò tự nhiên “lạnh lẽo và buồn man mác”. Ngƣời khách đi đò bạo dạn, trẻ trung nhƣ đến từ

một thế giới khác đã mang chút lửa sƣởi ấm cho Phƣơng, “Phƣơng cũng không hiểu tại sao, tối hôm nay lòng Phƣơng lại rạo rực tê mê nhƣ đống tro tàn men hơi lửa”. Những câu nói vô tình của đứa trẻ thơ đã khiến hai ngƣời xích lại gần nhau hơn, khiến tình đời, tình ngƣời hoà quyện vào với nhau, “Dƣới ánh trăng, gƣơng mặt của Phƣơng trông hồng hồng tƣơi xinh nhƣ bằng sáp. Lòng Thảo hồi hộp sẽ nhƣ cánh bƣớm”. Tình chợt đến, chợt đi. Tất cả cũng chỉ gói gọn trong một chuyến đò mà thôi. Lòng ngƣời thiếu phụ trở lại buồn vắng nhƣ trƣớc. Nhƣng dƣờng nhƣ cũng đã có sự thay đổi trong cái buồn vắng của ngƣời thiếu phụ. Thời gian trôi qua, đứa con thơ giờ đã khôn lớn, nhƣng đêm nào chèo thuyền qua bến Nứa, Phƣơng cũng lại cất tiếng gọi: “Ai về Viễn Trình thì xuống mà về”, dù đáp lại lời cô “chỉ có tiếng chuông chùa Đồng Tâm ngân dài trên mặt nƣớc”. Không gian vẫn nhƣ xƣa : khúc sông dài từ “chợ lá làng Thiên” đến làng Viễn Trình - một lịch trình bất biến của con thuyền chở khách, tiếng chuông chùa Đồng Tâm, câu gọi mời khách đi đò…, nhƣng đồng thời cũng có cảm giác dƣờng nhƣ tất cả đã không còn nhƣ xƣa nữa, bởi thời gian đã thay đổi, và lòng ngƣời cũng đã thay đổi. Sự thay đổi đó diễn ra rất âm thầm, lặng lẽ, day dứt. Cái ƣớc mơ, mong ngóng, hy vọng trong câu gọi mời khách của ngƣời thiếu phụ ngày một ít dần đi, nhƣờng chỗ cho nỗi khắc khoải vô vọng, đau đớn ngày một lớn dần lên.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Thanh Tịnh trong dòng truyện ngắn trữ tình Việt Nam 1930-1945 (Trang 60 - 66)